Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Cánh diều bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và cách mạng tháng Mười Nga

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử 8 Cánh diều bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và cách mạng tháng Mười Nga. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 Cánh diều.

Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều

BÀI 11: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918) VÀ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917

 (24 câu)

  1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời:

Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

+ Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc về vấn đề thuộc địa vô cùng gay gắt. Anh, Pháp chiếm phần thuộc địa lớn nhất; Đức lại có quá ít thuộc địa.

à Hình thành 2 khối quân sự đối lập nhau:

  • Khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) ra đời năm 1882.
  • Khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga) ra đời năm 1907.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Ngày 28 - 6 - 1914, Thái tử kế vị Áo - Hung bị ám sát ở Xéc-bi.

+ Nhân sự kiện này, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi, Đức tuyên chiến với Nga

ngày 1 - 8 - 1914.

à Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

Câu 2: Phân tích hậu quả và ý nghĩa tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại.

Trả lời:

Hậu quả và ý nghĩa tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại:

- Hậu quả:

+ Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.

+ Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của Khối Hiệp ước.

+ Gây ra thảm họa đối với nhân loại: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, tổn thất 85 tỉ đô la Mỹ.

- Tác động: Trong quá trình chiến tranh, Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển bước lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Câu 3: Lập bảng thống kê những sự kiến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Trả lời:

Thời gian

Sự kiện chính

Năm 1914

- 28 – 7: Áo – Hung tuyên chiến với Serbia.

- 1 – 8: Đức tuyên chiến với Nga.

- 2 – 8: Đức xâm lược Luxembourg.

- 3 – 8: Đức tuyên chiến với Pháp.

- 4 – 8: Đức tuyên chiến với Bỉ, Anh tuyên chiến với Đức.

- Tháng 9: Trận Marne.

Năm 1916

- Tháng 2: Bắt đầu trận Véc-đoong.

- Tháng 6: Bắt đầu trận chiến Somme.

Năm 1917

- Tháng 4: Mỹ tham chiến.

- Tháng 11: Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Nga rút khỏi cuộc chiến.

11/1918

- Đức đầu hàng.

- Chiến tranh kết thúc.

Câu 4: Em hãy nêu những tác động của chiến tranh thế giới thứ nhất (1814 – 1817)  gây ra.  

Trả lời:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.

- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỷ đô la. Các nước châu Âu đều trở thành con nợ của Mỹ. Riêng nước Mỹ được hưởng lợi từ chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

- Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga và thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.

- Tương quan lực lượng giữa các cường quốc đã thay đổi rõ rệt, các nước tư bản ở châu Âu đều bị suy yếu, trong đó có hai nước tư bản lâu đời là Anh và Pháp. Đế quốc Đức và Áo-Hungary bại trận.

- Hệ thống Hiệp ước Versailles và sau đó là Hệ thống Hiệp ước Washington ra đời với mục đích tổ chức lại thế giới thời hậu chiến sao cho phù hợp với tương quan lực lượng mới, song thực chất là các đế quốc phân chia lại thuộc địa, cũng như xác lập lại sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

- Tuy nhiên, cuộc phân chia lại lợi ích và ảnh hưởng sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã không hóa giải được những mâu thuẫn gốc rễ, mà còn làm cho những mâu thuẫn đó trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939.

Câu 5: Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

- Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân.

- Hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu

công nhân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại.

à Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ chính phủ lâm thời.

Câu 6: Nêu diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Trả lời:

Diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

- Tháng 7/1917:  Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

- Đêm 24/10: quân khởi nghĩa đã chiếm được Xanh Pê-téc-bua và bao vây Cung điện Mùa Đông.

- Đêm 25/10: Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ.

- Đầu năm 1918: cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Câu 7: Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và sự tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với lịch sử nhân loại.

Trả lời:

Ý nghĩa lịch sử và sự tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với lịch sử nhân loại:

- Ý nghĩa:

+ Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

+ Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thể giới.

- Tác động: tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.

  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa?

Trả lời:

Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì:

- Do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới nhưng nhân dân lao động lại là người phải gánh chịu mọi hy sinh mất mát về người và của.

- Chiến tranh gây ra thảm họa đối với nhân loại: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, tổn thất 85 tỉ đô la Mỹ; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển các nước đế quốc và tình hình thế giới sau chiến tranh.

Câu 2: Vì sao đến tháng 4 – 1817 Mỹ tham chiến cùng phe Hiệp ước?

Trả lời:

Lúc đầu Mĩ giữ thái độ trung lập.Thực ra, Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc, dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ giữ địa vị ưu thế giàu lên sau chiến tranh. Nhưng năm 1917 phong trào cách mạng ở các nước lên cao, ưu thế của chiến tranh nghiêng về phe Hiệp ước, Mĩ đã quyết định nhảy vào tham chiến cùng phe Hiệp ước để thu lợi nhuận sau khi thắng trận, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. Như vậy, ở giai đoạn cuối của chiến tranh, khi cả hai phe đã mệt mỏi, thiệt hại thì Mĩ đã nổi lên với vai trò người đứng đầu phe Hiệp ước và Mĩ tham chiến cùng phe hiệp ước đã góp phần làm cho chiến tranh kết thúc nhanh hơn.

Câu 3: Em hãy giải thích một số khái niệm sau đây: Chiến tranh thế giới, chiến tranh thế giới thứ nhất, chạy đua vũ trang, chiến tranh phi nghĩa, chủ nghĩa đế quốc, khối chính trị quân sự.

Trả lời:

- Chiến tranh thế giới là cuộc chiến tranh diễn ra trên quy mô thế giới trong thời kỳ để

quốc chủ nghĩa. Nguyên nhân cơ bản là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc chủ nghĩa với

nhau

- Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918 ) là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa do kết quả của cuộc khủng hoảng của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới và cuộc đấu tranh giữa các nước đế quốc chủ nghĩa lớn nhằm phân lại thế giới và phạm vi ảnh hưởng. Đầu thế kỷ XX, những mâu thuẫn giữa hai khối đế quốc chủ nghĩa là phe Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga với phe Liên minh Đức, Áo – Hung và Italia trở nên hết sức gay gắt. Mùa hè 1914, chiến tranh bùng nổ và đến tháng 11 năm 1918 kết thúc. Thắng lợi thuốc về phe Đồng minh. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã cuốn hút 38 nước với hơn 1.500 triệu người tham gia vào vòng chiến. Nhân loại đã bị tổn thất lớn trong cuộc chiến tranh này: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, bị tàn phế và bị nhiễm hơi độc, nhiều tài sản bị phá hủy trị giá hàng nghìn đôla

- Chạy đua vũ trang: điển hình là trước thế chiến Anh Quốc cho hạ thuỷ lớp chiến liệt hạm Dreadnought với các tính năng chiến đấu cách mạng trên biển, tạo nên chạy đua vũ trang quyết liệt giữa Anh Quốc và Đức. Việc các quốc gia chạy đua vũ trang để duy trì và giành ưu thế quân sự trên bộ và trên biển dẫn đến sự phản ứng tương ứng của phía đối địch. Kết quả là cả hai phe đều cảm thấy bị đe doạ từ phía bên kia và lại càng chạy đua vũ trang và lại bị đe dọa ở mức độ cao hơn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra chiến tranh.

- Chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh do các giai cấp bóc lột gây ra nhằm đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân bị áp bức nhằm xâm chiến đất đai, nô dịch các dân tộc khác

- Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc là sự tập trung sản xuất và tư bản, sự thống trị của các công ty độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của một nước, sự phân chia thuộc địa của các nước đế quốc và cuộc đấu tranh để chia lại thuộc địa. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản, giữa nhân dân thuộc địa và các nước thực dân đế quốc, giữa các nước đế quốc trở nên gay gắt sâu sắc hơn. Các mâu thuẫn nà, đặc biệt là mâu thuẫn giữa các nước đế quoocsveef phân chia thuộc địa, dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc và làm bùng nổ các cuộc cách mạng vô sản

- Khối chính trị quân sự là tổ chức của nhiều nước liên kết với nhau về chính trị, quân sự qua các hiệp ước. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918 ) có hai khối quân sự đối địch nhâu là khối Liên minh và phe Hiệp ước

Câu 4: Khai thác tư liệu sau và cho biết: Hồ Chí Minh đã đánh giá như thế nào về vai trò của Cách mạng tháng mười Nga năm 1917.

“Giống như Mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị Quốc gia, 1996, tr.300)

Trả lời:

Ý nghĩa đánh giá của Hồ Chí Minh về Cách mạng tháng Mười Nga:

Cách mạng tháng Mười Nga lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản đã lập nên Nhà nước Liên Xô-nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Thắng lợi là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đánh dấu mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại, đã tạo ra nhà nước của người lao động, thể hiện giấc mơ của toàn nhân loại. Đồng thời, “làm rung chuyển thế giới”, phá tan mảng lớn trong hệ thống chủ nghĩa tư bản, đế quốc, mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại.

Câu 5: Theo em, sự kiện tiêu biểu nào đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga? Tại sao?

Trả lời:

Sự kiện tiêu biểu đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Mưới Nga là thắng lợi của cuộc khởi nghĩa vũ trang, giải phóng Cung điện Mùa Đông. Tại đây, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời đã bị bắt giữ, chính quyền của giai cấp tư sản sụp đổ, chính quyền Xô viết đại diện cho giai cấp công nhân được thành lập.

Câu 6: Vì sao chế độ phong kiến Nga hoàng đã sụp đổ vào tháng 2/1917 nhưng nhân dân Nga vẫn tiếp tục làm cách mạng?

Trả lời:

Chế độ phong kiến Nga hoàng sụp đổ vào tháng 2 -1917 nhưng nhân dân Nga vẫn tiếp tục làm cách mạng vì:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

- Giai cấp tư sản đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh tàn khốc đau thương.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới nhưng nhân dân lao động lại là người phải gánh chịu mọi hy sinh mất mát về người và của.

Câu 7: Em hãy cho biết vai trò của Lê-nin trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Trả lời:

Vai trò của Lê-nin trong Cách mạng Mười Nga năm 1917:

- Luôn giơ cao ngọn cờ cách mạng tại Nga.

- Trực tiếp lãnh đạo cách mạng tháng Mười lịch sử.

- Đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

 

  1. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Sưu tầm thêm thông tin, tư liệu và vẽ sơ đồ thể hiện diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Trả lời:

Câu 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dạy cho em những bài học gì để góp phần gìn giữ hòa bình?

Trả lời:

Một số bài học rút ra từ Chiến tranh thế giới thứ nhất về giữ gìn hoà bình:

- Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia bằng đàm phán, hòa bình; tránh để xảy ra chiến tranh.

- Có ý thức bảo vệ hòa bình mọi lúc mọi nơi, tùy và khả năng của mình; tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu chống phá gây chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch.

- Tích cực tham gia đấu tranh vì hòa bình và chống chiến tranh tại các khu vực bất ổn hiện nay trên thế giới.

- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không kì thị phân biệt màu da.

Câu 3: Lập niên biểu về hai giai đoạn của cuộc chiến tranh theo các tiêu chí sau: thời gian, chiến sự, kết quả. 

Trả lời:

Thời gian

Chiến sự

Kết quả

 

 

1914

Ở phía Tây: ngay đêm 3/8 Đức tràn vào Bỉ, đánh thọc sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông, Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp Thủ đô Pa-ri.

Cứu nguy cho Pa-ri.

1915

Đức, Áo – Hung dồn toàn lực tấn công Nga.

Hai bên ở vào thế cầm cự trên một mặt trận dài 1200km.

1916

Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-đoong.

Đức không hạ được Véc-đoong, hai bên bị thiệt nặng.

2/1917

Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công

Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.

 

2/4/1917

Mỹ tuyên chiến với Đức, tham chiến vào phe Hiệp ước.

Trong năm 1917 chiến sự diễn ra cả trên hai mặt trận Đông, Tây.

Có lợi hơn cho phe hiệp ước.

Hai bên ở vào thế cầm cự.

11/ 1917

Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

Chính phủ Xô Viết thành lập.

3/3/1918

Chính phủ Xô Viết kí với Đức hiệp định Bơ-rét-li-tốp. 

Nga rút khỏi chiến tranh.

Đầu năm 1918

Đức tiếp tục tấn công Pháp

Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp.

7/1918

Mỹ đổ bộ vào Châu Âu, chớp thời cơ Anh-Pháp phản công.

Đồng minh của Đức đầu hàng.

9/11/1918

Cách mạng Đức bùng nổ.

Nền quân chủ bị lật đổ.

11/11/1918

Chính phủ Đức đầu hàng.

Kết thúc chiến tranh.

 

Câu 4: Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười?  

Trả lời:

Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga:

* Với nước Nga:

- Đập tan ách bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công dân và nhân dân lao động.

- Đưa công nhân và nông dân lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

* Với thế giới:

- Làm thay đổi cục diện thế giới.

- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

Câu 5: So sánh điểm khác và giống nhau giữa Chính sách kinh tế mới với Chính sách cộng sản thời chiến?

Trả lời:

Nội dung

Chính sách cộng sản thời chiến

Chính sách kinh tế mới

Nông nghiệp

Trưng thu lương thực của nhân dân, thi hành lao động cưỡng bức đối với toàn dân.

Thay đổi chế độ trưng thu lương thực bằng thu thuế lương thực.

Công nghiệp

Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp

+ Khôi phục công nghiệp nặng.

+ Tư nhân hóa những xí nghiệp nhỏ dưới 20 công nhân.

+ Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga.

Nhà nước nắm quyề các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải.,..

Thương nghiệp – tiền tệ

 Không được tự do buôn bán, quan hệ giữa thành thị và nông thôn, chưa có sự gắn kết.

Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.

Tác dụng

Nhà nước Xô Viết được giữ vững.

Kinh tế được phục hồi và phát triển.

 

  1. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Tháng 4/1917, Mỹ bắt đầu tham chiến, Tổng thống Mỹ Uyn-xơn phát biểu: “…đây sẽ là trận chiến cuối cùng – trận chiến chấm dứt mọi cuộc chiến”. Em có đồng ý với nhận định của ông không? Vì sao?

Trả lời:

- Không đồng ý với phát biểu.

- Giải thích: chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, nhằm tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc, là cuộc chiến tranh phi nghĩa chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền. Nhân dân trên thế giới phải chịu cảnh áp bức, bóc lột, nhận nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới sẽ bùng nổ, diễn ra mạnh mẽ để giành lại sự tự do, độc lập.

Câu 2: Nhận xét giai đoạn thứ nhất của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1916).

Trả lời:

- Những năm đầu ưu thế thuộc về phê Hiệp ước

- Trong giai đoạn này chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt gây thiệt hại nặng nề về người và

của, nhưng không đưa lại ưu thế cho các bên tham chiến.

- Những năm đầu Đức, Áo – Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo – Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đồng Âu, Tây Âu.

- Mĩ chưa tham gia chiến tranh.

Câu 3: Nhận xét về giai đoạn thứ hai của chiến tranh thế giới thứ nhất (1917 – 1918). Kết cục của chiến tranh đã tác động đến cục diện của thế giới như thế nào sau chiến tranh.

Trả lời:

* Nhận xét về giai đoạn thứ hai của chiến tranh:

- Ưu thế thuộc về phê Liên minh.

- Lúc đầu Mĩ giữ thái độ trung lập.Thực ra, Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc, dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ giữ địa vị ưu thế giàu lên sau chiến tranh. Nhưng năm 1917 phong trào cách mang ở các nước lên cao, ưu thế của chiến tranh nghiêng về phe Hiệp ước , Mĩ đã quyết định nhảy vào tham chiến cùng phe Hiệp ước để thu lợi nhuận sau khi thắng trận, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. Như vậy, ở giai đoạn cuối của chiến tranh, khi cả hai phe đã mệt mỏi, thiệt hại thì Mĩ đã nổi lên với vai trò người đứng đầu phe Hiệp ước và Mĩ tham chiến cùng phe hiệp ước đã góp phần làm cho chiến tranh kết thúc nhanh hơn.

- Một sự kiện bất ngờ diễn ra trong chiến tranh đó là thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, nhà nước Xô Viết ký hòa ước với Đức tháng 3 năm 1918 rút khỏi chiến tranh, làm cho cục diện chiến tranh nhanh chóng kết thúc.

* Kết cục của chiến tranh tác động đến cục diện của thế giới:

- Từ tháng 11 năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Cùng với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917, kết cục của cuộc chiến tranh này đã tác động mạnh mẽ đến cục diện chiến lược quốc tế, làm thay đổi hoàn toàn tương quan lực lượng cũng như tình hình thế giới, đặc biệt là đối với châu Âu.

- Châu Âu là chiến trường chính của cuộc chiến tranh, vì thế sau chiến tranh, dù thắng hay bại trận, các cường quốc ở đây đều bị suy yếu. Anh và Pháp tuy chiến thắng nhưng nền kinh tế bị kiệt quệ sau chiến tranh và trở thành con nợ của Mĩ. Italia, một đồng minh ốm yếu trong chiến tranh, bị xâu xé bởi cuộc đấu tranh gay gắt trong nước và khủng hoảng kinh tế. Ba đế quốc rộng lớn ở châu Âu là Nga, Đức, Áo - Hung lần lượt sụp đổ. Đế quốc Nga tan rã do những chính sách tiến bộ của những người Bônsevich sau cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười năm 1917. Đế quốc Đức và Áo - Hung bại trận, bị tàn phá nặng nề và những cuộc cách mạng bùng nổ đã đẩy các nước này vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Trong khi đó, các cường quốc ở ngoài châu Âu như Mỹ và Nhật, không bị tàn phá bởi chiến tranh, đã vươn lên nhanh chóng, vượt qua nhiều nước tư bản ở châu Âu. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc thay đổi rõ rệt, ngày càng bất lợi cho các nước tư bản châu Âu vốn chiếm vị trí trung tâm trong thế giới tư bản chủ nghĩa trước đó. Đồng thời thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 cũng tạo ra một chuyển biến căn bản của tình hình thế giới. Chủ nghĩa tư bản không còn tồn tại như một hệ thống duy nhất thống trị thế giới nữa. Sự tồn tại của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã trở thành một thách thức to lớn đối với thế giới tư bản chủ nghĩa, buộc các nước này phải tìm cách dàn xếp để đối phó.

- Trong bối cảnh đó, để giải quyết những vấn đề do chiến tranh đặt ra, các hội nghị hoà bình được triệu tập. Hệ thống hoà ước Vecxai và sau đó là Hệ thống hiệp ước Oasinhtơn đã được kí kết nhằm tổ chức lại thế giới sau chiến tranh . Hội Quốc Liên được thành lập nhằm duy trì trật tự mới sau chiến tranh. Tuy nhiên lại tiếp tục nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã dẫn đến một hậu quả về mặt quốc tế, thế giới chia làm hai khối: Khối Anh, Pháp, Mĩ muốn thoát khỏi khủng hoảng băng việc thực hiện cải cách, còn khối Đức, Italia, Nhật Bản lai muốn thoát khỏi khủng hoảng bang việc thực hiện phát xít hóa bộ máy nhà nước. Từ đó hai khối lại mâu thuẫn gay gắt, tiến hành chạy đua vũ tranh để chuẩn bị chiến tranh chia lại thị trường và thuộc địa đó là cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945).

 

Câu 4: Em hãy cho biết bài học gì được rút ra từ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Trả lời:

Bài học được rút ra từ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918):

- Chiến tranh thế giới cho thấy cho thấy, trong điều kiện của các mối quan hệ chặt chẽ của thế giới, của công nghệ cao, quy mô toàn cầu, với độ tàn phá khủng khiếp của chiến tranh thì không ai có thể có lợi trong chiến tranh nếu nó nổ ra thậm chí chiến tranh khu vực.

- Một bài học rất to lớn của chiến tranh thế giới thứ nhất cho thấy : "yếu tố dân tộc quốc gia là có động lực rất lớn và các quyền lợi chính đáng của nó phải được tôn trọng". Tình hình quốc tế không thể yên nếu dựa trên cơ sở không tôn trọng tình cảm, quyền lợi chính đáng của quốc gia, dân tộc. Một dân tộc bị dồn vào thế cùng đường sẽ phản ứng rất mãnh liệt gây hậu hoạ cho hoà bình thế giới. Một ví dụ rất điển hình: sự kiềm chế kìm hãm càng chặt chẽ đối với Đức sau Thế chiến I chỉ càng thúc đẩy chủ nghĩa phục thù với sự tìm kiếm các phương sách càng quyết liệt, cực đoan hơn của Hitler và cuối cùng là với các kết quả thảm khốc đối với người kìm hãm. Sau Thế chiến II Hoa Kỳ như một thế lực lãnh đạo thế giới đã nhận thức được vấn đề này nên trong chương trình tái thiết sau chiến tranh đã giúp đỡ cả các nước kẻ thù thua trận: Đức, Ý, Nhật để các nước này vươn lên không ở vị thế buộc phải lao tiếp vào chủ nghĩa phục thù.

- Đồng thời "Vấn đề chiến tranh và hoà bình là vấn đề chung của cả thế giới". Một khi chiến tranh nổ ra nó dễ dàng kéo cả thế giới vào cuộc. Với hậu quả quá khốc liệt của chiến tranh loài người phải nhận thức được sự cần thiết "cần ngăn chặn nó trước khi quá muộn" đó phải là nỗ lực chung của tất cả các nước.

- Hiện nay, tuy đã có rất nhiều cuộc chiến tranh khu vực nổ ra và đã có lúc thế giới bên vực chiến tranh, nhưng về cơ bản hoà bình thế giới vẫn được giữ vững và chưa thấy có bờ triệu chứng của một đại chiến mới điều đó cho thấy ít nhiều thì nhân loại cũng đã rút được các bài học chính trị của hai cuộc đại chiến, đã biết cách hóa giải các mâu thuẫn bằng hòa bình.

Câu 5: Cho biết Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

Trả lời:

Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng Việt Nam:

- Từ thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh đúc rút kinh nghiệm xây dựng Đảng của Lê-nin để sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ khi ra đời cho đến ngày nay, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, vượt qua mọi thử thách, giành thắng lợi này đến thắng lợi khác, tiêu biểu phải kể đến là: Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn, non sông thu về một mối, người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Điều đáng nói là đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế bước đầu giành thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

 

- Trải qua quá trình ra đời và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành trong quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên tắc cơ bản của học thuyết Mác-Lê-nin mà hiện thân là Cách mạng Tháng Mười về xây dựng Đảng Cộng sản.

- Cách mạng tháng Mười Nga đã sáng tạo ra một kỷ nguyên mới của nước Nga, đồng thời, đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại. Nó đã vượt khỏi không gian và thời gian, trở thành biểu tượng vĩ đại của thời đại. Những tinh hoa, giá trị thời đại của Cách mạng tháng Mười luôn tỏa sáng, là nguồn động lực lớn thôi thúc và khơi dậy tinh thần cách mạng của nhân dân tiến bộ toàn thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

 

 

=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay