Câu hỏi tự luận Địa lí 12 kết nối Bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 KNTT.
Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
BÀI 33: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG AN NINH Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
(14 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (2 CÂU)
Câu 1: Nêu các điểm khái quát về biển Đông của Việt Nam?
Trả lời:
Biển Đông nằm ở phía tây Thái Bình Dương, trải dài từ khoảng vĩ độ 3°N đến 26°B và từ khoảng kinh độ 100°Đ đến 121°Đ. Diện tích Biển Đông là 3,447 triệu km², lớn thứ hai ở Thái Bình Dương và thứ ba trên thế giới; có hai vịnh biển lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
Khí hậu trên Biển Đông mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Độ muối trung bình khoảng 32 - 33%, có sự biến động theo mùa và theo khu vực. Trên Biển Đông có các dòng biển gió mùa, thay đổi hướng chảy, tính chất theo mùa.
Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản, sinh vật, du lịch,... là điều kiện thuận lợi để các nước trong khu vực khai thác tổng hợp kinh tế biển.
Câu 2: Nêu các điểm khái quát về vùng biển của Việt Nam?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Trình bày tài nguyên sinh vật ở vùng biển, đảo Việt Nam?
Trả lời:
Biển Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng. Vùng biển có khoảng 2 000 loài cá, trong đó có trên 110 loài giá trị kinh tế cao; có nhiều loài động vật giáp xác, thân mềm, nhiều loại có giá trị dinh dưỡng cao như: tôm, cua, mực,... Trữ lượng hải sản của vùng biển nước ta khoảng 4 triệu tấn, thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản. Vùng ven bờ có nhiều loại rong biển được khai thác, sử dụng trong công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm.
Trên các đảo và khu vực ven biển có nhiều vườn quốc gia như: Bái Tử Long, Cát Bà, Xuân Thuỷ, Mũi Cà Mau, Phú Quốc, Côn Đảo,...; nhiều khu dự trữ sinh quyển như: Châu thổ sông Hồng, Cù Lao Chàm, Kiên Giang,... Đây là những khu vực có tài nguyên sinh vật phong phú có ý nghĩa về bảo tồn nguồn gen và là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái. Nhiều khu vực đầm lầy, cửa sông, bãi triều ven biển tạo thuận lợi cho ngành nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ. Ngoài ra vùng đảo, ven biển còn có chim yến, tạo thuận lợi cho hoạt động nuôi yến, khai thác tổ yến.
Câu 2: Trình bày tài nguyên khoáng sản ở vùng biển, đảo Việt Nam?
Trả lời:
Câu 3: Trình bày tài nguyên du lịch ở vùng biển, đảo Việt Nam?
Trả lời:
Câu 4: Trình bày tình hình phát triển du lịch biển, đảo ở nước ta?
Trả lời:
Câu 5: Trình bày tình hình phát triển giao thông vận tải ở nước ta?
Trả lời:
Câu 6: Trình bày tình hình khai thác khoáng sản biển ở nước ta?
Trả lời:
Câu 7: Trình bày tình hình khai thác tài nguyên sinh vật biển, đảo ở nước ta?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Tại sao cần phải bảo vệ môi trường biển, đảo ở nước ta?
Trả lời:
Môi trường biển, đảo là một bộ phận trong môi trường sống của người dân Việt Nam. Các hoạt động kinh tế biển mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đáng kể vào quy mô GDP của cả nước. Vì thế, bảo vệ môi trường biển là bảo vệ không gian, các nguồn lợi để phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
Môi trường biển, đảo có những đặc điểm khác biệt với môi trường trên đất liền:
- Môi trường biển là một thể thống nhất. Vì vậy, nếu một vùng biển bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến vùng bờ biển, vùng nước và các đảo xung quanh, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên biển, cuộc sống của cư dân ven biển và trên các đão.
- Các đảo trên biển của nước ta thường có diện tích nhỏ, nằm biệt lập với đất liền. Mỗi đảo đều có đặc điểm tự nhiên riêng và dễ bị tác động bởi các hoạt động của con người. Bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường trên đảo là giữ được mực nước ngầm và hệ sinh
thái trên đảo, đảm bảo cuộc sống cho cư dân sinh sống trên đảo, đồng thời, bảo vệ quốc
phòng an ninh cho đất nước.
Việc khai thác các nguồn lợi trên Biển Dông và khu vực ven biển đã và đang có
những tác động xấu đến môi trường biển. Môi trường biển đào ở một số nơi bị ô nhiễm
và suy thoái. Do đó, cần bảo vệ để kịp thời ngăn chặn những tác động xấu đến môi
trường biển và cuộc sống của cư dân ven biển.
Câu 2: Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở nước ta?
Trả lời:
Câu 3: Hướng chung trong giải quyết các tranh chấp vùng biển, đảo nước ta là gì?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Chứng minh vùng biển nước ta giàu nguồn lợi sinh vật biển.
Trả lời:
- Vùng biển nước ta có sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài: hơn 2 000 loài cá, trên 100 loài tôm, hơn 1 800 động vật thân mềm, hơn 600 loài rong biển, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy. Trong đó, có nhiều loài đặc sản như: đồi mồi, bào ngư, sò huyết, hải sâm,...
- Ven đảo còn có các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.
- Trên các đảo đá ven bờ ( đặc biệt ở các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ ) có nhiều tổ yến.
- Có các ngư trường, bốn ngư trường trọng điểm : Hải Phòng – Quảng Ninh, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
---------------------------------
-------------- Còn tiếp ---------------------