Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Cánh diều bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử 8 Cánh diều bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 Cánh diều.

Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều

BÀI 6: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII

 (16 câu)

  1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu một số nét chính về bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Một số nét chính về bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII:

- Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng

sâu sắc. Phủ chúa giữ mọi quyền hành, quanh năm tổ chức hội hè, yến tiệc, phụng phí tiền của.

- Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. Tình trạng hạn hán, lụt lội dẫn đến nạn mất mùa liên tiếp xảy ra. Đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ làm cho nhà cửa bị ngập, sản xuất nông nghiệp đình đốn. Thủ công nghiệp, thương nghiệp ngày càng sa sút, điêu tàn.

- Cuộc sống khó khăn về mọi mặt đã thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến.

Câu 2: Hãy cho biết thời gian bùng nổ, diễn biến chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Thời gian bùng nổ, diễn biến chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 – 1769):

+ Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam khởi nghĩa. Ông xây dựng căn cứ ở Điện Biên, được nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ.

+ Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.

+ Sau khi ông mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751):

+ Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân xây dựng căn cứ ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi mở rộng hoạt động ra các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

+ Uy thế của nghĩa quân ngày một lên cao. Năm 1751, trước sự tấn công ồ ạt của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương bị bắt. Khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751):

+ Địa bàn hoạt động chính của cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là ở Đồ Sơn, Vân Đồn,...

+ Nghĩa quân đánh lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi mở rộng hoạt động xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.

+ Cuộc khởi nghĩa nhận được sự ủng hộ đông đảo của nhân dân. Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.

Câu 3: Hãy cho biết kết quả, ý nghĩa và tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Kết quả, ý nghĩa và tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII:

- Kết quả: phong trào nông dân ở Đàng Ngoài kéo dài hàng chục năm nhưng cuối cùng đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử.

- Ý nghĩa:

+ Thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công.

+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,...

- Tác động: phong trào đã giáng đòn mạnh mẽ và đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện, chuẩn bị “mảnh đất” thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.

Câu 4: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo mẫu:

Khởi nghĩa

Thời gian diễn ra

Địa bàn hoạt động

Kết quả

    

Trả lời:

Khởi nghĩa

Thời gian diễn ra

Địa bàn hoạt động

Kết quả

Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất

1739 – 1769

Điện Biên

Thất bại

Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương

1740 - 1751

Tam Đảo (Vĩnh Phúc)

Thất bại

Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu

1741 - 1751

Đồ Sơn, Vân Đồn

Thất bại

 

Câu 5: Em hãy cho biết tình hình chính trị của đàng ngoài giai đoạn thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Tình hình chính trị của Đàng Ngoài:

- Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền đàng ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng. Phủ chúa thì quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của. Quan lại, binh lính, hoành hành, đục khoét nhân dân.

- Ruộng đất của nhân dan bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Hạn lụt, mất mùa liên tục xảy ra. Các đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ. Hàng chục huyện bị ngập, nhà cửa bị trôi dạt. Nhà nước đánh thuế rất nặng các sản phẩm, hàng hóa. Công thương nghiệp ngày càng sa sút, phố chợ điêu tàn.

- Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải dời bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi. Cuộc sống người dân ngày càng thê thảm.   

  1. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Trả lời

Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

- Các cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt, chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời.

- Quy mô: Cuộc khỏi nghĩa có quy mô rộng khắp Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất.

 

 

 

 

Câu 2: Tại sao các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII lại thất bại?

Trả lời:

Các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII lại thất bại vì:

- Nổ ra lẻ tẻ, không đồng thời.

- Chưa có sự liên kết, thống nhất hợp thành phong trào rộng lớn.

Câu 3: Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã dẫn đến những hậu quả:

- Mất mùa, lũ lụt liên tục xảy ra, ruộng đất bị bọn cường hào, địa chủ, quan lại chiếm khiến nông dân rơi vào tình cảnh đói khổ, bỏ làng đi tha hương cầu thực, xác người chết đói nằm ngổn nganh đầy đường.

- Nhà nước đánh thuế nặng các loại sản phẩm, hàng hóa: Công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

=>Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

Câu 4: Nêu nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo các nội dung sau:

- Thời gian, số lượng:

- Pham vi hoạt động:

- Lực lượng tham gia:

- Mối quan hệ giữa các cuộc khởi nghĩa.

Trả lời:

Nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo các nội dung sau:

- Thời gian, số lượng : Thời gian kéo dài từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XVIII với hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ.

- Phạm vi hoạt động : khắp các trấn vùng đồng bằng Đàng Ngoài và vùng Thanh – Nghệ.

- Lực lượng tham gia : nông dân.

- Kết quả, ý nghĩa: thất bại; góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay, tạo tiền đề cho nghĩa quân Tây Sơn sau này tiến ra Đàng Ngoài lật đổ được thế lực họ Trịnh…

  1. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Lập sơ đồ tư duy về một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Sơ đồ tư duy về một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, em hiểu gì về ý nghĩa, tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đối với xã hội Đại Việt.

“Cuộc chiến đấu quyết liệt của nông dân được làm vua, thua làm giặc, cả đời khốn khổ chua cay, ước sao chỉ được một ngày làm vua đó, tuy chưa giành được thắng lợi, nhưng đã là hồi chuông báo động cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Đàng Ngoài, là những biểu hiện nổi bật, toàn diện của cuộc khủng hoảng đó”.

 

(Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam,

Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.204)

Trả lời:

Qua đoạn tư liệu, ý nghĩa, tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đối với xã hội Đại Việt được thể hiện:

- Ý nghĩa:

+ Thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công.

+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,...

- Tác động: phong trào đã giáng đòn mạnh mẽ và đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện, chuẩn bị “mảnh đất” thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.

Câu 3: Trình bày một số hiểu biết của em về một di tích được xây dựng trong thời kì khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài.

Trả lời:

- Thành Bản Phủ nằm ở xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 9 km. Đây là một kỳ tích về xây dựng thành của họ Hoàng. Thành rộng hơn 80 mẫu. Sau lưng là sông Nậm Rốn. Tường thành đắp bằng đất, trồng tre gai vây quanh, loại tre được mang từ Thái Bình lên. Ngoài có hào sâu rộng 4-5 thước trên mặt thành ngựa, voi đi lại được. Thành có các cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng gác…Năm 1981, Thành Bản Phủ được Bộ Văn hóa – Thông tin và Thể thao xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia.

- Đền thờ Hoàng Công Chất được xây ở trung tâm thành Chiềng Lê (tức Bản Phủ) để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân – là di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương ghi lại công lao to lớn cửa người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Mường Then) – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.

 

  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 5 dòng) về một di tích hoặc lễ hội còn tồn tại đến ngày nay gắn với tên tuổi một vị thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Đền thờ Hoàng Công Chất được xây ở trung tâm thành Chiềng Lê (tức Bản Phủ) để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân – là di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương ghi lại công lao to lớn cửa người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Mường Then) – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.

Câu 2: Dựa vào sự hiểu biết của em, hãy viết về một cuộc khởi nghĩa (khoảng 100 chữ) với các nội dung sau:

- Khởi nghĩa diễn ra khi nào? Ở đâu?

- Mục đích?

- Ai tham gia?

- Ai có liên quan?

- Họ đã hành động như thế nào?

- Kết quả?

Trả lời:

Năm 1739, trước tình cảnh triều đình phong kiến tha hóa, bỏ bê biên ải, giặc dã hoành hành, dân chúng lầm than, Hoàng Công Chất đã chiêu binh mã, tập trung lực lượng khởi nghĩa tại Đông Yên.

Sau khi làm chủ vùng Sơn Nam hạ (Thái Bình, Nam Định ngày nay), nghĩa quân đánh thẳng vào Thanh Hóa và tiến lên Tây Bắc.

Năm 1754, Mường Thanh được giải phóng, các tù trưởng tự nguyện đem quân hợp nhất, tăng sức mạnh lực lượng, Hoàng Công Chất cho xây dựng đại bản doanh ở tại thành Tam Vạn (Sam Mứn).

Do thành Tam Vạn không đáp ứng yêu cầu về mặt quân sự, nên Hoàng Công Chất đã cho xây dựng thành Chiềng Lề (thành Bản Phủ) vào năm 1758. Thành Bản Phủ rộng 80 mẫu, tường đất cao 5 thước, mặt thành rộng 4-5 thước, voi ngựa có thể đi lại. Thành có 4 cửa, cổng thành bề thế, có vọng gác, người đi trên tường thành có thể quan sát toàn bộ vùng lòng chảo, xung quanh thành trồng tre gai dày đặc, có hào sâu 10 thước. Thành Bản Phủ nằm ở gần ngã 3 sông Nậm Rốm và Pá Nậm, rất lợi thế về mặt phòng thủ, Hoàng Công Chất cho đào hơn trăm ao lấy nước sinh hoạt và luyện thủy quân trong thành, sau đó chia đất cho người dân địa phương, vùng Mường Thanh trở thành vùng đất trù phú nhất khu vực Tây Bắc.

Tháng 10/1767, nghĩa quân tấn công 7 trận lớn vào các vùng thuộc Sơn La, Thanh Hóa, Hòa Bình ngày nay. Chúa Trịnh Sâm đã tập trung binh lực đàn áp cuộc khởi nghĩa, thành Tam Vạn và căn cứ Mãnh Thiên bị tấn công liên tục.

 

Năm 1768, Hoàng Công Chất qua đời vì lâm bệnh nặng tại Mãnh Thiên, đến năm 1769, cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất bị dập tắt hoàn toàn.

 

Câu 3: Em hãy lập sơ đồ tư duy về một số cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân ở Đàng Ngoài.

Trả lời

Sơ đồ của một số cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ở Đàng Ngoài:

 

Câu 4: Hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về tình hình chính trị, khởi nghĩa nông dân theo gợi ý sau:

Các lĩnh vực

Khái quát tình hình

Tình hình chính trị

 

Phong trào khởi nghĩa nông dân

 

Trả lời:

Các lĩnh vực

Khái quát tình hình

Tình hình chính trị

- Từ giữa thế kỉ VXIII, chính quyền phong kiến Đàng  Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng mập mờ trong cung cấm. Phủ chúa quanh năm hội hè, yến tiệc, vung phí tiền cuar, quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.

- Nông dân bị cướp đoạt ruộng đẩ, sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai hạn hán xảy ra liên tiếp; công, thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn. Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán.

Phong trào khởi nghĩa nông dân

- Nguyên nhân bùng nổ: Mâu thuẫn sâu sắc giữa các tầng lớ nhân dân (nhất là nông dân) với chính quyền phong kiến Lê – Trịnh.

- Phạm vi, quy mô: Hàng chục cuộc khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra trên phạm vi cả Đàng Ngoài.

- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 – 1769), khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương ( 1740 – 1751), khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751),…

- Kết quả: thất bại

- Tác động: Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách nhượng bộ, làm lung lay chính quyền “vua Lê – chúa Trịnh”.

=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay