Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức Ôn tập chương 2 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 2 (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI (PHẦN 3)

Câu 1: Khi vẽ 360 kinh tuyến trên đường xích đạo của quả Địa Cầu thì mỗi kinh tuyến cách nhau bao nhiêu km?

Trả lời:

Độ dài của đường xích đạo là 40076 km.

Khoảng cách giữa mỗi kinh tuyến bằng 40076 : 360 = 111 km

Câu 2: Nêu một số ví dụ chứng minh rằng Trái Đất có dạng hình cầu?

Trả lời:

Một số ví dụ chứng minh Trái Đất có dạng hình cầu:

 - Trái đất có hình cầu vì Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu

 - Có hiện tượng ngày đêm và độ dài của nó.

 - 20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới

 - Dạng khối cầu của Trái Đất chụp từ vệ tinh

 - Khi nguyệt thực xảy ra (Trái đất từ từ di chuyển vào giữa, thẳng hàng với Mặt trăng và Mặt trời), phần tối trên bề mặt Mặt trăng có hình tròn. Đây chính là bóng của Trái đất, cũng chính là đầu mối tuyệt vời chứng minh hành tinh của chúng ta có dạng hình cầu.

Câu 3: Một người đi trọn vòng quanh Trái Đất theo đường xích đạo với tốc độ 60km/h thì mất hết bao nhiêu thời gian?

Trả lời:

- Độ dài đường xích đạo: 40076 km. - Độ dài đường xích đạo: 40076 km.

- Với tốc độ 60 km/h, để đi hết một vòng quanh Trái Đất theo đường xích đạo, cần: 40076 km : 60 = 668 ngày. - Với tốc độ 60 km/h, để đi hết một vòng quanh Trái Đất theo đường xích đạo, cần: 40076 km : 60 = 668 ngày.

Câu 4: Tại sao trong Hệ Mặt Trời chỉ có Trái Đất có sự sống?

Trả lời:

Trái Đất có dạng hình cầu nên chứa đựng nhiều nhất lượng vật chất, đồng thời còn có kích thước và khối lượng đủ lớn nên mọi vật đều bị Trái Đất hút vào tâm. Nhờ vậy, Trái Đất giữ được lớp khí quyển bao quanh, là hành tỉnh có sự sống trong hệ Mặt Trời (còn Mặt Trăng có đường kính nhỏ hơn Trái Đất gần 4 lần, khối lượng nhỏ hơn 81,3 lần, nên bề mặt Mặt Trăng không có khí quyển).

Câu 5 Trong cùng một lúc, ở khắp nơi trên Trái Đất không có giờ giống nhau. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Trong cùng một lúc, ở khắp nơi trên Trái Đất không có giờ giống nhau vì trong cùng một lúc, trên bề mặt Trái Đất có cả ngày và đêm, tức là có đủ 24 giờ.

Câu 6: Liệt kê một số quốc gia sử dụng nhiều múi giờ?

Trả lời:

Một số quốc gia sử dụng nhiều múi giờ: Nga, Mỹ, Anh, Úc, Canada, Đan Mạch,...

Câu 7: Trình bày thuận lợi về mặt sinh hoạt và đời sống trong sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ?

Trả lời:

Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ thuận tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên toàn thế giới, vì các hoạt động của người dân ở các nơi khác nhau trên thế giới sẽ được thống nhất về mặt thời gian.

Câu 8: Chung kết đường lên đỉnh Olympia được truyền hình trực tiếp vào 12 giờ ngày 30 tháng 10 năm 2023 tại Việt Nam. Khi đó ở các địa điểm Mát-xcơ-va (Nga), Tokyo (Nhật Bản) và Niu – Óoc (Mỹ) là mấy giờ?

Trả lời:

Chung kết đường lên đỉnh Olympia được truyền hình trực tiếp vào 12 giờ ngày 30 tháng 10 năm 2023 tại Việt Nam. Khi đó ở các điểm điểm

- Mát-xcơ-va (Nga) là 14 giờ ngày 30 tháng 10 năm 2023. - Mát-xcơ-va (Nga) là 14 giờ ngày 30 tháng 10 năm 2023.

- Tokyo (Nhật Bản) là 10 giờ ngày 30 tháng 10 năm 2023. - Tokyo (Nhật Bản) là 10 giờ ngày 30 tháng 10 năm 2023.

- -  Niu – Óoc (Mỹ) là 22 giờ ngày 29 tháng 10 năm 2023.

Câu 9: Máy bay xuất phát từ Hà Nội đến Luân Đôn (Anh) lúc 20 giờ ngày 11 tháng 10 (theo giờ Việt Nam). Hỏi lúc đáp máy bay theo giờ Luân Đôn là mấy giờ, biết thời gian bay mất 15 tiếng?

Trả lời:

Lúc đáp máy bay theo giờ Luân Đôn là 18 giờ ngày 12 tháng 10.

Câu 10: Tại sao nếu Trái Đất đứng yên, không tự quay quanh trục, thì tất cả các điểm trên bề mặt Trái Đất đều không thể lần lượt có ngày và đêm?

Trả lời:

- Do Trái Đất có dạng hình cầu nên một nửa luôn được chiếu sáng và một nửa luôn khuất trong bóng tối. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa khuất trong bóng tối là đêm. - Do Trái Đất có dạng hình cầu nên một nửa luôn được chiếu sáng và một nửa luôn khuất trong bóng tối. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa khuất trong bóng tối là đêm.

- Nhờ có sự vận động tự quay của Trái Đất quanh trục từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. - Nhờ có sự vận động tự quay của Trái Đất quanh trục từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

- Vì vậy, nếu Trái Đất đứng yên không tự quay quanh trục thì tất cả các điểm trên bề mặt Trái Đất đều không thể lần lượt có ngày và đêm. - Vì vậy, nếu Trái Đất đứng yên không tự quay quanh trục thì tất cả các điểm trên bề mặt Trái Đất đều không thể lần lượt có ngày và đêm.

Câu 11: Tại sao lại có sự khác nhau về thời gian mùa ở hai nửa cầu?

Trả lời:

- Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu bắc, lúc nửa cầu nam ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa: - Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu bắc, lúc nửa cầu nam ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa:

+ Nửa cầu hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng. + Nửa cầu hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng.

+ Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh. + Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh.

- Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm. - Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.

- Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. - Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Câu 12: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong năm. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Do khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng, nên Trái Đất khi thì ngà nửa cầu Bắc, khi thì ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó. Trong năm, mùa nóng và mùa lạnh của mỗi nửa cầu cứ luân phiên nhau như vậy.

Câu 13: Hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau vào những ngày nào trong năm và thời gian đó là những mùa gì?

Trả lời:

- Vào các ngày 21 - 3 (Xuân phân) và 23 - 9 (Thu phân), hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau. - Vào các ngày 21 - 3 (Xuân phân) và 23 - 9 (Thu phân), hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau.

- Đó là thời gian chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh của Trái Đất (còn gọi là mùa xuân và mùa thu). - Đó là thời gian chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh của Trái Đất (còn gọi là mùa xuân và mùa thu).

Câu 14: Vào dịp tết dương lịch năm nay, gia đình bạn Nam đi du lịch ở Ô – xtrây – li – a. Bố Nam dặn chuẩn bị nhiều quần áo mát mẻ. Tại sao bố Nam lại dặn như vậy?

Trả lời:

Bố Nam dặn chuẩn bị nhiều quần áo mát mẻ do vào dịp tết dương lịch ở Việt Nam ở bán cầu Bắc là mùa đông nhưng Ô – xtrây – li – a ở bán cầu Nam nên hiện đang là mùa hè. Vì vậy, Nam cần mang quần áo mát mẻ để có thể thích ứng với điều kiện thời tiết ở nơi đó.

Câu 15: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong năm?

Trả lời:

Do khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng, nên Trái Đất khi thì ngà nửa cầu Bắc, khi thì ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó. Trong năm, mùa nóng và mùa lạnh của mỗi nửa cầu cứ luân phiên nhau như vậy.

 

Câu 16: Giả sử có người sinh sống ở hành tinh khác, em hãy viết một lá thư khoảng 10 dòng giới thiệu về Trái Đất của chúng ta với họ

Trả lời:

Xin chào các bạn, tên của mình là Minh. Năm nay mình 12 tuổi và mình đến từ hành tinh thứ ba trong Hệ Mặt Trời - đó là Trái Đất hay "Hành tinh Xanh". Không biết các bạn đã biết đến hành tinh của mình chưa, nó thực sự rất xinh đẹp và nhiều điều lý thú đó. Trái đất có hình cầu, nó không chỉ là nơi con người có thể sinh sống - mà còn được biết đến như nguồn gốc của sự sống. Con người đã xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng triệu năm. Trái Đất của mình cũng như hành tinh của bạn, quay quanh Mặt Trời. Và nó thì mất gần 24 giờ để quay hết 1 vòng. Trái Đất là một hành tinh đất đá, có nghĩa là nó có cấu tạo đất đá cứng, khác với những hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc. Trái Đất là hành tinh lớn nhất trong bốn hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời, về cả kích thước và khối lượng. ... Và đồng thời nó cũng là hành tinh đất đá duy nhất mà các mảng kiến tạo còn hoạt động. 70% hành tinh của chúng tớ được bao phủ là nước, còn 30% là lớp vỏ rắn nằm trên mực nước biển. Với sự khám phá, tìm tòi cùng khoa học kĩ thuật phát triển, con người chúng tớ đã thám hiểm và đặt chân đến một số hành tinh khác trong hệ mặt trời. Đó chỉ là một vài đặc điểm nổi bật của hành tinh tớ thôi, còn hành tinh của bạn thì sao? Kể cho mình nghe vào lá thư tới nhé. Mong sớm nhận được thư của bạn.

Câu 17: Em hãy nêu một số ví dụ để thuyết phục bạn đó rằng Trái Đất có dạng khối cầu.

Trả lời:

Một số sự kiện và hiện tượng chứng tỏ Trái Đất hình cầu:

●     Trái đất có hình cầu vì Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu 

●     Có hiện tượng ngày đêm và độ dài của nó.

●     20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới

●     Dạng khối cầu của Trái Đất chụp từ vệ tinh

●     Khi nguyệt thực xảy ra (Trái đất từ từ di chuyển vào giữa, thẳng hàng với Mặt trăng và Mặt trời), phần tối trên bề mặt Mặt trăng có hình tròn. Đây chính là bóng của Trái đất, cũng chính là đầu mối tuyệt vời chứng minh hành tinh của chúng ta có dạng hình cầu.

Câu 18: An sống ở Hà Nội và có bạn sống ở thành phố Xao Pao-lô (Bra-xin). Vào lúc 11 giờ trưa, sau khi đi học về, An định gọi điện cho bạn để nói chuyện. Bố khuyên An không nên làm như vậy. Theo em, tại sao bố lại khuyên An như thế?

Trả lời:

Khi Hà Nội (Việt Nam) là 11 giờ trước thì Xao Pao-lô là lúc 0  giờ. Lúc đó bạn của An đang là giờ ngủ vì vậy An không nên gọi điện nói chuyện

 

Câu 19: Ở sảnh các khách sạn thường treo một số đồng hồ của các địa điểm khác nhau trên thế giới, các đồng hồ này chỉ các giờ khác nhau. Tại sao lại như vậy? Nếu đặt thêm đồng hồ địa điểm Hà Nội vào hình thì đồng hồ đó sẽ chỉ mấy giờ?

Trả lời:

●     Ở sảnh các khách sạn thường treo một số đồng hồ của các địa điểm khác nhau trên thế giới, các đồng hồ này chỉ các giờ khác nhau. Vì khách sạn thường là nơi có nhiều khách du lịch ở các nước trên thế giới. Việc treo nhiều đồng hồ ở một số địa điểm khác nhau như vậy giúp khách du lịch có thể tiện theo dõi giờ.

●     Các đồng hồ chỉ giờ khác nhau trong sảnh khách sạn là do giờ ở cùng một thời điểm tại các địa điểm đó khác nhau. Cụ thể, ở Lốt An giơ lét là 2 giờ 30 phút, Niu Oóc là 5 giờ 30 phút, Luân Đôn là 10 giờ 30 phút, To-ky-ô là 7 (19) giờ 30 phút. Nếu đặt thêm đồng hồ địa điểm Hà Nội, thì đồng hồ sẽ chỉ 5 (17) giờ 30 phút

Câu 20: Nghỉ hè năm nay, bố cho An đi du lịch ở Ô-xtrây-li-a. An không hiểu tại sao bố lại dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm để làm gì. Em hãy giải thích cho An.

Trả lời:

Bố Nam dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm vì lúc đó Việt Nam ở bán cầu Bác là mùa hè còn Ô-xtrây-li-a lại là mùa đông do nằm ở bán cầu Nam. Vì vậy, Nam phải mang đồ ấm sáng để dùng, thích ứng với điều kiện thời tiết ở đó.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay