Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức Ôn tập chương 2 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 2 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI (PHẦN 2)

Câu 1: Quan sát hình ảnh dưới đây và kể tên các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

Trả lời:

Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.

Câu 2: Phân biệt thiên thể, sao, hành tinh và vệ tinh?

Trả lời:

 

 

- Thiên thể là những khối vật chất trong vũ trụ có hình dạng, kích thước khác nhau. - Thiên thể là những khối vật chất trong vũ trụ có hình dạng, kích thước khác nhau.

- Các thiên thể mà tự mình có ánh sáng thì được gọi là các ngôi sao. Ví du: Mặt Trời là một ngôi sao.  - Các thiên thể mà tự mình có ánh sáng thì được gọi là các ngôi sao. Ví du: Mặt Trời là một ngôi sao. 

- Tám thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời được gọi là tám hành tinh. Các hành tinh không có ánh sáng, mà chỉ phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. - Tám thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời được gọi là tám hành tinh. Các hành tinh không có ánh sáng, mà chỉ phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.

- Vệ tinh là các thiên thể chuyển động xung quanh các hành tinh. - Vệ tinh là các thiên thể chuyển động xung quanh các hành tinh.

Câu 3: Các hành tinh được chia làm mấy nhóm?

Trả lời:

Dựa vào vị trí, đặc điểm cấu tạo, chuyển động của các hành tinh mà phân ra hai nhóm hành tinh, nhóm bên trong (nằm gần Mặt Trời: Thủy, Kim, Hỏa, Trái Đất) và nhóm bên ngoài (nằm xa Mặt Trời: Sao Mộc, Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương).

+ Nhóm bên trong có các đặc điểm là nằm gần Mặt Trời, kích thước nhỏ, cấu tạo chủ yếu bởi vật chất rắn, tỷ trọng lớn, có ít hoặc không có vệ tỉnh, thành phần hóa học chủ yếu là oxy, silic, nhôm, sắt... + Nhóm bên trong có các đặc điểm là nằm gần Mặt Trời, kích thước nhỏ, cấu tạo chủ yếu bởi vật chất rắn, tỷ trọng lớn, có ít hoặc không có vệ tỉnh, thành phần hóa học chủ yếu là oxy, silic, nhôm, sắt...

+ Nhóm bên ngoài, nằm xa Mặt Trời, kích thước lớn, tỷ trọng nhỏ, có nhiều vệ tinh, có cấu tạo chủ yếu là các chất khí, thành phần hóa học chủ yếu gồm hydro, heli, carbon dioxide, ammoniac... Do có kích thước, khối lượng quá lớn nên nhóm hành tình này có lớp khí quyển rất đậm đặc, không có lợi cho sự tồn tại của sự sống, nên ở các hành tinh này không có sinh vật. + Nhóm bên ngoài, nằm xa Mặt Trời, kích thước lớn, tỷ trọng nhỏ, có nhiều vệ tinh, có cấu tạo chủ yếu là các chất khí, thành phần hóa học chủ yếu gồm hydro, heli, carbon dioxide, ammoniac... Do có kích thước, khối lượng quá lớn nên nhóm hành tình này có lớp khí quyển rất đậm đặc, không có lợi cho sự tồn tại của sự sống, nên ở các hành tinh này không có sinh vật.

Câu 4: Nêu quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh?

Trả lời:

Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với quỹ đạo có dạng gần tròn và quay theo chiều ngược kim đồng hồ (từ tây sang đông).

Câu 5: Hình dạng và kích thước của Trái đất có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất?

Trả lời:

Hình dạng và kích thước của Trái đất có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất.

- Hình dạng của Trái đất: Trái đất có hình cầu dẹt ở hai cực, nên các dạng địa hình ở hai cực thường thấp hơn các dạng địa hình ở xích đạo. - Hình dạng của Trái đất: Trái đất có hình cầu dẹt ở hai cực, nên các dạng địa hình ở hai cực thường thấp hơn các dạng địa hình ở xích đạo.

- Kích thước của Trái đất: Trái đất có kích thước lớn, nên lực hấp dẫn của Trái đất mạnh, gây ra hiện tượng nén chặt các vật chất ở bên trong Trái đất, dẫn đến sự hình thành các dạng địa hình cao, lồi ở trung tâm Trái đất và các dạng địa hình thấp, lõm ở xung quanh. - Kích thước của Trái đất: Trái đất có kích thước lớn, nên lực hấp dẫn của Trái đất mạnh, gây ra hiện tượng nén chặt các vật chất ở bên trong Trái đất, dẫn đến sự hình thành các dạng địa hình cao, lồi ở trung tâm Trái đất và các dạng địa hình thấp, lõm ở xung quanh.

 

Câu 6: Quan sát hình dưới đây và cho biết vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến ở bán cầu Nam so với hướng di chuyển ban đầu lệch về bên trái hay bên phải?

Trả lời:

Ở nửa cầu Nam, vật thể chuyển động theo chiều kinh luyến lệch về bên trái so với hướng di chuyển ban đầu.

Câu 7: Mô tả hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất?

Trả lời:

Trái Đất có dạng khối cầu nên lúc nào cũng chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm (hình 1). Do sự chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm luân phiên nhau.

Câu 8: Mô tả hệ quả giờ trên Trái Đất?

Trả lời:

Để thuận tiện trong sinh hoạt và giao dịch, người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ. Các địa điểm nằm trong cùng một khu vực sẽ có giờ giống nhau, gọi là giờ khu vực. Hai khu vực giờ liền nhau chênh nhau 1 giờ. Ranh giới của các khu vực giờ rất phức tạp do bị điều chỉnh theo đường biên giới của các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Câu 9: Trình bày sự lệch hướng chuyển động của vật thể?

Trả lời:

Do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục nên các vật thể mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Lực làm lệch hướng

Lực Cô-ri-ô-lít có tác động đến hướng di chuyển của dòng sông, dòng biển, gió,... trên Trái Đất.

Câu 10: Liệt kê một số quốc gia có cùng múi giờ với Việt Nam?

Trả lời:

Một số quốc gia có cùng múi giờ với Việt Nam: Thái Lan, Cam – pu – chia, In – đô – nê – xi – a.

Câu 11: Trình bày hệ quả mùa trên Trái Đất?

Trả lời:

Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng dẫn đến bán cầu Bắc và bán cầu Nam luân phiên ngày về phía Mặt Trời,

Bản cầu nào ngả về phía Mặt Trời sẽ có góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, khi ấy là mùa nóng của bán cầu đó. Cùng lúc, bán cầu không ngã về phía Mặt Trời có góc chiếu của tia sáng mặt trời nhỏ, nhận được Ít ánh sáng và nhiệt, khi ấy là mùa lạnh của bán cầu đó.

Câu 12: Trình bày hiện tượng ngày – đêm dài ngắn theo mùa?

Trả lời:

Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng nên độ dài thời gian ban ngày và thời gian ban đêm có sự thay đổi theo mùa và theo vĩ độ.

Câu 13: So sánh sự khác nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam ở ngày 22/6 và ngày 22/12?

Trả lời:

       Thời   gian

Địa điểm

Ngày 22/6Ngày 22/12  
MùaThời gian ngày - đêmMùaThời gian ngày - đêm 
Nửa cầu BắcNóngThời gian ngày dài hơn đêmLạnhThời gian ngày ngắn hơn đêm
Nửa cầu NamLạnhThời gian ngày ngắn hơn đêmNóngThời gian ngày dài hơn đêm

Câu 14: Tại sao ngày 22/6 ở nửa cầu Bắc là mùa nóng, nửa cầu Nam là mùa lạnh?

Trả lời:

Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa nóng, nửa cầu Nam là mùa lạnh. Vì lúc đó nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam thì ngược lại (nhận được ít ánh sáng và nhiệt).

Câu 15: Tại sao ngày 22/12 ở nửa cầu Nam là mùa nóng, nửa cầu Bắc là mùa lạnh?

Trả lời:

Vào ngày 22 tháng 12 nửa cầu Bắc là mùa lạnh, nửa cầu Nam là mùa nóng. Vì lúc đó nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam thì ngược lại (nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt).

Câu 16: Bạn Nam cùng gia đình đi du lịch ở Quảng Ninh. Gia đình bạn Nam nên đi về hướng nào để đến được địa điểm du lịch biết rằng điểm xuất phát ở thành phố Hà Nội?

Trả lời:

Đi từ Hà Nội về Quảng Ninh, gia đình bạn Nam phải đi về hướng Đông.

Câu 17: Làm thế nào để xác định được hướng bắc vào đêm tối ở bán cầu Bắc?

Trả lời:

Để xác định được hướng bắc vào đêm tối ở bán cầu Bắc, ta cần tìm sao Bắc Cực trên bầu trời, dựa vào các chòm sao Đại Hùng, Thiên Hậu,…

Câu 18: Các nhà hàng hải thường sử dụng la bàn khi ra khơi. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Các nhà hàng hải thường sử dụng la bàn mỗi khi ra khơi do trên biển không có điểm mốc đánh dấu phương hướng, dễ đi lạc đường. Vậy nên họ cần dùng đến la bàn để xác định hướng tới điểm đích.

Câu 19: Những nơi ở gần xích đạo, khí hậu quanh năm nóng đều, các mùa không rõ rệt. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Những nơi ở gần xích đạo, khi nửa cầu Bắc hay nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, lượng ánh sáng và nhiệt nhận được trong hai thời kỳ đó chênh nhau không nhiều lắm, nên khí hậu quanh năm nóng đều, các mùa không rõ rệt.

Câu 20: Tại sao người dân nước Nga rất thích đến du lịch ở các nước vùng xích đạo?

Trả lời:

Người dân Nga rất thích đến du lịch ở các nước vùng xích đạo do:

Nước Nga có khí hậu lạnh gần như quanh năm, cảnh quan đóng băng, khí hậu lạnh. Những nơi ở gần xích đạo, lượng ánh sáng và nhiệt nhận được trong hai thời kỳ đó chênh nhau không nhiều lắm, nên khí hậu quanh năm nóng đều, các mùa không rõ rệt.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay