Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Cánh diều bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyên
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử 8 Cánh diều bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyên. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 Cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều
BÀI 4: XUNG ĐỘT NAM – BẮC TRIỀU, TRỊNH – NGUYỄN
(15 câu)
- NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Trình bày những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
Trả lời:
Những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc:
- Đầu thế kỉ XVI: nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng.
+ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.
+ Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi trong cả nước.
- Mạc Đăng Dung (võ quan trong triều Lê) đã lợi dụng xung đột giữa các phe phái để tiêu diệt các thế lực đối địch và thâu tóm mọi quyền hành.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.
Câu 2:
- Giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều.
- Hãy tóm tắt nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều.
Trả lời:
- Nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều:
- Nhà Mạc được thành lập nhưng một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều này.
- Năm 1533, Nguyễn Kim (một quan võ trong triều Lê) vào Thanh Hoá, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” đưa một người con của vua Lê lên ngôi, thiết lập lại vương triều, gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía Bắc).
- Mâu thuẫn giữa Nam - Bắc triểu dẫn đến cuộc xung đột trong gần 60 năm (1533 - 1592). Cuối cùng, Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng, xung đột Nam - Bắc triều chấm dứt.
- Những nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều:
- Đất nước bị chia cắt. Vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ là chiến trường.
- Làng mạc bị tàn phá
- Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ .
- Trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
- Đời sống nhân dân khốn cùng vì đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình bị li tán.
Câu 3:
- Giải thích nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.
- Nêu hệ quả của cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.
Trả lời:
- Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn:
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. à Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ, ngày càng trở nên gay gắt.
- Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
- Sau khi Nguyễn Hoàng mất, con trai là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, tiếp tục củng cố địa vị, dần dân cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh. Năm 1627, cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
- Hệ quả của xung đột Trịnh – Nguyễn:
- Toàn bộ vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt.
- Hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Trong - Đàng Ngoài. Lũy Thầy ở phía Nam là bức tường ngăn đôi đất nước.
- Làm suy kiệt sức người, sức của.
- Tàn phá đồng ruộng, xóm làng.
- Giết hại nhiều người dân vô tội.
- Làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia.
Câu 4: Hãy lập và hoàn thành bảng hệ thống về các cuộc xung đột Nam – Bắc triệu và Trịnh – Nguyễn theo mẫu dưới đây:
Nội dung | Xung đột Nam – Bắc triều | Xung đột Trịnh – Nguyễn |
Người đứng đầu | ||
Nguyên nhân | ||
Thời gian | ||
Hệ quả |
Trả lời:
Nội dung | Xung đột Nam – Bắc triều | Xung đột Trịnh – Nguyễn |
Người đứng đầu | Nguyễn Kim (sau đó là con rể của Trịnh Kiểm). | Con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm và họ Trịnh. |
Nguyên nhân | - Nhà Mạc được thành lập nhưng một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều này. - Năm 1533, Nguyễn Kim (một quan võ trong triều Lê) vào Thanh Hoá, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” đưa một người con của vua Lê lên ngôi, thiết lập lại vương triều, gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía Bắc). | - Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ, ngày càng trở nên gay gắt. - Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp. - Sau khi Nguyễn Hoàng mất, con trai là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, tiếp tục củng cố địa vị, dần dân cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh. Năm 1627, cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh - Nguyễn bùng nổ. |
Thời gian | 60 năm | 50 năm |
Hệ quả | - Đất nước bị chia cắt. Vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ là chiến trường. - Làng mạc bị tàn phá - Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ . - Trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn. - Đời sống nhân dân khốn cùng vì đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình bị li tán. | - Toàn bộ vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt. - Hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Trong - Đàng Ngoài. Lũy Thầy ở phía Nam là bức tường ngăn đôi đất nước. - Làm suy kiệt sức người, sức của. - Tàn phá đồng ruộng, xóm làng. - Giết hại nhiều người dân vô tội. |
- THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Nêu những biểu hiện cho thấy sự suy yếu về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê Sơ.
Trả lời:
Những biểu hiện cho thấy sự suy yếu về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ:
- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng.
- Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra ngàng càng quyết liệt.
- Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra ở nhiều nơi trong cả nước.
- Năm 1527, vua Lê bị Mạc Đăng Dung ép nhường ngôi.
Câu 2: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết gì hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều?
“Năm ấy (1572), các huyện ở Nghệ An, đồng ruộng bỏ hoang, không thu được hạt thóc nào, dân đói to, lại bị bệnh dịch, chết đến quá nửa, nhiều người xiêu giạt, kẻ thì lần vào Nam, người thì giạt ra Bắc, trong hạt rất tiêu điều”.
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 3,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.147)
Trả lời:
Đoạn tư liệu cho biết hệ quả xung đột Nam – Bắc triều:
- Đất nước bị chia cắt. Vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ là chiến trường.
- Làng mạc bị tàn phá.
- Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ .
- Trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
- Đời sống nhân dân khốn cùng vì đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình bị li tán.
Câu 3: Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn đã gây ra những hệ quả như thế nào?
Trả lời:
Những hệ quả do cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn gây ra:
* Hệ quả tiêu cực:
- Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến:
+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.
+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.
- Hình thành nên cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (do cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).
+ Ở Đàng Ngoài: trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị.
+ Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn".
- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.
* Hệ quả tích cực: để củng cố thế lực, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã từng bước khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía Nam; đồng thời triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Em hãy đưa ra một số lí do thuyết phục để phản đối các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.
Trả lời:
Một số lí do để phản đối các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn:
- Đất nước bị chia cắt.
- Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ .
- Trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
- Đời sống nhân dân khốn cùng vì đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình bị li tán.
- Giết hại nhiều người dân vô tội.
Câu 2: Em hiểu gì về các cụm từ “vua Lê – chúa Trịnh”, “chúa Nguyễn”, “Đàng Trong – Đàng Ngoài”?
Trả lời:
- Cụm từ “vua Lê – chúa Trịnh”, “chúa Nguyễn”: thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh. là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê – chúa Trịnh”ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào năm 1672 khi chúa Nguyễn sụp đổ.
- “Đàng Trong – Đàng Ngoài”:
+ Hai bên Trịnh – Nguyễn lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Trong - Đàng Ngoài.
+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc.
Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam.
Câu 3: Trình bày một vài nét về Mạc Đăng Dung.
Trả lời:
Một vài nét về Mạc Đăng Dung:
- Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai (Kiến Thuy, Hải Phòng), là cháu bảy đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (thời Trần).
- Là người có sức khoẻ và giỏi võ, thi đỗ lực sĩ và được sung vào đội Túc vệ, ông dần được thăng các chức quan trong triều Lê và được trọng dụng. Đến năm 1527, ông được phong là An Hưng Vương.
- Là người trí đức, tư chất thông minh, đủ tài văn võ, bên ngoài đánh dẹp, bốn phương đều phục, bên trong trị nước thiên hạ yên vui, công đức rất lớn lao, lập ra nhà Mạc. Ông lên làm vua từ ngày 15 tháng 6 âm lịch năm 1527 đến hết năm 1529 với niên hiệu Minh Đức. Sau đó, học theo nhà Trần, nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh (tức Mạc Thái Tông) để lui về làm Thái thượng hoàng.
- Do thời gian làm vua rất ngắn, không để lại nhiều dấu ấn gì ngoài một số việc như: cho đúc tiền Thông Bảo, truy tôn Mạc Đĩnh Chi là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế, xây cung điện ở Cổ Trai, lấy Hải Dương làm Dương Kinh, tổ chức thi tuyển chọn người có tài (thi Hội năm 1529), cũng như sửa định binh chế, điền chế, lộc chế và đặt các vệphủ, các vệ sở trong ngoài, các ty sở thuộc, hiệu ty, tên quan và số lại viên, số người, số lính của các nha môn, nhưng vẫn phỏng theo quan chế triều trước với bổ sung không đáng kể nên người ta biết đến ông phần nhiều như là một người tiếm ngôi, mặc dù trong giai đoạn từ đời Lê Uy Mục đến đời Lê Cung Hoàng thì nhà Hậu Lê đã cực kỳ suy tàn, khởi nghĩa và nổi loạn nổi lên ở nhiều nơi, triều chính thối nát dẫn đến việc các ông vua này phải dựa vào thế lực ngày càng tăng của Mạc Đăng Dung nhằm duy trì quyền lực đã gần như không còn của mình và cuối cùng là việc phải nhường ngôi cho ông.
- Năm 1540, Mạc Thái Tông mất, Đăng Dung lập cháu nội là Mạc Phúc Hải lên ngôi, tức là Mạc Hiến Tông.
- Năm 1541, thượng hoàng Mạc Đăng Dung qua đời, thọ 59 tuổi. Trước khi mất ông có để lại di chúc không làm đàn chay cúng Phật và khuyên Mạc Phúc Hải phải nhanh chóng về kinh sư để trấn an nhân tâm và xã tắc là trọng.
Câu 4: Trình bày một vài nét về Trịnh Kiểm.
Trả lời:
Một vài nét về Trịnh Kiểm:
- Trịnh Kiểm là người mở đầu sự nghiệp nắm quyền của họ Trịnh và gián tiếp tạo nên tình trạng vua Lê – chúa Trịnh tại Bắc Hà (miền Bắc Việt Nam ngày nay) cũng như là đầu mối của chiến tranh Trịnh - Nguyễn sau này.
- Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Hậu Lê, Nguyễn Kim khởi nghĩa tái lập nhà Lê. Thế Nam Bắc triều hình thành. Trịnh Kiểm đầu quân theo Nguyễn Kim. Là người có tài, ông được Nguyễn Kim giao cho nhiều trọng trách và gả con gái là Ngọc Bảo cho. Năm 1539, ông được phong làm Đại tướng quân, tước Dực Quận công do có công cầm binh mã sang Ai Lao đón vua Lê Trang Tông. Sau khi Nguyễn Kim bị ám sát bằng thuốc độc năm 1545, toàn bộ binh quyền của nhà Lê rơi vào tay Trịnh Kiểm, với tước hiệu Thái sư Lạng quốc công.
- Năm 1548, vua Trang Tông mất, Trịnh Kiểm cho lập con lớn của Trang Tông là Huyên lên nối ngôi lấy hiệu là Trung Tông. Do uy quyền của Trịnh Kiểm quá lớn, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng phải xin vào Nam trấn giữ đất Thuận Hoá.
- Năm 1556, vua Trung Tông mất không có con nối. Trịnh Kiểm muốn thay nhà Lê làm vua, nhưng còn ngại những lời dị nghị nên sai người đi hỏi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình mách khéo rằng: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”. Trịnh Kiểm hiểu ý bèn tìm người trong dòng dõi nhà Lê là Lê Duy Bang (cháu 5 đời của Lê Trừ – anh Lê Lợi) lập làm vua, tức Lê Anh Tông.
- Năm 1570 (tháng 2 m lịch) ông mất, trao quyền cho con là Trịnh Cối nhưng sau đó hai con ông (Trịnh Cối và Trịnh Tùng) tranh chấp nhau. Cuối cùng Trịnh Tùng giành được ưu thế, giết anh, lên ngôi chúa.
- VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về di tích Lũy Thầy, sông Gianh (Quảng Bình) và cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.
Trả lời:
- Luỹ Thầy (hay lũy Đào Duy Từ gọi theo tên của nhà quân sự đã chỉ huy xây dựng năm 1631). Lũy Thầy có tổng chiều dài 34 km, chiều cao thành lũy khoảng 12 m, có đoạn chỉ cao 3 – 6 m.
- Đây là phòng tuyến quân sự quan trọng, góp phần bảo vệ dinh trấn của chúa Nguyễn trước những cuộc tấn công của nhà Lê – Trịnh. Trong dân gian vẫn lưu truyền câu ca:
Khôn ngoan qua được Thanh Hà,
Dẫu rằng khó qua Lũy Thầy.
- Hiện nay, dưới chân luỹ sát cửa sông Nhật Lệ (thuộc tỉnh Quảng Bình) còn một tấm bia khắc dòng chữ: “Nơi đây đã từng diễn ra các cuộc giao tranh quyết liệt giữa hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn trong gần 50 năm của cuộc nội chiến”.
Câu 2. Giới thiệu về một di tích của nhà Mạc mà em biết.
Trả lời:
Giới thiệu về một di tích của nhà Mạc:
- Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc đã được hai lần ghi danh, cụ thể, ngày 17/9/2002, Bộ trưởng Bộ Văn hóa -Thông tin đã công nhận Từ đường họ Mạc ở Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Tiếp theo, năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đưa công trình này vào danh mục các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
- Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc được xây dựng trên diện tích đất rộng 10,5ha. Khu di tích gồm có nhà chính điện, nơi thờ 5 vị vua triều Mạc định đô tại Thăng Long (1527 - 1592): Thái tổ nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung, Thái tông Khâm triết văn Hoàng đế Mạc Đăng Doanh, Hiến tông Hiển Hoàng đế Mạc Phúc Hải, Tuyên tông Anh Nghị Hoàng đế Mạc Phúc Nguyên, Mục tông Hồng minh Hoàng đế Mạc Mậu Hợp.
Dấu tích Vương triều nhà Mạc – Kinh đô đầu tiên trên đất Hải Phòng.
- Định Nam đao được thờ tại Di tích Khu tưởng niệm Vương Triều Mạc, đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật Quốc gia. Đây là niềm vinh dự, là niềm tự hào của không chỉ người dân Hải Phòng nói chung và đặc biệt là người dân huyện Kiến Thụy nói riêng vì nơi đây là nơi sinh ra và lớn lên của vị vua đầu tiên của Vương triều Mạc. Vùng đất Kiến Thụy là nơi phát tích Vương triều Mạc, là nơi có truyền thống học hành và thời nào cũng có người đỗ đạt cao, giữ những trọng trách của quốc gia, của thành phố. Việc khai bút đầu xuân tượng trưng cho sự khởi đầu tốt đẹp của mọi hoạt động, với mục đích gửi gắm tâm tư, nguyện vọng về một năm mới hạnh phúc và thành công. Mùng 6 tháng Giêng hàng năm, tại Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc thường diễn ra lễ khai bút đầu xuân, với sự tham gia của hàng trăm học sinh giỏi, học sinh tiêu biểu trên địa bàn thành phố và đông đảo người dân, du khách gần xa. Lễ khai bút được thực hiện sau nghi thức rước "thần bút" về trước đền thờ các chư vị tiên đế Vương triều Mạc.
Câu 3. Trình bày hiểu biết của em về sông Gianh và Lũy Thầy – ranh giới phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Trả lời:
- Sông Gianh chảy qua các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và đổ ra biển Đông ở cửa Giang. Cửa sông có cảng biển là cảng Giang.
+ Trong lịch sử, sông Gianh là ranh giới phân chia Đàng Trong với Đàng Ngoài, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (năm 1570-1786). Chiến trường chính của giai đoạn này là miền Bố Chính (Quảng Bình).
+ Trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, chúa Trịnh phân chia ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông có một số thành lũy của nhà Nguyễn như luỹ Thầy dài 18 km do quan Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng, luỹ Trường Dục dài 10 km. Các di tích này, một số hiện vẫn còn.
+ Ngoài sông Gianh, Quảng Bình còn 4 hệ thống sông chính khác là sông Roòn, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Toàn tỉnh có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3.
- Luỹ Thầy (hay lũy Đào Duy Từ gọi theo tên của nhà quân sự đã chỉ huy xây dựng năm 1631). Lũy Thầy có tổng chiều dài 34 km, chiều cao thành lũy khoảng 12 m, có đoạn chỉ cao 3 – 6 m.
+ Đây là phòng tuyến quân sự quan trọng, góp phần bảo vệ dinh trấn của chúa Nguyễn trước những cuộc tấn công của nhà Lê – Trịnh. Trong dân gian vẫn lưu truyền câu ca:
Khôn ngoan qua được Thanh Hà,
Dẫu rằng khó qua Lũy Thầy.
+ Hiện nay, dưới chân luỹ sát cửa sông Nhật Lệ (thuộc tỉnh Quảng Bình) còn một tấm bia khắc dòng chữ: “Nơi đây đã từng diễn ra các cuộc giao tranh quyết liệt giữa hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn trong gần 50 năm của cuộc nội chiến”.
=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn