Câu hỏi tự luận địa lí 10 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 10 (P4)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 10. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP CHƯƠNG 10. ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ

(PHẦN 4)

Câu 1: Nêu vai trò và đặc điểm của ngành giao thông vận tải?

Trả lời:

Vai trò của giao thông vận tải:

Giao thông vận tải là ngành dịch vụ quan trọng, là khâu không thể thiếu trong sản xuất, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục.

Giúp nhu cầu đi lại của toàn xã hội được diễn ra thuận tiện và thông suốt. Tạo các mối liên kết kinh tế – xã hội giữa các địa phương trong quốc gia, đồng thời

tăng cường các mối giao lưu, hợp tác quốc tế. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, làm thay đổi phân bố sản xuất và dân cư trên thế giới.

Góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mỗi vùng, mỗi quốc gia.

Câu 2: Trình bày đặc điểm của ngành giao thông vận tải

Trả lời:

Đặc điểm của ngành giao thông vận tải:

Sản phẩm của ngành giao thông vận tải chính là sự chuyên chở người và hàng hóa. Thông qua quá trình dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác mà hàng hoá tăng thêm giá trị. Các tiêu chí đánh giá dịch vụ vận tải gồm: khối lượng vận chuyển (tính bằng số khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển), khối lượng luân chuyển (tính bằng người.km hoặc tấn.km) và cự li vận chuyển trung bình (tính bằng km); sự tiện nghi, an toàn cho hành khách và hàng hoá; ảnh hưởng đến môi trường,...

Giao thông vận tải là khâu quan trọng trong dịch vụ logistics.

Có sự phân bố đặc thù theo mạng lưới với các tuyến và đầu mối giao thông.

Câu 3: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải?

Trả lời:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của bưu chính viễn thông: vị trí địa lí, nhân tố tự nhiên (địa hình, khí hậu); nhân tố kinh tế - xã hội.

Câu 4: Phân tích sự ảnh hưởng của vị trí địa lí tới sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải?

Trả lời:

Đây là nhân tố quy định sự có mặt của loại hình giao thông vận tải.

Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. Tại các đầu mối giao thông quan trọng thì mạng lưới giao thông tương đối dày đặc, với các loại hình đa dạng, khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển dịch vụ vận tải lớn.

Câu 5: Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên tới sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải?

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phân bổ và hoạt động của các loại hình giao thông vận tải, trong đó nổi bật nhất là địa hình, khí hậu:

– Địa hình quy định sự có mặt và vai trò của loại hình giao thông vận tải. Ngoài ra, địa hình còn ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông.

- Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải. Các điều kiện thời tiết như mưa, bão, sương mù, băng tuyết,... sẽ cản trở hoạt động của một số phương tiện giao thông vận tải. - Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải. Các điều kiện thời tiết như mưa, bão, sương mù, băng tuyết,... sẽ cản trở hoạt động của một số phương tiện giao thông vận tải.

 

Câu 6: Chứng minh sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng?

Trả lời:

Sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng do:

- Phân công lao động theo lãnh thổ: Mỗi lãnh thổ dựa vào thế mạnh của mình để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, trao đổi với các lãnh thổ khác; mặt khác, lại tiêu thụ các sản phẩm của các lãnh thổ khác mà mình cần. Mỗi lãnh thổ tham gia vào phân công lao động với cả hai khía cạnh: Cung cấp các sản phẩm hàng hoá, tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá. - Phân công lao động theo lãnh thổ: Mỗi lãnh thổ dựa vào thế mạnh của mình để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, trao đổi với các lãnh thổ khác; mặt khác, lại tiêu thụ các sản phẩm của các lãnh thổ khác mà mình cần. Mỗi lãnh thổ tham gia vào phân công lao động với cả hai khía cạnh: Cung cấp các sản phẩm hàng hoá, tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá.

- Xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia. Việc cung cấp và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá giữa các lãnh thổ được tiến hành thông qua xuất nhập khẩu. - Xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia. Việc cung cấp và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá giữa các lãnh thổ được tiến hành thông qua xuất nhập khẩu.

- Xuất nhập khẩu đòi hỏi tăng cường sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. - Xuất nhập khẩu đòi hỏi tăng cường sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

- Xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn. - Xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn.

Câu 7: Phân tích tác động của hoạt động nhập khẩu tới sự phát triển kinh tế?

Trả lời:

- Tác động của hoạt động nhập khẩu đến sự phát triển kinh tế: - Tác động của hoạt động nhập khẩu đến sự phát triển kinh tế:

+ Nhập khẩu thiết bị, máy móc góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật của các ngành kinh tế. + Nhập khẩu thiết bị, máy móc góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật của các ngành kinh tế.

+ Nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu cho phép mở rộng sản xuất, bù đắp các nhu cầu trong nước mà chưa đáp ứng được, tạo điều kiện nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. + Nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu cho phép mở rộng sản xuất, bù đắp các nhu cầu trong nước mà chưa đáp ứng được, tạo điều kiện nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

+ Việc nhập khẩu hàng hóa còn có thể tạo ra môi trường cạnh tranh cần thiết giữa hàng nội địa và hàng nhập, thúc đẩy các cơ sở sản xuất trong nước nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm... + Việc nhập khẩu hàng hóa còn có thể tạo ra môi trường cạnh tranh cần thiết giữa hàng nội địa và hàng nhập, thúc đẩy các cơ sở sản xuất trong nước nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm...

Câu 8: Chứng minh rằng giá cả thị trường luôn biến động?

Trả lời:

- Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa người bán (bên bán) và người mua (bên mua). - Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa người bán (bên bán) và người mua (bên mua).

- Giá cả trên thị trường luôn biến động vì phụ thuộc vào quan hệ cung và cầu. - Giá cả trên thị trường luôn biến động vì phụ thuộc vào quan hệ cung và cầu.

+ Nếu cung lớn hơn cầu, thì hàng hóa ế thừa, giá cả trên thị trường có xu hướng giảm. + Nếu cung lớn hơn cầu, thì hàng hóa ế thừa, giá cả trên thị trường có xu hướng giảm.

+ Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng. + Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng.

Câu 9: Nhập siêu là xu thế chủ yếu trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Nhập siêu là xu thế chủ yếu trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển do:

- Kinh tế phát triển chưa cao; hàng xuất khẩu chủ yếu từ nông - lâm - thủy sản, khoáng sản, hàng công nghiệp gia công, có giá trị thấp. - Kinh tế phát triển chưa cao; hàng xuất khẩu chủ yếu từ nông - lâm - thủy sản, khoáng sản, hàng công nghiệp gia công, có giá trị thấp.

- Công nghiệp hóa đòi hỏi nhập trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu để phát triển công nghiệp..., đây là những hàng có giá trị cao. - Công nghiệp hóa đòi hỏi nhập trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu để phát triển công nghiệp..., đây là những hàng có giá trị cao.

Câu 10: Chứng minh hoạt động thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ?

Trả lời:

Hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng phát triển mạnh do:

- Kinh tế thế giới phát triển mạnh, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và có nhu cầu cao về máy móc, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng... - Kinh tế thế giới phát triển mạnh, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và có nhu cầu cao về máy móc, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng...

- Thị trường thế giới rộng mở cùng với toàn cầu hoá, thị trường trong các nước ngày càng phát triển. - Thị trường thế giới rộng mở cùng với toàn cầu hoá, thị trường trong các nước ngày càng phát triển.

- Điều kiện thương mại ngày càng hiện đại, tiện lợi: Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ khác... - Điều kiện thương mại ngày càng hiện đại, tiện lợi: Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ khác...

Câu 11: Ngành viễn thông có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

Vai trò to lớn của ngành viễn thông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:

- Tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế phát triển, tác động đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế; góp phần quan trọng làm thay đổi các nhân tố phân bố sản xuất, làm tăng trưởng mạnh mẽ quá trình phi tập trung hóa trong hoạt động của các cơ sở kinh tế. - Tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế phát triển, tác động đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế; góp phần quan trọng làm thay đổi các nhân tố phân bố sản xuất, làm tăng trưởng mạnh mẽ quá trình phi tập trung hóa trong hoạt động của các cơ sở kinh tế.

- Góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh - tế; tăng cường khả năng phối hợp hành động của con người ở những nơi rất xa trên Trái Đất. - Góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh - tế; tăng cường khả năng phối hợp hành động của con người ở những nơi rất xa trên Trái Đất.

- Tác động tích cực đến phát triển xã hội, có tác động sâu sắc đến việc tổ chức đời sống xã hội, đến việc tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế - xã hội; nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, đảm bảo an ninh quốc gia. - Tác động tích cực đến phát triển xã hội, có tác động sâu sắc đến việc tổ chức đời sống xã hội, đến việc tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế - xã hội; nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, đảm bảo an ninh quốc gia.

Câu 12: Phân tích sự phát triển của bưu chính?

Trả lời:

Đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Mạng bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp. Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời như chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, điện hoa, tiết kiệm qua bưu điện. Trong tương lai, nhiều dịch vụ mới sẽ ra đời như bán hàng qua bưu chính , khai thác dữ liệu qua bưu chính.

Câu 13: Ngành bưu chính có sự phát triển như thế nào?

Trả lời:

Đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Mạng bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp. Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời như chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, điện hoa, tiết kiệm qua bưu điện. Trong tương lai, nhiều dịch vụ mới sẽ ra đời như bán hàng qua bưu chính, khai thác dữ liệu qua bưu chính.

Câu 14: Ngành viễn thông có sự phát triển như thế nào?

Trả lời:

- Mật độ điện thoại – một chỉ tiêu tiêu đặc trưng cho sự phát triển viễn thông tăng lên rất nhanh, tốc độ lớn hơn mức tăng trưởng kinh tế nói chung. - Mật độ điện thoại – một chỉ tiêu tiêu đặc trưng cho sự phát triển viễn thông tăng lên rất nhanh, tốc độ lớn hơn mức tăng trưởng kinh tế nói chung.

- Việt Nam hiện là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ hai trên thế giới. Năm 2002 trung bình có 7,1 điện thoại cố định trên 100 dân. - Việt Nam hiện là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ hai trên thế giới. Năm 2002 trung bình có 7,1 điện thoại cố định trên 100 dân.

Toàn mạng lưới điện thoại đã được tự động hoá, tới tất cả các huyện và tới hơn 90% số xã trong cả nước. Đến giữa năm 2002 cả nước có hơn 5 triệu thuê bao điện thoại cố định, gần 1 triệu thuê bao điện thoại di động.

- Năng lực mạng viễn thông quốc tế và liên tỉnh được nâng lên vượt bậc. Các dịch vụ nhắn tin, điện thoại di động, điện thoại dùng thẻ, thư điện tử, truyền số liệu… không chỉ dừng ở các thành phố lớn như trước mà đã và đang phát triển đến hầu hết các tỉnh. - Năng lực mạng viễn thông quốc tế và liên tỉnh được nâng lên vượt bậc. Các dịch vụ nhắn tin, điện thoại di động, điện thoại dùng thẻ, thư điện tử, truyền số liệu… không chỉ dừng ở các thành phố lớn như trước mà đã và đang phát triển đến hầu hết các tỉnh.

- Hơn 10 năm qua ngành viễn thông đã thành công trong việc đi thẳng vào hiện đại. Việt Nam có 6 trạm thông tin vệ tinh, 3 tuyến cáp quang biển quốc tế nối trực tiếp Việt Nam với hơn 30 nước, qua châu Á, Trung Cận Đông, đến Tây Âu. Tuyến cáp quang Bắc – Nam nối tất cả các tỉnh thành. - Hơn 10 năm qua ngành viễn thông đã thành công trong việc đi thẳng vào hiện đại. Việt Nam có 6 trạm thông tin vệ tinh, 3 tuyến cáp quang biển quốc tế nối trực tiếp Việt Nam với hơn 30 nước, qua châu Á, Trung Cận Đông, đến Tây Âu. Tuyến cáp quang Bắc – Nam nối tất cả các tỉnh thành.

- Nước ta hòa mạng Internet vào cuối năm 1997. Mạng Internet quốc gia là kết cấu hạ tầng tối quan trọng để phát triển và hội nhập. Trên cơ sở phát triển Internet và hàng loạt các dịch vụ khác đã được phát triển như phát hành báo điện tử, các trang WEB của của các cơ quan, các tổ chức kinh tế, các trường học… Đang hình thành mạng giáo dục và có thể tiến hành dạy học trên mạng, giao dịch buôn bán trên mạng. - Nước ta hòa mạng Internet vào cuối năm 1997. Mạng Internet quốc gia là kết cấu hạ tầng tối quan trọng để phát triển và hội nhập. Trên cơ sở phát triển Internet và hàng loạt các dịch vụ khác đã được phát triển như phát hành báo điện tử, các trang WEB của của các cơ quan, các tổ chức kinh tế, các trường học… Đang hình thành mạng giáo dục và có thể tiến hành dạy học trên mạng, giao dịch buôn bán trên mạng.

 

Câu 15: Chứng minh sự phát triển của dịch vụ bưu chính viễn thông trên thế giới?

Trả lời:

Ngành viễn thông trên thế giới phát triển mạnh mẽ:

+ Mật độ điện thoại tăng nhanh, đứng thứ hai thế giới, tốc độ tăng lớn hơn mức tăng trưởng kinh tế nói chung. + Mật độ điện thoại tăng nhanh, đứng thứ hai thế giới, tốc độ tăng lớn hơn mức tăng trưởng kinh tế nói chung.

 + Toàn mạng lưới điện thoại được tự động hóa, tới hơn 90% số xã trong cả nước. + Toàn mạng lưới điện thoại được tự động hóa, tới hơn 90% số xã trong cả nước.

 + Được nâng cấp các tính năng vượt trội: dịch vụ nhắn tin, gọi điện, gọi video, thư điện tử, giáo dục và giao dịch buôn bán trên mạng,… + Được nâng cấp các tính năng vượt trội: dịch vụ nhắn tin, gọi điện, gọi video, thư điện tử, giáo dục và giao dịch buôn bán trên mạng,…

 + Phát triển các trạm thông tin vệ tinh, cáp quang quốc tế và trong nước,… + Phát triển các trạm thông tin vệ tinh, cáp quang quốc tế và trong nước,…

Câu 16: Nêu vai trò của ngành du lịch?

Trả lời:

Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hoá – xã hội:

- Tạo nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. - Tạo nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. - Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

- Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc. - Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.

- Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ của người dân. - Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ của người dân.

Ngoài ra, sự phát triển ngành du lịch một cách hợp lí còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá địa phương, cũng như bảo vệ môi trường tự nhiên.

 

Câu 17: Ngành du lịch có những đặc điểm nào?

Trả lời:

Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch thưởng được tiến hành đồng thời.

Khách du lịch đến những nơi có tài nguyên du lịch để tham quan, trải nghiệm.

Tại một số địa điểm, việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ có tính thời vụ.

Các thành tựu khoa học - công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động du lịch đã góp phần thay đổi hình thức cung cấp dịch vụ và chất lượng các dịch vụ du lịch.

Câu 18: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của du lịch?

Trả lời:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của du lịch: vị trí địa lí; tài nguyên du lịch và văn hóa; cơ sở vật chất – kĩ thuật ngành du lịch và cơ sở hạ tầng; nguồn nhân lực du lịch; đặc điểm thị trường khách du lịch; nhân tố khác (ngành kinh tế bổ trợ, chính sách phát triển du lịch, an ninh, chính trị, dịch bệnh,..)

Câu 19: Nêu vai trò của ngành tài chính ngân hàng?

Trả lời:

Ngành tài chính – ngân hàng gồm các dịch vụ giao dịch tài chính, luân chuyển tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính của ngân hàng trong phạm vi nội địa và quốc tế. Ngành tài chính – ngân hàng có các vai trò chủ yếu sau:

- Cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng (nhận tiền gửi, cấp tín dụng, thanh toán qua tài khoản,...) nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong sản xuất và đời sống. - Cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng (nhận tiền gửi, cấp tín dụng, thanh toán qua tài khoản,...) nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong sản xuất và đời sống.

- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. - Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

- Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước. - Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước.

- Giúp cho các hoạt động đầu tư và sản xuất trong nền kinh tế diễn ra liên tục. - Giúp cho các hoạt động đầu tư và sản xuất trong nền kinh tế diễn ra liên tục.

Câu 20: Ngành tài chính – ngân hàng có những đặc điểm nào?

Trả lời:

- Là ngành kinh tế năng động song dễ bị tác động của sự suy thoái kinh tế, các cuộc khủng hoảng năng lượng, thảm họa toàn cầu,.. Các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trên thế giới thường bắt đầu từ sự khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. - Là ngành kinh tế năng động song dễ bị tác động của sự suy thoái kinh tế, các cuộc khủng hoảng năng lượng, thảm họa toàn cầu,.. Các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trên thế giới thường bắt đầu từ sự khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

- Niềm tin của công chúng có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tài chính, ngân hàng. - Niềm tin của công chúng có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tài chính, ngân hàng.

- Các thành tựu khoa học - công nghệ ngày càng ứng dụng mạnh mẽ trong trí tuệ nhân tạo ( nghiệp vụ tài chính, ngân hàng, như trí tuệ nhân tạo (AI), tư vấn tự động (Chatbot), công nghệ chuỗi khối (Blockchain),.. - Các thành tựu khoa học - công nghệ ngày càng ứng dụng mạnh mẽ trong trí tuệ nhân tạo ( nghiệp vụ tài chính, ngân hàng, như trí tuệ nhân tạo (AI), tư vấn tự động (Chatbot), công nghệ chuỗi khối (Blockchain),..

- Sự phân bố các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng thường gắn với các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của các quốc gia và vùng lãnh thổ. - Sự phân bố các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng thường gắn với các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của các quốc gia và vùng lãnh thổ.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay