Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức Ôn tập chương 7 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 7 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 7. CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

 (PHẦN 2)

Câu 1: Tại sao việc bảo vệ đại dương quan trọng?

Trả lời:

Việc bảo vệ đại dương quan trọng vì đại dương cung cấp nguồn thức ăn, điều hòa khí hậu và là môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

Câu 2: Tác động của sự tăng dân số đến môi trường như thế nào?

Trả lời:

Sự tăng dân số gây áp lực lớn lên tài nguyên thiên nhiên, gây ra sự suy giảm tài nguyên và tăng ô nhiễm môi trường.

 

Câu 3: Tại sao việc bảo vệ các khu vực đặc biệt như vườn quốc gia và di sản thế giới quan trọng?

Trả lời:

Việc bảo vệ các khu vực đặc biệt quan trọng vì chúng chứa đựng giá trị sinh thái và văn hóa đáng kể và cần được bảo tồn cho thế hệ tương lai.

Câu 4: Tác động của sự biến đổi môi trường đến con người như thế nào?

Trả lời:

Sự biến đổi môi trường có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, trong đó có các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường, thiên tai và thay đổi khí hậu.

Câu 5: Trình bày tình hình gia tăng dân số của các quốc gia trên thế giới?

Trả lời:

- Số dân của các quốc gia rất khác nhau và luôn biến động.  - Số dân của các quốc gia rất khác nhau và luôn biến động.

- Tuy nhiên, trên phạm vi toàn thế giới, dân số luôn có xu hướng tăng theo thời gian. - Tuy nhiên, trên phạm vi toàn thế giới, dân số luôn có xu hướng tăng theo thời gian.

Câu 6: Phân tích tình hình phân bố dân cư trên thế giới?

Trả lời:

- Ngày nay, con người đã sinh sống ở hầu khắp các khu vực và châu lục trên thế giới. - Ngày nay, con người đã sinh sống ở hầu khắp các khu vực và châu lục trên thế giới.

- Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đổi theo thời gian và không đều theo không gian, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cũng như hoàn cảnh tự nhiên. - Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đổi theo thời gian và không đều theo không gian, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cũng như hoàn cảnh tự nhiên.

- Những nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi,... thường có dân cư tập trung đông đúc. - Những nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi,... thường có dân cư tập trung đông đúc.

- Trong khi đó, các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn,...), giao thông khó khăn, kinh tế kém phát triển,... là những nơi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp. - Trong khi đó, các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn,...), giao thông khó khăn, kinh tế kém phát triển,... là những nơi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp.

 

Câu 7: Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái bởi những hành động nào của con người?

Trả lời:

Những tác động của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái:

 - Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên

 - Chặt phá, đốt rừng

 - Gây thoái hóa đất

 - Thải khí Cacbonic quá nhiều ra môi trường

Câu 8: Con người đã đưa vào môi trường thiên nhiên những loại rác thải nào?

Trả lời:

- Một số loại rác thải sinh hoạt: tro xỉ, tro than, các loại rau, củ quả đã bị hư, thối; cơm/canh/thức ăn còn thừa hoặc bị thiu; các loại bã chè, bã cafe;  các loại vỏ sò/ốc, vỏ trứng; các loại vỏ lon nước ngọt/lon bia/vỏ hộp trà; hộp giấy, bì thư, bưu thiếp đã qua sử dụng;  - Một số loại rác thải sinh hoạt: tro xỉ, tro than, các loại rau, củ quả đã bị hư, thối; cơm/canh/thức ăn còn thừa hoặc bị thiu; các loại bã chè, bã cafe;  các loại vỏ sò/ốc, vỏ trứng; các loại vỏ lon nước ngọt/lon bia/vỏ hộp trà; hộp giấy, bì thư, bưu thiếp đã qua sử dụng; 

- Một số loại rác thải công nghiệp: hóa chất, chất thải các ngành công nghiệp; đồ da, đồ cao su, đồng hồ hỏng, băng đĩa nhạc, radio… không thể sử dụng; gạch/ đá, đồ sành/sứ vỡ hoặc không còn giá trị sử dụng; ly/ cốc/ bình thủy tinh vỡ; thùng carton, sách báo cũ; chất thải ngành than, dầu khí;... - Một số loại rác thải công nghiệp: hóa chất, chất thải các ngành công nghiệp; đồ da, đồ cao su, đồng hồ hỏng, băng đĩa nhạc, radio… không thể sử dụng; gạch/ đá, đồ sành/sứ vỡ hoặc không còn giá trị sử dụng; ly/ cốc/ bình thủy tinh vỡ; thùng carton, sách báo cũ; chất thải ngành than, dầu khí;...

- Một số loại rác thải nông nghiệp: phân bón, hóa chất dư thừa; phân của động vật, chất thải của nông nghiệp, rơm rạ, cỏ, những loại bao bì, vỏ chai nhựa trong quá trình canh tác, thức ăn thừa cho động vật thừa, thuốc tăng trọng. - Một số loại rác thải nông nghiệp: phân bón, hóa chất dư thừa; phân của động vật, chất thải của nông nghiệp, rơm rạ, cỏ, những loại bao bì, vỏ chai nhựa trong quá trình canh tác, thức ăn thừa cho động vật thừa, thuốc tăng trọng.

 

Câu 9: Lấy ví dụ cho thấy tác động của thiên nhiên đối với đời sống con người?

Trả lời:

Trong đời sống hằng ngày, thiên nhiên cung cấp những điều kiện hết sức cần thiết (không khí, ánh sáng, nhiệt độ, nước,...) để con người có thể tồn tại. Các điều kiện tự nhiên như địa hình (cao hay thấp, gồ ghề hay bằng phẳng...), khí hậu (nóng hay lạnh, mưa nhiều hay mưa ít,...), đất trồng (màu mỡ hay bạc màu,...), nguồn nước phong phú hay khô cạn,...) đều có ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, lối sống và cả sinh hoạt hằng ngày của con người.

Câu 10: Lấy ví dụ cho thấy tác động của thiên nhiên tới hoạt động sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

Đối với sản xuất nông nghiệp:

Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu tác động rõ rệt nhất của hoàn cảnh tự nhiên vì cây trồng và vật nuôi (đối tượng của sản xuất nông nghiệp) chỉ có thể tồn tại và phát triển bình thường khi có nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí,... phù hợp.

 

Câu 11: Lấy ví dụ cho thấy tác động của thiên nhiên tới hoạt động sản xuất công nghiệp?

Trả lời:

Đối với sản xuất công nghiệp:

Tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là khoáng sản) là nguồn cung cấp nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu để các ngành công nghiệp hoạt động.

Câu 12: Lấy ví dụ cho thấy tác động của thiên nhiên tới hoạt động sản xuất giao thông vận tải và du lịch?

Trả lời:

Đối với giao thông vận tải và du lịch:

Địa hình đồng bằng thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ hơn địa hình đồi núi. Nơi nhiều sông hồ thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ. Nơi có khí hậu ôn hoà, nhiều phong cảnh đẹp thuận lợi cho ngành du lịch.

 

Câu 13: Quan sát bản đồ dưới đây và liệt kê một số khu vực có mật độ dân số trên 250 người/km2 ?

Trả lời:

Khu vực trên thế giới có mật độ dân số trên 250 người /km²: Tây Âu, Nam Á,

Đông Nam Á, Đông Á ...

Câu 14: Quan sát bản đồ dưới đây và liệt kê một số khu vực có mật độ dân số dưới 5 người/km2?

 

Trả lời:

Khu vực trên thế giới có mật độ dân số trên 250 người /km²: Tây Âu, Nam Á,

Đông Nam Á, Đông Á ...

Câu 15: Quan sát lược đồ dưới đây và liệt kê những thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018?

Trả lời:

Những thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018: Tô-ky-ô, Niu Đê-li, Thượng Hải,  Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti,...

 

Câu 16: Quan sát lược đồ dưới đây và cho biết châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất?

Trả lời:

Châu lục có nhiều siêu đô thị nhất: Châu Á.

Câu 17: Phân tích hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh về đời sống, sản xuất và môi trường?

Trả lời:

Hậu quả của sự gia tăng dân số thế giới quá nhanh:

- Xã hội: tỉ lệ thất nghiệp cao, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội, thiếu cơ sở vật chất - Xã hội: tỉ lệ thất nghiệp cao, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội, thiếu cơ sở vật chất

cho giáo dục, y tế,…

- Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, môi trường suy thoái. - Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, môi trường suy thoái.

Câu 18: Giải thích sự phân bố dân cư trên thế giới?

Trả lời:

- Sự phân bố của dân cư trên thế giới không đồng đều trong không gian, có vùng tập trung đông dân, có vùng tập trung thưa dân, thậm chí có vùng không có dân cư sinh sống. - Sự phân bố của dân cư trên thế giới không đồng đều trong không gian, có vùng tập trung đông dân, có vùng tập trung thưa dân, thậm chí có vùng không có dân cư sinh sống.

- Dân số tập trung đông ở những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất, giao thông thuận tiện như các đồng bằng, đô thị hoặc những khu vực có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Ngược lại, những vùng băng giả, các hoang mạc, những vùng núi cao thì dân cư thưa thớt, thậm chí không có người sinh sống. - Dân số tập trung đông ở những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất, giao thông thuận tiện như các đồng bằng, đô thị hoặc những khu vực có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Ngược lại, những vùng băng giả, các hoang mạc, những vùng núi cao thì dân cư thưa thớt, thậm chí không có người sinh sống.

 

Câu 19: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy so sánh tốc độ gia tăng dân số thế giới giai đoạn 1804 - 1960 và giai đoạn 1960-2011?

Năm18041927196019741987199920112050

Số dân

(tỉ người)

1234567

9

(dự báo)

Trả lời:

Tốc độ gia tăng dân số thế giới giai đoạn 1960 - 2011 nhanh hơn (trong 51 năm, dân số thế giới tăng từ 3 tỷ lên 7 tỷ người) giai đoạn lên 3 tỉ người).

Câu 20: Hãy trình bày các biện pháp cụ thể mà con người có thể thực hiện để bảo vệ môi trường và duy trì sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên.

Trả lời:

Các biện pháp cụ thể bao gồm: tiết kiệm năng lượng và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, giảm ô nhiễm môi trường bằng cách tái chế và xử lý rác thải, bảo vệ các khu vực đặc biệt như vườn quốc gia và di sản thế giới, thúc đẩy việc trồng cây và bảo vệ rừng, hỗ trợ các chương trình bảo tồn động và thực vật, và tăng cường nhận thức về tác động của con người đến thiên nhiên thông qua giáo dục và quảng bá.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay