Câu hỏi tự luận địa lí 10 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 10 (P5)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 10. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP CHƯƠNG 10. ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ

(PHẦN 5)

Câu 1: Nêu vai trò của ngành bưu chính viễn thông?

Trả lời:

Vai trò của bưu chính viễn thông

Hoạt động bưu chính đảm nhận vai trò chuyền thư tín, bưu phẩm, điện báo,... Hoạt động viễn thông đảm nhận vai trò truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.

Ngành bưu chính viễn thông cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.

Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thân cho người dân. Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Câu 2: Trình bày đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông?

Trả lời:

Đặc điểm của bưu chính viễn thông

- Ngành bưu chính viễn thông gồm hai ngành là bưu chính và viễn thông. - Ngành bưu chính viễn thông gồm hai ngành là bưu chính và viễn thông.

- Ngành bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,... từ nơi gửi đến nơi nhận. - Ngành bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,... từ nơi gửi đến nơi nhận.

- Ngành viễn thông sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận. - Ngành viễn thông sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.

- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính bao gồm: số lượng thư tin, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận... Tiêu chí đánh giá dịch vụ viễn thông bao gồm: thời gian, chất lượng cuộc gọi; dung lượng và chất lượng truyền thông tin - Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính bao gồm: số lượng thư tin, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận... Tiêu chí đánh giá dịch vụ viễn thông bao gồm: thời gian, chất lượng cuộc gọi; dung lượng và chất lượng truyền thông tin

- Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học – công nghệ. - Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học – công nghệ.

 

Câu 3: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông?

Trả lời:

Sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông. – Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới - Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông. – Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới

mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông. - Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.

- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,.. cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông. - Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,.. cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.

 

Câu 4: Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành bưu chính?

Trả lời:

Ngành bưu chính trên thế giới ngày càng phát triển với nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới xuất hiện (chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, bán hàng qua bưu chính, khai thác dữ liệu qua bưu chính,...). Mạng lưới bưu cục và các dịch vụ bưu chính phát triển rộng khắp trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới.

Câu 5: Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành viễn thông?

Trả lời:

Ngành viễn thông hiện nay đang phát triển nhanh chóng dưới tác động của khoa học – công nghệ, trong đó nổi bật nhất là điện thoại và internet.

- Điện thoại: là phương tiện được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài điện thoại cố định thì điện thoại di động không dây có tích hợp nhiều chức năng (nghe, gọi âm thanh và video, ...) đang chiếm ưu thế trong ngành viễn thông. Hiện nay, có hơn 5 tỉ người trên thế giới đang sử dụng điện thoại cá nhân. Các nước có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga,... - Điện thoại: là phương tiện được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài điện thoại cố định thì điện thoại di động không dây có tích hợp nhiều chức năng (nghe, gọi âm thanh và video, ...) đang chiếm ưu thế trong ngành viễn thông. Hiện nay, có hơn 5 tỉ người trên thế giới đang sử dụng điện thoại cá nhân. Các nước có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga,...

- Internet: sự ra đời của internet đã tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành viễn thông thế giới. Sự phát triển về số lượng và chất lượng vệ tinh, hạ tầng cáp quang, tốc độ đường truyền, kết hợp với sự phát triển của các ứng dụng tim kiếm thông tin và mạng xã hội đã thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin trên toàn cầu phát triển mạnh. Đồng thời sự phát triển của các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI),... đã tạo ra thời kì vạn vật kết nối, làm thay đổi sâu sắc ngành viễn thông thế giới. - Internet: sự ra đời của internet đã tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành viễn thông thế giới. Sự phát triển về số lượng và chất lượng vệ tinh, hạ tầng cáp quang, tốc độ đường truyền, kết hợp với sự phát triển của các ứng dụng tim kiếm thông tin và mạng xã hội đã thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin trên toàn cầu phát triển mạnh. Đồng thời sự phát triển của các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI),... đã tạo ra thời kì vạn vật kết nối, làm thay đổi sâu sắc ngành viễn thông thế giới.

Ngoài ra, điện báo, telex, fax,... cũng được sử dụng để truyền thông tin nhưng ngày càng ít thông dụng hơn so với điện thoại và internet.

Câu 6: Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố kinh tế - xã hội tới sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải?

Trả lời:

Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của giao thông vận tải. Các ngành kinh tế khác là khách hàng của ngành giao thông vận tải nên sự phát triển và phân bố các cơ sở kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hinh, mật độ vận tải, hướng và cường độ vận chuyển. Đồng thời, các ngành kinh tế khác trang bị cơ sở vật chất – kĩ thuật cho ngành giao thông vận tải.

Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách.

Khoa học – công nghệ ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển, việc hiện đại hoá và nâng cao chất lượng các phương tiện vận tải, quá trình điều hành và quản lí giao thông vận tải.

Vốn đầu tư và chính sách tác động tới sự phát triển mạng lưới và mức độ hiện đại hoá hệ thống hạ tầng giao thông vận tải.

Câu 7: Quan sát bản đồ dưới đây và trình bày sự phân bố của đường ô tô trên thế giới?

Trả lời:

Phân bố: mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu là các quốc gia có tỉ lệ sở hữu và sử dụng ô tô cao nhất trên thế giới.

 

Câu 8: Phân tích tình hình phát triển của đường ô tô?

Trả lời:

- Vận tải đường ô tô ra đời sớm, phát triển mạnh và phổ biến nhất hiện nay nhờ tính ưu việt trong việc di chuyển, tính kết nối với các loại hình vận tải khác. Các thành tựu khoa học – công nghệ được liên tục cập nhật và ứng dụng trong vận tải đường ô tô thể hiện qua chất lượng phương tiện ngày càng cải tiến, sự tiện nghi và độ an toàn cao, thân thiện với môi trường,.... - Vận tải đường ô tô ra đời sớm, phát triển mạnh và phổ biến nhất hiện nay nhờ tính ưu việt trong việc di chuyển, tính kết nối với các loại hình vận tải khác. Các thành tựu khoa học – công nghệ được liên tục cập nhật và ứng dụng trong vận tải đường ô tô thể hiện qua chất lượng phương tiện ngày càng cải tiến, sự tiện nghi và độ an toàn cao, thân thiện với môi trường,....

- Số lượng ô tô trên thế giới không ngừng tăng lên, trong đó tăng mạnh nhất là phương tiện ô tô thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao. - Số lượng ô tô trên thế giới không ngừng tăng lên, trong đó tăng mạnh nhất là phương tiện ô tô thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao.

- Mạng lưới đường sá ngày càng phát triển, tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên, nhất là hệ thống đường cao tốc. - Mạng lưới đường sá ngày càng phát triển, tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên, nhất là hệ thống đường cao tốc.

 

Câu 9: Tình hình phát triển và phân bố của đường sắt?

Trả lời:

Tình hình phát triển:

- Vận tải đường sắt ra đời sớm, gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất nhờ sự phát minh đầu máy hơi nước. Hiện nay, ngành đường sắt có nhiều sự đổi mới về sức kéo, đường ray, tải trọng, tốc độ di chuyển, công nghệ vận hành... nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng. Tại nhiều quốc gia, việc cải tiến kĩ thuật giúp cho tốc độ chạy tàu ngày càng nhanh hơn, an toàn và tiện nghi hơn, điển hình như tàu điện Phục Hưng (Trung Quốc) đạt 350 km/h, tàu TGV (Pháp) và tàu Sin-kan-sen (Shinkansen – Nhật Bản) đạt 320 km/h.... - Vận tải đường sắt ra đời sớm, gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất nhờ sự phát minh đầu máy hơi nước. Hiện nay, ngành đường sắt có nhiều sự đổi mới về sức kéo, đường ray, tải trọng, tốc độ di chuyển, công nghệ vận hành... nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng. Tại nhiều quốc gia, việc cải tiến kĩ thuật giúp cho tốc độ chạy tàu ngày càng nhanh hơn, an toàn và tiện nghi hơn, điển hình như tàu điện Phục Hưng (Trung Quốc) đạt 350 km/h, tàu TGV (Pháp) và tàu Sin-kan-sen (Shinkansen – Nhật Bản) đạt 320 km/h....

- Trên thế giới có hơn 1,37 triệu km đường sắt (năm 2020) với nhiều loại hình như đường sắt trên mặt đất, đường sắt trên cao, đường sắt dưới lòng đất,... Tại các đô thị lớn trên thế giới, hệ thống tàu điện cũng được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu vận tải của hành khách trong đô thị. - Trên thế giới có hơn 1,37 triệu km đường sắt (năm 2020) với nhiều loại hình như đường sắt trên mặt đất, đường sắt trên cao, đường sắt dưới lòng đất,... Tại các đô thị lớn trên thế giới, hệ thống tàu điện cũng được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu vận tải của hành khách trong đô thị.

Phân bố: mạng lưới đường sắt trên thế giới tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ,... là những quốc gia có chiều dài đường sắt lớn trên thế giới.

 

Câu 10: Trình bày tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ?

Trả lời:

Tình hình phát triển giao thông vận tải đường sông, hồ (đường thuỷ nội địa) phát triển từ rất sớm để đảm nhận vai trò vận tải người và hàng hoá trên các hệ thống sông, hồ tự nhiên. Ngày nay, nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ (đào kênh, nạo vét lòng sông... để kết nối các lưu vực vận tải và cảng biển) đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ. Hiện nay, để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, dào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.

Phân bố: một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như sông Đa-nuýp (Danube), sông Rai-nơ ở châu Âu; Trường Giang, sông Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi (Mississippi), sông A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin (Nile), sông Công-gô ở châu Phi. Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Canada là những quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ.

Câu 11: Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngoại thương?

Trả lời:

Tình hình phát triển và phân bố của ngoại thương:

- Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên. Năm 2020, tổng GDP toàn thế giới là 84 578 tỉ USD thì trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường thế giới là 44 139 tỉ USD (chiếm 52,2%). - Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên. Năm 2020, tổng GDP toàn thế giới là 84 578 tỉ USD thì trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường thế giới là 44 139 tỉ USD (chiếm 52,2%).

- Hiện nay, trên thế giới có nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời như Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức kinh tế khu vực như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp định thương mại Hoa Kỳ – Mê-hi-cô (Mexico) – Ca-na-đa (USMCA), Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).... Các tổ chức này đã góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế và phát triển thương mại trên thế giới. - Hiện nay, trên thế giới có nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời như Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức kinh tế khu vực như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp định thương mại Hoa Kỳ – Mê-hi-cô (Mexico) – Ca-na-đa (USMCA), Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).... Các tổ chức này đã góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế và phát triển thương mại trên thế giới.

- Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ô tô, lương thực và dược phẩm. Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động thương mại thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc... - Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ô tô, lương thực và dược phẩm. Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động thương mại thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc...

Câu 12: Trình bày cơ cấu của ngành dịch vụ?

Trả lời:

Cơ cấu của ngành dịch vụ:

- Là khu vực có cơ cấu ngành hết sức phức tạp. - Là khu vực có cơ cấu ngành hết sức phức tạp.

- Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành ba nhóm: - - Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành ba nhóm: -

+ Dịch vụ kinh doanh: gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp,... + Dịch vụ kinh doanh: gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp,...

+ Dịch vụ tiêu dùng: bao gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế, giáo dục, thể dục thể thao)... + Dịch vụ tiêu dùng: bao gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế, giáo dục, thể dục thể thao)...

+ Dịch vụ công: bao gồm dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể... + Dịch vụ công: bao gồm dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể...

Câu 13: Phân biệt cán cân xuất nhập khẩu?

Trả lời:

Cán cân xuất nhập khẩu:

+ Quan hệ so sánh giá trị giữa hàng xuất khẩu với giá trị hàng nhập khẩu được gọi là cán cân xuất nhập khẩu. + Quan hệ so sánh giá trị giữa hàng xuất khẩu với giá trị hàng nhập khẩu được gọi là cán cân xuất nhập khẩu.

+ Nếu trị giá hàng xuất khẩu mà lớn hơn trị giá hàng nhập khẩu thì gọi là xuất siêu. Ngược lại, nếu trị giá hàng xuất khẩu mà nhỏ hơn trị giá hàng nhập khẩu thì gọi là nhập siêu. + Nếu trị giá hàng xuất khẩu mà lớn hơn trị giá hàng nhập khẩu thì gọi là xuất siêu. Ngược lại, nếu trị giá hàng xuất khẩu mà nhỏ hơn trị giá hàng nhập khẩu thì gọi là nhập siêu.

Câu 14: Trình bày cơ cấu xuất nhập khẩu?

Trả lời:

Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu:

+ Các mặt hàng xuất khẩu có thể chia thành các nhóm: Nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến,... + Các mặt hàng xuất khẩu có thể chia thành các nhóm: Nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến,...

+ Các mặt hàng nhập khẩu có thể chia thành các nhóm: Tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị...) và sản phẩm tiêu dùng,... + Các mặt hàng nhập khẩu có thể chia thành các nhóm: Tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị...) và sản phẩm tiêu dùng,...

+ Ngoài việc xuất và nhập khẩu hàng hoá, các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch vụ thương mại. + Ngoài việc xuất và nhập khẩu hàng hoá, các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch vụ thương mại.

Câu 15: Chứng minh thương mại được coi là mạch máu của nền kinh tế?

Trả lời:

Thương mại được coi là mạch máu của nền kinh tế do:

- Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua. Trong nền kinh tế thị trường thì sản xuất hàng hóa phát triển mạnh làm tăng vai trò của thương mại. - Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua. Trong nền kinh tế thị trường thì sản xuất hàng hóa phát triển mạnh làm tăng vai trò của thương mại.

- Điều tiết sản xuất, giúp hàng hoá được trao đổi, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển sản xuất. - Điều tiết sản xuất, giúp hàng hoá được trao đổi, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển sản xuất.

- Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và quốc tế, làm cho nền kinh tế mỗi nước là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế thế giới. Thương mại là cầu nối thị trường trong nước với thị trường thế giới. Trong thời đại ngày nay, thương mại phát triển thể hiện rõ xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, tử đó góp phần đẩy mạnh hội nhập với khu vực và thế giới. - Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và quốc tế, làm cho nền kinh tế mỗi nước là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế thế giới. Thương mại là cầu nối thị trường trong nước với thị trường thế giới. Trong thời đại ngày nay, thương mại phát triển thể hiện rõ xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, tử đó góp phần đẩy mạnh hội nhập với khu vực và thế giới.

- Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng mới, thị hiếu mới. - Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng mới, thị hiếu mới.

Câu 16: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành tài chính ngân hàng?

Trả lời:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành tài chính ngân hàng:

- Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm hoạt động của các cơ sở giao dịch tài chính – ngân hàng. - Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm hoạt động của các cơ sở giao dịch tài chính – ngân hàng.

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dẫn ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính – ngân hàng. - Trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dẫn ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính – ngân hàng.

- Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đặc điểm về dân số và quần cư góp phần ảnh hưởng đến sự phân bố và quy mô các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng. - Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đặc điểm về dân số và quần cư góp phần ảnh hưởng đến sự phân bố và quy mô các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng.

- Các thành tựu khoa học – công nghệ ảnh hưởng đến sự nhanh chóng, chính xác của các dịch vụ tài chính, cũng như sự liên kết giữa ngành tài chính – ngân hàng với các ngành kinh tế khác. - Các thành tựu khoa học – công nghệ ảnh hưởng đến sự nhanh chóng, chính xác của các dịch vụ tài chính, cũng như sự liên kết giữa ngành tài chính – ngân hàng với các ngành kinh tế khác.

- Các chính sách tiền tệ, sự bất ổn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dịch bệnh,... có tác động đến tình hình phát triển chung của ngành tài chính – ngân hàng. - Các chính sách tiền tệ, sự bất ổn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dịch bệnh,... có tác động đến tình hình phát triển chung của ngành tài chính – ngân hàng.

Câu 17: Các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố ngành du lịch?

Trả lời:

NHÂN TỐẢNH HƯỞNG
Vị trí địa líSự liên kết, đầu tư phát triển du lịch; khả năng tiếp cận điểm đến của khách du lich.
Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoáCơ sở hình thành các điểm du lịch; sự đa dạng và hấp dẫn của sản phẩm du lịch.
Cơ sở vật chất – kĩ thuật ngành du lịch và cơ sở hạ tầngĐiều kiện thiết yếu để tổ chức hoạt động du lịch; sự liên kết và mức độ khai thác các điểm du lịch.
Nguồn nhân lực du lịchChất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch.
Đặc điểm thị trường khách du lịchHướng khai thác nguồn tài nguyên du lịch; doanh thu du lịch.
Nhân tố khác (ngành kinh tế bỏ trợ chính sách phát triển du lịch, an ninh, chính trị, dịch bệnh,...)Tạo môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho sự phát triển và phân bố du lich.

Câu 18: Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành tài chính ngân hàng?

Trả lời:

Trên thế giới, ngành tài chính – ngân hàng không ngừng phát triển, thể hiện qua sự gia tăng về số lượng các trung tâm tư vấn và giao dịch tài chính, số lượng các ngân hàng (cùng các chi nhánh và các điểm ATM), số người có tài khoản của tổ chức tài chính, sự đa dạng của các gói dịch vụ tài chính và dịch vụ ngân hàng,...

Ở các nước phát triển, ngành tài chính – ngân hàng có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, cơ sở vật chất – kĩ thuật của ngành hiện đại, các dịch vụ tài chính – ngân hàng đa dạng.

Ở các nước đang phát triển, ngành tài chính – ngân hàng phát triển muộn hơn, hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành và các dịch vụ tài chính – ngân hàng đang từng bước được hoàn thiện.

Sự phát triển của khoa học – công nghệ giúp ngành tài chính – ngân hàng vượt qua

rào cản về khoảng cách địa lý giữa các quốc gia. Sự hội nhập quốc tế trong ngành này ngày càng sâu rộng.

Các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới hiện nay là thành phố Niu Oóc, Luân Đôn, Tô-ky-ô (Tokyo),…

Câu 19: Trình bày cơ cấu của ngành dịch vụ?

Trả lời:

Cơ cấu của ngành dịch vụ:

- Là khu vực có cơ cấu ngành hết sức phức tạp. - Là khu vực có cơ cấu ngành hết sức phức tạp.

- Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành ba nhóm: - - Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành ba nhóm: -

+ Dịch vụ kinh doanh: gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp,... + Dịch vụ kinh doanh: gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp,...

+ Dịch vụ tiêu dùng: bao gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế, giáo dục, thể dục thể thao)... + Dịch vụ tiêu dùng: bao gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế, giáo dục, thể dục thể thao)...

+ Dịch vụ công: bao gồm dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể... + Dịch vụ công: bao gồm dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể...

Câu 20: Quan sát bản đồ dưới đây và trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành du lịch?

Trả lời:

Hoạt động du lịch trên thế giới đã tăng mạnh từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây. Trong giai đoạn 1990 – 2019, số lượt khách du lịch quốc tế đến tăng từ 438 triệu lượt lên 1466 triệu lượt, doanh thu du lịch tăng từ 271 tỉ USD lên 1 466 tỉ USD.

Một số quốc gia có ngành du lịch phát triển và thường thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế đến tham quan là Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Trung Quốc, I-ta-li-a,..

Ở nước ta hiện nay, ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Các trung tâm du lịch lớn của nước ta là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ,…

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay