Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Cánh diều bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử 8 Cánh diều bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 Cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều
BÀI 15: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX (26 câu)
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Hãy cho biết Vương triều Nguyễn được thành lập như thế nào?
Trả lời:
Sự thành lập của Vương triều Nguyễn:
- Năm 1792, vua Quang Trung qua đời. Triều Tây Sơn mất đi một trụ cột quan trọng,
mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc, uy tín bị giảm sút, lực lượng suy yếu.
- Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
Câu 2: Trình bày nét chính về tình hình chính trị dưới thời Nguyễn?
Trả lời:
Những nét chính về tình hình chính trị dưới thời Nguyễn:
- Dưới thời vua Gia Long:
+ Nguyễn Ánh thâu tóm mọi quyền lực, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất.
+ Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), bảo vệ quyền uy tuyệt đối của nhà vua, củng cố trật tự phong kiến, trấn áp mọi âm mưu chống lại chính quyền.
- Dưới thời vua Minh Mạng:
+ Bộ máy quản lí nhà nước từ Trung ương xuống địa phương càng được hoàn thiện.
+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).
- Về đối ngoại:
+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh,
+ Khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu - Mỹ, kể cả Pháp.
+ Thi hành chính sách cấm đạo gay gắt (bắt đầu từ thời Minh Mạng), gây nhiều hệ luy về sau.
Câu 3: Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế dưới thời Nguyễn?
Trả lời:
Những nét chính về tình hình kinh tế dưới thời Nguyễn:
- Về nông nghiệp:
+ Quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điển ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam,...
+ Nông dân vẫn không có ruộng để cày cấy, phải lưu vong. Ở các tỉnh phía bắc, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Về thủ công nghiệp, thương nghiệp:
+ Có điều kiện phát triển.
+ Thủ công nghiệp có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.
+ Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng. Tuy nhiên, do Nhà nước có những quy định ngặt nghèo (về thuế, mẫu mã,...) và thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, thợ giỏi bị bắt vào làm trong các quan xưởng nên một số ngành, nghề không phát triển được. Nhiều trung tâm, đô thị dần sa sút.
Câu 4: Hãy nêu nét nổi bật về tình hình xã hội thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.
Trả lời:
Một số nét nổi bật về tình hình xã hội thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX:
- Cuộc sống cơ cực của người dân và các mâu thuẫn xã hội khác đã làm bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn.
- Lực lượng tham gia vào những cuộc đấu tranh gồm nông dân, thợ thuyền, binh lính, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số.
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Phan Bá Vành (1821 - 1827) ở Thái Bình, của Lê Duy Lương (1833) ở Ninh Bình, của Nông Văn Vân (1833 - 1835) ở Cao Bằng, của Cao Bá Quát (1854 - 1856) ở Hà Nội,...
Câu 5: Nêu những nét chính về tình hình văn hóa thời Nguyễn. Em có ấn tượng nhất với thành tựu văn hóa nào? Vì sao?
Trả lời:
- Những nét chính về tình hình văn hóa thời Nguyễn:
+ Văn học:
- Văn học viết với nhiều tác phẩm có giá trị được sáng tác bằng chữ Nôm như: Truyện Kiều của Nguyễn Du; thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát;...
- Văn học dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức: tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện Nôm dài, truyện tiếu lâm,...
- Nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học là phản ánh cuộc sống lao động và khát vọng của nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.
+ Nghệ thuật:
- Âm nhạc:
- Nhã nhạc (nhạc cung đình) đến thời Nguyễn phát triển đến đỉnh cao.
- Văn nghệ dân gian xuất hiện hàng loạt làn điệu dân ca như: quan họ, trống quân, hát ví, hát cò lả,...
- Hội hoạ: nhiều dòng tranh dân gian, tiêu biểu là tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hà Nội),...
- Kiến trúc, điêu khắc: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (Thừa Thiên Huế), chùa Tây Phương và tượng 18 vị La Hán (Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),...
+ Tôn giáo:
- Phật giáo thời kì này tiếp tục phát triển.
- Các giáo sĩ phương Tây tích cực truyền bá Công giáo. Số người theo Công giáo ngày càng đông, nhà thờ mọc lên ở khắp nơi.
+ Khoa học:
- Sử học: việc biên soạn các công trình sử học có bước đột phá: Khám định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú),...
- Địa lí: Nhất thống địa dư chí (Lê Quang Định), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức),...
- Y dược học: Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Lê Hữu Trác).
- HS nêu thành tựu ấn tượng nhất theo ý kiến cá nhân.
Câu 6: Hãy nêu những đóng góp của vua Gia Long và vua Minh Mạng trong công cuộc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trả lời:
Những đóng góp của vua Gia Long và vua Minh Mạng trong công cuộc thực thi chủ quyền ở đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
- Vua Gia Long: lập hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này.
- Vua Minh Mạng: hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp tục được đẩy mạnh:
+ Việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện.
+ Nhà vua cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,...
Câu 7: Hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nhà Nguyễn.
Trả lời:
Quá trình thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nhà Nguyễn:
- Vua Gia Long: lập hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này.
- Vua Minh Mạng: hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp tục được đẩy mạnh:
+ Việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện.
+ Nhà vua cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,...
Câu 8: Lập và hoàn thành bảng hệ thống về một số thành tựu tiêu biểu dưới thời Nguyễn.
Lĩnh vực | Thành tựu tiêu biểu |
Chính trị | |
Kinh tế | |
Xã hội | |
Văn hóa |
Trả lời:
Lĩnh vực | Thành tựu tiêu biểu |
Chính trị | - Dưới thời vua Gia Long: + Nguyễn Ánh thâu tóm mọi quyền lực, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất. + Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), bảo vệ quyền uy tuyệt đối của nhà vua, củng cố trật tự phong kiến, trấn áp mọi âm mưu chống lại chính quyền. - Dưới thời vua Minh Mạng: + Bộ máy quản lí nhà nước từ Trung ương xuống địa phương càng được hoàn thiện. + Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên). - Về đối ngoại: + Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh, + Khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu - Mỹ, kể cả Pháp. + Thi hành chính sách cấm đạo gay gắt (bắt đầu từ thời Minh Mạng), gây nhiều hệ lụy về sau. |
Kinh tế | - Về nông nghiệp: + Quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điển ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam,... + Nông dân vẫn không có ruộng để cày cấy, phải lưu vong. Ở các tỉnh phía bắc, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên. - Về thủ công nghiệp, thương nghiệp: + Có điều kiện phát triển. + Thủ công nghiệp có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đẩy mạnh. + Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng. Tuy nhiên, do Nhà nước có những quy định ngặt nghèo (về thuế, mẫu mã,...) và thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, thợ giỏi bị bắt vào làm trong các quan xưởng nên một số ngành, nghề không phát triển được. Nhiều trung tâm, đô thị dần sa sút. |
Xã hội | - Cuộc sống cơ cực của người dân và các mâu thuẫn xã hội khác đã làm bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn. - Lực lượng tham gia vào những cuộc đấu tranh gồm nông dân, thợ thuyền, binh lính, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số. |
Văn hóa | - Văn học: + Văn học viết với nhiều tác phẩm có giá trị được sáng tác bằng chữ Nôm. + Văn học dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức: tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện Nôm dài, truyện tiếu lâm,... - Nghệ thuật: + Âm nhạc: · Nhã nhạc (nhạc cung đình) đến thời Nguyễn phát triển đến đỉnh cao. · Văn nghệ dân gian xuất hiện hàng loạt làn điệu dân ca như: quan họ, trống quân, hát ví, hát cò lả,... + Hội hoạ: nhiều dòng tranh dân gian, tiêu biểu là tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hà Nội),... + Kiến trúc, điêu khắc: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (Thừa Thiên Huế), chùa Tây Phương và tượng 18 vị La Hán (Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),... - Tôn giáo: + Phật giáo thời kì này tiếp tục phát triển. + Số người theo Công giáo ngày càng đông, nhà thờ mọc lên ở khắp nơi. - Khoa học: + Sử học: việc biên soạn các công trình sử học có bước đột phá. + Địa lí: Nhất thống địa dư chí (Lê Quang Định), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức),... + Y được học: Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Lê Hữu Trác). |
2. THÔNG HIỂU (8 câu)
Câu 1: Em có nhận xét gì về đơn vị hành chính thời Nguyễn?
Trả lời:
Nhận xét về đơn vị hành chính thời Nguyễn: Dưới thời Nguyễn, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.
=> Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế Trung ương tập quyền, tổ chức bộ máy nhà nước quy cũ và hoàn chỉnh. Đơn vị hành chính chặt chẽ hơn
Câu 2: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết gì về tình hình xã hội dưới thời Nguyễn:
“Tính chung từ đầu thời Gia Long (năm 1802) đến thời Tự Đức (1862) có khoảng 405 cuộc nổi dậy của nhân dân chống triều đình”.
(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, tập II, Sdd tr.754).
Trả lời:
Đoạn tư liệu cho biết về tình hình xã hội dưới thời Nguyễn: cuộc sống cơ cực của người dân và các mâu thuẫn xã hội khác đã làm bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn.
Câu 3: Theo em, chính sách nào của nhà Nguyễn đạt hiệu quả cao nhất trong nông nghiệp? Tại sao?
Trả lời:
Theo em, chính sách của nhà Nguyễn đạt hiệu quả cao nhất trong nông nghiệp là tổ chức việc khai hoang, cho phép đất khai hoang thành đất tư.
à Đem lại hiệu quả kích thích sản xuất nông nghiệp.
Câu 4: Câu ca dao sau cho em biết điều gì về tình hình nông nghiệp dưới thời Nguyễn?
Kênh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên
Ghe thuyền xuôi người, bán buôn dập dìu.
Trả lời:
Tình hình nông nghiệp dưới thời Nguyễn qua câu ca dao: nhà Nguyễn cho đào nhiều sông và kênh rạch ở phía Nam.
à Mang lại hiệu quả cho việc trị thủy, quốc phòng, giao thông, định cư,…
Câu 5: Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp có điểm gì nổi bật so với thời kì các chúa Nguyễn?
Trả lời:
Điểm nổi bật của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Nguyễn so với thời kì các chúa Nguyễn:
- Có điều kiện phát triển.
- Thủ công nghiệp có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.
- Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng.
Câu 6: Theo em, chính sách nào của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của giao thương? Vì sao?
Trả lời:
Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của giao thương, một số ngành, nghề không phát triển được. Nhiều trung tâm, đô thị dần sa sút.
Câu 7: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về Luật pháp dưới thời vua Gia Long?
“Nếu con đối với cha mẹ, cháu đối với ông bà già trên 80 tuổi mà lại bịnh nặng, trong nhà không có ai thay mình hầu hạ, lại không chịu về hầu hạ mà tham vinh hoa, lợi lộc, bỏ nhiệm vụ hầu cha mẹ. Tội này cũng khép vào tội bó nhiệm vụ chăm sóc cha mẹ”.
(Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu, Hoàng Việt luật lệ Luật Gia Long, Tập 3, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1994, tr.448)
Trả lời:
Luật pháp Gia Long qua đoạn tư liệu: quy định chặt chẽ về tôn ti trật tự phong kiến, đề cao tính nhân đạo.
Câu 8: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về thương nghiệp nhà Nguyễn?
“Ở Sa Đéc, phố chợ nằm dọc theo bờ sông, mái nối mái liền nhau đối nhau san sát
như vảy cá, dài đến 5 dặm, dưới sông có những bè tre, dựng lên phòng ốc, giăng thành hàng. Hoặc bán hàng tơ lụa, đồ dùng từ nam bắc chớ đến, hoặc bán các thứ dâu rái, than, mây, tre, khô, mắm,... trên bờ sông có trăm thứ hàng hoá tốt đẹp, nhìn ngợp mắt thoả lòng, quả là chấn phồn hoa”.
(Trịnh Hoài Đức, Ca Định thành thông chí,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr.576)
Trả lời:
Thương nghiệp của nhà Nguyễn qua đoạn tư liệu: việc buôn bán, trao đổi trong nước diễn ra thuận lợi. Nhiều chợ làng, chợ huyện được mở thêm.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Có quan điểm cho rằng “Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hóa đồ sộ”. Em có đồng ý với quan điểm này không. Tại sao?
Trả lời:
- Đồng ý với quan điểm.
- Giải thích: Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng tại Việt Nam, với gần 400 năm tồn tại (1558-1945), các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã để lại cho dân tộc những di sản văn hóa vô cùng phong phú và mang giá trị đặc biệt. Cho đến nay, Huế đã có 5 di sản của triều Nguyễn được UNESCO công nhận.
Câu 2: Em có suy nghĩ gì về quá trình thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
Trả lời:
Nhà Nguyễn ý thức được sâu sắc vị trí đặc biệt quan trọng của biển, đảo trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước nên từ rất sớm đã có chiến lược biển đảo và đề ra các chủ trương khai chiếm các quần đảo giữa Biển Đông. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã xác lập chủ quyền của mình tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo Đại Nam nhất thống chí, trong thời Nguyễn đã có hàng chục tòa pháo đài, đồn bảo, cửa tấn được xây dựng kiên cố dọc theo vùng biển của đất nước bao gồm cả trên bờ và các đảo gần bờ từ Bắc chí Nam.
Câu 3: Em hãy kể tên một số thành tựu văn hóa dưới thời Nguyễn được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới.
Trả lời:
Một số thành tựu văn hóa dưới thời Nguyễn được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới:
- Mộc bản triều Nguyễn.
- Chân bản triều Nguyễn.
- Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.
- Quần thể di tích Cố đô Huế.
-…..
Câu 4: Viết một đoạn văn về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Trả lời:
HS dựa vào các gợi ý sau:\
- Vua Gia Long: lập hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này.
- Vua Minh Mạng: hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp tục được đẩy mạnh:
+ Việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện.
+ Nhà vua cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,..
Câu 5: Kể tên một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa dưới thời Nguyễn còn tồn tại và có giá trị đến ngày nay.
Trả lời:
Một số thành tựu tiêu biểu về văn học dưới thời Nguyễn còn tồn tại và có giá trị đến ngày nay:
- Văn học: Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương),….
- Nghệ thuật:
+ Âm nhạc: nhã nhạc (nhạc cung đình), quan họ, trống quân, hát ví, hát cò lả,...
+ Hội hoạ: tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống,….
+ Kiến trúc, điêu khắc: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (Thừa Thiên Huế), chùa Tây Phương và tượng 18 vị La Hán (Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),...
- Tôn giáo: Phật giáo.
- Khoa học: Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Nhất thống địa dư chí (Lê Quang Định), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Lê Hữu Trác).
4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Trình bày một vài hiểu biết của em về Nhã nhạc cung đình Huế.
Trả lời:
Nhã nhạc cung đình Việt Nam xuất hiện từ thời Lý - Trần, được bổ sung, phát triển dưới thời Nguyễn. Được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003, Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (2008).
Câu 2: Giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu dưới thời Nguyễn.
Trả lời:
- Kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có tên là “Đoạn trường tân thanh”. Đây là tác phẩm truyện thơ nôm lục bát viết dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Mượn bối cảnh xã hội Trung Quốc đời nhà Minh nhưng Truyện Kiều chính là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại lúc nhà thơ đang sống. Tác phẩm gồm 3254 câu lục bát kể về cuộc đời 15 năm lưu lạc, chìm nổi của Thúy Kiều, người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì gia biến phải bán mình chuộc cha, rơi vào cảnh “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”, bị các thế lực phong kiến dày xéo, chà đạp.
- Qua Truyện Kiều, tác giả đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Truyện Kiều còn là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp của con người.
- Về giá trị nghệ thuật, Nguyễn Du đã kết hợp tài tình tinh hoa của ngôn ngữ bác học với tinh hoa của ngôn ngữ bình dân. Với Truyện Kiều, tiếng Việt và thể thơ lục bát dân tộc đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ của nghệ thuật thi ca, là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại.
- Truyện Kiều luôn được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả từ trí thức tới người bình dân, làm lay động trái tim của bao thế hệ người Việt Nam, là cảm hứng sáng tác cho rất nhiều những tác phẩm thi ca, nhạc họa sau này.
Câu 3: Trình bày một vài hiểu biết của em về Đại nội Huế (Thừa Thiên Huế) ngày nay.
Trả lời:
- Đại Nội Huế được xây dựng vào đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đã được công nhận là di sản Văn Hóa Thế Giới từ năm 1993. Đại Nội Huế chính là nơi đã lưu giữ nhiều điểm đặc sắc của phong kiến của triều đình nhà Nguyễn hơn hàng trăm năm nay.
- Đây là nơi sinh sống và diễn ra nhiều hoạt động của vua chúa Nguyễn. Đồng thời đây còn là một công trình có quy mô vô cùng đồ sộ với quá trình xây dựng kéo dài trong nhiều năm với những công việc như lấp sông, đào hố, lắp thành,…
- Đại Nội Huế là một phần trong Quần thể di tích Cố đô Huế, mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, kiến trúc của triều đại nhà Nguyễn, tổ chức UNESCO đã công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.
Câu 4: Trình bày một số hiểu biết của em về vua Minh Mạng.
Trả lời:
Minh Mạng (1791 - 1841) là con trai thứ tư của vua Gia Long, trị vì đất nước trong 20 năm (1820 - 1840), là một vị vua tài năng của triều Nguyễn. Trong những năm 1831 - 1832, ông tiến hành một cuộc cải cách, thường gọi là Cải cách Minh Mạng.
Câu 5: Trình bày một số hiểu biết của em về bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ.
Trả lời:
Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ được vẽ theo lệnh của vua Minh Mạng. Trên bản đồ này, vị trí núi, sông, biển, đảo được vẽ với toạ độ địa lí gần chính xác như hiện nay. Đặc biệt là quản đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa (tức quàn đảo Trường Sa) được thể hiện rõ ràng.
=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX