Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức Ôn tập chương 6 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 6 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 6. ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT (PHẦN 2)

Câu 1: Rừng nhiệt đới được chia thành mấy kiểu chính?

Trả lời:

Rừng nhiệt đới được chia thành 2 kiểu chính: Rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa.

Câu 2: Nêu vai trò của rừng nhiệt đới?

Trả lời:

Rừng nhiệt đới có vai trò hết sức quan trọng đối với việc ổn định khí hậu Trái Đất, đồng thời là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn dược liệu, thực phẩm và gỗ,...

 

Câu 3: Nêu đặc điểm của giới động vật?

Trả lời:

Giới động vật trên các lục địa cũng hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu.

Câu 4: Kể tên một số loài động thực vật nhiệt đới?

Trả lời:

Nhiều loài leo trèo giỏi, nhiều côn trùng, chim, thú,...; xa van và thảo nguyên có nhiều loài ăn cỏ, chạy nhanh như ngựa, linh dương,... và các loài ăn thịt như sư tử, linh cẩu,...

Câu 5: Nêu một số biện pháp để bảo vệ các loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?

Trả lời:

Biện pháp bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng: lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, trồng rừng, nghiêm cấm việc khai thác quá mức của con người,...

Câu 6: Chứng minh rằng sinh vật trên thế giới rất đa dạng?

Trả lời:

Sinh vật trên Trái Đất hết sức đa dạng

- Sinh vật dưới đại dương: có cả thực vật và động vật; thành phần loài khác nhau, thay đổi theo vùng biển và độ sâu. - Sinh vật dưới đại dương: có cả thực vật và động vật; thành phần loài khác nhau, thay đổi theo vùng biển và độ sâu.

 - Sinh vật trên lục địa: khác nhau ở mọi nơi trên Trái Đất do điều kiện về nhiệt độ, lượng mưa khác nhau, nên thực vật hết sức đa dạng, đi kèm là các loài động vật. - Sinh vật trên lục địa: khác nhau ở mọi nơi trên Trái Đất do điều kiện về nhiệt độ, lượng mưa khác nhau, nên thực vật hết sức đa dạng, đi kèm là các loài động vật.

 

Câu 7: Nêu nguyên nhân các loài sinh vật hiện đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?

Trả lời:

Nguyên nhân các loài sinh vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng: do mất môi trường sinh sống, do con người khai thác quá mức, do biến đổi khí hậu...

Câu 8: So sánh sự khác nhau giữa 2 kiểu rừng nhiệt đới

Trả lời:

Rừng mưa nhiệt đớiRừng mưa nhiệt đới gió mùa
 - Được hình thành ở nơi mưa nhiều quanh năm  - Chủ yếu phân bố ở lưu vực sông A-ma-dôn (Nam Mỹ), lưu vực sông Công-gô (châu Phi) và một phần Đông Nam Á.  - Rừng rậm rạp, có 4 – 5 tầng. - Phát triển ở những nơi có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt (Đông Nam Á, Đông Ấn Độ,... ).  - Phần lớn các cây trong rừng rụng lá vào mùa khô.  - Cây trong rừng thấp hơn và ít tầng hơn ở rừng mưa nhiệt đới.

 

Câu 9: Đất là gì?

Trả lời:

Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bờ, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

Câu 10: Nêu các thành phần của đất?

Trả lời:

Đất bao gồm nhiều thành phần: khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tùy thuộc vào điều kiện hình thành đất ở từng nơi.

 

Câu 11: Đất được hình thành do đâu?

Trả lời:

Đất được hình thành do tác động đồng thời của năm nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.

Câu 12: Dựa vào những yếu tố nào để phân thành các nhóm đất khác nhau?

Trả lời:

Dựa vào quá trình hình thành và tính chất đất mà người ta phân thành các nhóm đất khác nhau. Trong đó đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốt dôn và đất đỏ vàng nhiệt đới là một số nhóm đất điển hình.

 

Câu 13: Độ phì là gì?

Trả lời:

Độ phì là khả năng đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các yếu tố cần thiết khác như nhiệt độ, không khí,… cho cây sinh trưởng và phát triển.

Câu 14: Phân tích tính chất của các tầng đất?

Trả lời:

Khi ta đào đất theo chiều thẳng đứng sẽ thấy xuất hiện các tầng đất khác nhau. Ở các địa điểm khác nhau thì độ dày, màu sắc của các tầng đất cũng khác nhau, phản ánh quá trình hình thành và tính chất của đất.

Câu 15: Nêu các nhân tố hình thành đất?

Trả lời:

- Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đất hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau sẽ có tính chất và màu sắc khác nhau. - Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đất hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau sẽ có tính chất và màu sắc khác nhau.

- Khí hậu (đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa) tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất. - Khí hậu (đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa) tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

- Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất. Vi sinh vật phân huỷ xác động, thực vật đề hình thành mùn. Động vật sống trong đất có tác dụng làm đất tơi xốp hơn. - Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất. Vi sinh vật phân huỷ xác động, thực vật đề hình thành mùn. Động vật sống trong đất có tác dụng làm đất tơi xốp hơn.

- Địa hình (đặc biệt là độ cao và độ dốc) ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất và độ phì của đất - Địa hình (đặc biệt là độ cao và độ dốc) ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất và độ phì của đất

- Thời gian: Trong cùng một điều kiện hình thành như nhau, nơi có thời gian hình thành đất lâu hơn, sẽ có tầng đất dày hơn. - Thời gian: Trong cùng một điều kiện hình thành như nhau, nơi có thời gian hình thành đất lâu hơn, sẽ có tầng đất dày hơn.

 

Câu 16: Quan sát bản đồ dưới đây và xác định nơi phân bố chủ yếu của đất đen thảo nguyên ôn đới?

Trả lời:

Nơi phân bố chủ yếu của đất đen thảo nguyên ôn đới: Trung Á, trung tâm Bắc Mĩ, Nam Mĩ

Câu 17: Quan sát bản đồ dưới đây và xác định nơi phân bố chủ yếu của đất pốt dôn?

Trả lời:

Nơi phân bố chủ yếu của đất pốt dôn: Bắc Âu, đồng bằng Xibia, đông bắc Hoa Kì, trung tâm Canada

Câu 18: Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong đất?

Trả lời:

Con người làm tăng độ phì của đất bằng các biện pháp như: bón phân hữu cơ, làm đất (cày ải...), canh tác hợp lý (xen canh, luân canh...).

 

Câu 19: Tại sao phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để bảo vệ đất?

Trả lời:

Để bảo vệ đất, chúng ta phải Phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vì lớp phủ thực vật sẽ hạn chế quá trình rửa trôi đất làm mất chất dinh dưỡng trong đất. Lớp phủ bể mặt sẽ cung cấp các chất hữu cơ quan trọng để bổ sung lượng mùn, giữ nước làm đất không bị khô, thiếu nước.

Câu 20: Sự biến đổi chất chịu ảnh hưởng như thế nào từ con người?

Trả lời:

Con người có tác động đến sự biến đổi đất

- Con người làm cho đất tốt hơn nhờ các biện pháp tăng độ phì của đất: - Con người làm cho đất tốt hơn nhờ các biện pháp tăng độ phì của đất:

 + Phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

 + Canh tác đất hợp lý.

 + Bón phân hữu cơ.

 + Không sử dụng phân hoá học.

 + Luân canh, xen canh, cho đất có thời gian tái tạo,...

- Con người làm cho đất xấu đi do sử dụng thuốc trừ sâu, khai thác tài nguyên, chặt phá rừng,... - Con người làm cho đất xấu đi do sử dụng thuốc trừ sâu, khai thác tài nguyên, chặt phá rừng,...

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay