Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức Ôn tập chương 1 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 1 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (PHẦN 2)

Câu 1: Làm thế nào để xác định vị trí của địa điểm?

Trả lời:

Để xác định vị trí của bất cứ địa điểm nào trên quả Địa Cầu hay trên bản đồ, ta cần xác định được kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

Câu 2: Trình bày cách ghi tọa độ địa lý của một điểm?

Trả lời:

Cách ghi tọa độ của một điểm: ghi vĩ độ trước rồi đến kinh độ.

Câu 3: Làm thế nào để đánh số các kinh, vĩ tuyến?

Trả lời:

Để đánh số các kinh tuyến và vĩ tuyến, người ta chọn một kinh tuyến, một vĩ tuyến làm gốc và ghi 0°. Các kinh tuyến và vĩ tuyến khác được xác định dựa vào kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.

 

Câu 4: Hãy giải thích các đường vĩ tuyến đặc biệt trên Trái Đất?

Trả lời:

- Vĩ tuyến: Các vòng tròn song song với xích đạo. Các vĩ tuyến là giao tuyến của mặt phẳng vuông góc với trục Trái Đất và bề mặt đất. - Vĩ tuyến: Các vòng tròn song song với xích đạo. Các vĩ tuyến là giao tuyến của mặt phẳng vuông góc với trục Trái Đất và bề mặt đất.

- Các đường vĩ tuyến đặc biệt 0°, 23°27′B&N, 66⁰33°B&N, 90°B&N. - Các đường vĩ tuyến đặc biệt 0°, 23°27′B&N, 66⁰33°B&N, 90°B&N.

- 90⁰: Địa cực, độ dài bằng 0. - 90⁰: Địa cực, độ dài bằng 0.

- 0⁰: Vĩ tuyến lớn nhất, chia đôi Trái Đất. - 0⁰: Vĩ tuyến lớn nhất, chia đôi Trái Đất.

- 23°27′B&N: Vĩ tuyến giới hạn Mặt Trời lên thiên đỉnh (do Trái Đất nghiêng 23 27’). - 23°27′B&N: Vĩ tuyến giới hạn Mặt Trời lên thiên đỉnh (do Trái Đất nghiêng 23 27’).

- 66°33'B&N: Vĩ tuyến bắt đầu có ngày đêm địa cực (90 - 23°27'). - 66°33'B&N: Vĩ tuyến bắt đầu có ngày đêm địa cực (90 - 23°27').

Câu 5: Kinh độ là gì?

Trả lời:

- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. - Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.

Câu 6: Mô tả hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón?

Trả lời:

Hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón:

Kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa; các đường kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Vĩ tuyến là các đoạn thẳng song song và vuông góc với đường kinh tuyến giữa; độ dài các đường vĩ tuyến giảm dần từ xích đạo về hai cực.

Câu 7: Mô tả hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ?

Trả lời:

Hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ:

Mặt chiếu là một hình trụ bao quanh quả cầu. Các kinh tuyến là những đoạn thẳng song song và bằng nhau. Các vĩ tuyến là những đoạn thẳng song song, bằng nhau và vuông góc với kinh tuyến.

 

Câu 8: Nêu một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống?

Trả lời:

Một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống:

 - Xác định được vị trí địa lí một điểm nào đó trên mặt đất (tọa độ địa lý), ở vào đới khí hậu nào,...

 - Dùng để chỉ đường.

 - Dùng trong các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,...

 - Dùng trong quân sự

 - Dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên, ...

Câu 9: Dựa vào số ghi tỉ lệ của bản đồ là 1 : 200.000, cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?

Trả lời:

- Đối với bản đồ có tỉ lệ 1 : 200.000, 5 cm trên bản đồ ứng với 10 km trên thực địa. (vì theo tỉ lệ bản đồ, 1 em ứng với 2 km, nên 5cm ứng với 5 cm x 2 km = 10 km). - Đối với bản đồ có tỉ lệ 1 : 200.000, 5 cm trên bản đồ ứng với 10 km trên thực địa. (vì theo tỉ lệ bản đồ, 1 em ứng với 2 km, nên 5cm ứng với 5 cm x 2 km = 10 km).

Câu 10: Dựa vào số ghi tỉ lệ của bản đồ là 1 : 6.000.000, cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?

Trả lời:

- Đối với bản đồ có tỉ lệ 1 : 6.000.000, 5 cm trên bản đồ ứng với 300 km trên thực địa (vì theo tỉ lệ bản đồ, 1 em ứng với 60 km, nên 5cm ứng với 5 cm x 60 km = 300 km). - Đối với bản đồ có tỉ lệ 1 : 6.000.000, 5 cm trên bản đồ ứng với 300 km trên thực địa (vì theo tỉ lệ bản đồ, 1 em ứng với 60 km, nên 5cm ứng với 5 cm x 60 km = 300 km).

Câu 11: Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?

Trả lời:

105 km 10.500.000 cm.

10.500.000 cm: 15 cm = 700.000.

Tỉ lệ bản đồ là 1 : 700.000 (nghĩa là 1 em trên bản đồ ứng với 7 km).

- Khoảng cách giữa Hà Nội và Hải Phòng đo được 15 cm, nên khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 15 cm x 7 km = 105 km. - Khoảng cách giữa Hà Nội và Hải Phòng đo được 15 cm, nên khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 15 cm x 7 km = 105 km.

Câu 12: Tính khoảng cách thực tế giữa Hà Nội và thành phố Vinh (Nghệ An) biết rằng trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa 2 địa điểm là 5 cm?

Trả lời:

Ta có tỉ lệ 1 : 6 000 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 6 000 000 cm trên thực tế

Vậy khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) là 5 cm thì trên thực tế hai địa điểm đó cách nhau là:

5 x 6 000 000 = 30 000 000 (cm) = 300 km

Câu 13: Kể tên một số đối tượng địa lý được biểu hiện bằng kí hiệu điểm?

Trả lời:

Những đối tượng địa lý được biểu hiện bằng kí hiệu điểm: Cảng biển, sân bay, lúa, lạc, mía, cà phê, cao su, quế, trâu bò, lợn, thiếc, sắt, mangan, crom, cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản.

Câu 14: Kể tên một số đối tượng địa lý được biểu hiện bằng kí hiệu đường?

Trả lời:

Những đối tượng địa lý được biểu hiện bằng kí hiệu đường: Ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh, đường ô tô, đường sắt, hướng tấn công của quân ta...

Câu 15: Kể tên một số đối tượng địa lý được biểu hiện bằng kí hiệu diện tích?

Trả lời:

Những đối tượng địa lý được biểu hiện bằng kí hiệu diện tích: Bãi tôm, bãi cá, vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp,...

 

Câu 16: Kể tên một số đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ hành chính?

Trả lời:

Những đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ hành chính: thủ đô (ngôi sao đỏ), Thành phố trực thuộc trung ương ( chấm tròn tô đỏ), đường sắt (đoạn thẳng liền màu đen),...

Câu 17: Làm thế nào để vẽ lược đồ trí nhớ về một khu vực?

Trả lời:

Khi vẽ lược đồ một khu vực, cần hồi tưởng lại tổng thể khu vực đó gồm các đối tượng nào; diện tích, hướng, khoảng cách các đối tượng với nhau,...

Câu 18: Quan sát lược đồ trí nhớ sau và mô tả đường đi từ nhà em tới trường?

Trả lời:

Từ nhà đi về bên trái theo hướng tây khoảng 1 km, gặp trường Tiểu học rồi đến ngã tư, sau đó rẽ phải đi khoảng 500 m gặp một ngã tư nữa, đi qua ngã tư này khoảng 250 m là đến trường Trung học cơ sở.

Câu 19: Quan sát và mô tả ngôi trường trong lược đồ trí nhớ sau?

Trả lời:

Trường bao gồm nhà hiệu bộ ở giữa, bên trái nhà hiệu bộ là nhà A (cho học sinh

khối 8 và khối 9), bên phải là nhà B (cho học sinh khối 6 và khối 7), hai nhà có kích thước bằng nhau, sau nhà B là sản bóng và nhà đa năng,... xung quanh trường có tường bao, cổng trường đối diện nhà hiệu bộ,...

Câu 20: Cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên quả Địa Cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến.

Trả lời:

●     Có tất cả 360 kinh tuyến nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 1 độ.

●     Có tất cả 181 vĩ tuyến nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 1 độ.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay