Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 cánh diều Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều
ÔN TẬP CHƯƠNG 4
CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
Câu 1: Hãy nêu chuyển biến lớn về kinh tế của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
Những chuyển biến lớn về kinh tế của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
- Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức.
- Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa .
- Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, thao túng nền kinh tế.
Câu 2: Hãy nêu những chuyển biến về chính sách đối nội, đội ngoại của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
Những chuyển biến về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
- Đối nội: Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
- Đối ngoại: Anh tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới.
Câu 3: Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
Những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
- Tốc độ phát triển của kinh tế Pháp chậm lại.
- Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp tụt xuống thứ tư.
- Nông nghiệp trong tình trạng sản xuất nhỏ.
- Các công ti độc quyền vẫn ra đời, dần chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.
- Là nước đứng thứ hai về xuất khẩu tư bản.
Câu 4: Hãy nêu những chuyển biến lớn về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Pháp.
Trả lời:
Những chuyển biến lớn về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Pháp:
- Về đối nội:
+ Nền Cộng hoà thứ ba ở Pháp được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các.
+ Chính phủ Cộng hoà thi hành chính sách đàn áp nhân dân và các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.
- Về đối ngoại: Pháp đẩy mạnh xâm lược, bóc lột thuộc địa, là nước có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Anh. Đó là các thuộc địa ở châu Phi (An-giê-ri, Ma-rốc,...), châu Á (Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào),...
Câu 5: Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
Những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
- Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa.
- Đến cuối thế kỉ XIX, Đức vươn lên đứng đầu châu u và thứ hai thế giới về công nghiệp.
- Quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền.
Câu 6: Hãy nêu những chuyển biến lớn về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Đức.
Trả lời:
Những chuyển biến lớn về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Đức:
- Về đối nội: Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, quý tộc địa chủ liên kết chặt chẽ với tư bản độc quyền để thống trị nhân dân.
- Về đối ngoại: Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp,... Giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.
Câu 7: Lập bảng tóm tắt về những chuyển biến lớn của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức và Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
Đế quốc |
Những chuyển biến lớn |
Anh |
- Kinh tế: + Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức. + Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa . + Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, thao túng nền kinh tế. - Đối nội: Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. - Đối ngoại: Anh tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới. |
Pháp |
- Kinh tế: + Tốc độ phát triển của kinh tế Pháp chậm lại. + Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp tụt xuống thứ tư. + Nông nghiệp trong tình trạng sản xuất nhỏ. + Các công ti độc quyền vẫn ra đời, dần chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. - Là nước đứng thứ hai về xuất khẩu tư bản. - Về đối nội: + Nền Cộng hoà thứ ba ở Pháp được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các. + Chính phủ Cộng hoà thi hành chính sách đàn áp nhân dân và các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. - Về đối ngoại: Pháp đẩy mạnh xâm lược, bóc lột thuộc địa, là nước có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Anh. Đó là các thuộc địa ở châu Phi (An-giê-ri, Ma-rốc,...), châu Á (Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào),... |
Đức |
- Kinh tế: - Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. - Đến cuối thế kỉ XIX, Đức vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về công nghiệp. - Quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền. - Đối nội: Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, quý tộc địa chủ liên kết chặt chẽ với tư bản độc quyền để thống trị nhân dân. - Đối ngoại: Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp,... Giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới. |
Mỹ |
- Kinh tế: Cuối thế kỉ XIX, từ vị trí thứ 4, Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Năm 1984, sản phẩm công nghiệp của Mỹ gấp đôi Anh. - Về đối nội: + Chế độ Cộng hoà đề cao vai trò của tổng thống. + Hai đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau nắm quyền, đều thi hành các chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản. - Về đối ngoại: + Đến thập kỉ cuối thế kỉ XIX, Mỹ tăng cường bành trướng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, gây chiến với Tây Ban Nha (chiếm Phi-líp-pin và Cu-ba). + Thông qua viện trợ kinh tế, đầu tư, can thiệp quân sự, Mỹ đã biến Trung và Nam Mỹ thành khu vực độc quyền ảnh hưởng của mình. |
|
|
Câu 8: Hãy lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại nổi bật của đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ.
Trả lời:
- Giống nhau: đều là các nước đế quốc với nền kinh tế phát triển, sở hữu các công ty độc quyền lớn và có nhiều thuộc địa.
- Khác nhau:
Anh |
Pháp |
Đức |
Mỹ |
|
Kinh tế |
- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức). - Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế. |
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh); từ năm 1870, Pháp tụt xuống hàng thứ tư thế giới. - Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao. => Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”. |
- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp)’ - Khi hoàn thành thống nhất (1871), Đức vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ). - Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép, … chi phối nền kinh tế Đức. |
- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức). - Từ năm 1870 trở đi, Mĩ vươn lên vị trí số 1 thế giới. - Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời. - Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu |
Chính sách đối ngoại |
Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. => Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”. |
Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa. => Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh). |
- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động. - Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già” (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới. => Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”. |
- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản. - Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh |
Câu 9: Chỉ ra điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước đế quốc.
Trả lời:
Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước đế quốc:
- Là các nước đế quốc với nền kinh tế phát triển.
-Sở hữu các công ty độc quyền lớn.
- Có nhiều thuộc địa.
Câu 10: Tại sao trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các đế quốc đều tăng cường xâm chiếm và mở rộng thị trường thuộc địa?
Trả lời:
Trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các đế quốc đều tăng cường xâm chiếm và mở rộng thị trường, thuộc địa, vì: đối với các nước đế quốc, thị trường và thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Cụ thể:
- Là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt, phục vụ cho sự phát triển kinh tế của các nước đế quốc.
- Là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các nước đế quốc.
- Là cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh.
Câu 11: Em hãy cho biết những hạn chế trong chính sách đối nội của Mỹ trong giai đoạn chuyển sang Chủ nghĩa đế quốc.
Trả lời:
Những hạn chế trong chính sách đối nội của Mỹ trong giai đoạn chuyển sang Chủ nghĩa đế quốc: đề cao quyền lợi của người da trắng, đối xử bất công với người gốc Phi và hạn chế các quyền lợi của phụ nữ.
Câu 12: Em hãy cho biết chúng ta có thể có những cách nào để kiểm soát độc quyền trên thị trường.
Trả lời:
Các biện pháp để kiểm soát độc quyền:
- Đổi mới nhận thức về cạnh tranh, thống nhất quan điểm, đánh giá được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Cần đề ra quy định hợp lý để có thể cải tổ pháp luật về cạnh tranh để cho cơ chế cạnh tranh được vận hành một cách thuần thục nhất và cần hạn chế những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
- Tiến hành thực hiện xây dựng một cơ quan chuyên trách theo dõi, giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền vì điều đó sẽ làm giảm đi sụ cạnh tranh nên nền kinh tế rất có thể sẽ bị đi xuống vì không có động lực.
- Thực hiện những kế hoạch cải thiện môi trường thông tin và pháp luật theo hướng minh bạch và kịp thời hơn, bên cạnh đó cũng phải nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh.
- Nhà nước cần phải có luật cạnh tranh với mục đích đảm bảo và duy trì môi trường cạnh tranh.
- Thành lập các hiệp hội người tiêu dùng với những hoạt động chủ yếu như những hoạt động liên quan tới việc cung cấp thông tin phục vụ người tiêu dùng và kịp thời phát hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
Câu 13: Nêu những nét chính về Công xã Pa-ri.
Trả lời:
Những nét chính về Công xã Pa-ri:
- Sau khi Pháp thất bại thảm hại trong chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhân dân Pa-ri, phần lớn là công nhân và tiểu tư sản đã khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập nhưng lại tìm cách thoả hiệp với Phổ, kí hoà ước chấp nhận những điều kiện nhục nhã.
- Ngày 18 - 3, dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban Trung ương Vệ quốc quân, các tiểu đoàn Vệ quốc quân cùng nhân dân Pa-ri từ các ngả tiến vào trung tâm Thủ đô, chiếm các cơ quan chính phủ. Khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.
� Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, dẫn tới sự ra đời của một chế độ mới, xã hội mới.
Câu 14: Trình bày ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri.
Trả lời:
Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri:
- Là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Là sự cổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn.
Câu 15: Em hãy cho biết giai cấp công nhân ra đời vào hoàn cảnh nào?
Trả lời:
Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân:
- Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế - xã hội của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê.
- Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng,…
� Giai cấp công nhân ra đời.
Câu 16: Nêu các hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
Những hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX:
+ Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào công nhân ở các nước u - Mỹ diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân Pa-ri (vào tháng 6/1848),…
+ Sau cách mạng 1848, phong trào đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản nổ ra ở nhiều nơi, như: Bỉ, Đức, Anh, Mỹ,…
+ Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, ngày 28/9/1864, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là: Quốc tế thứ nhất) được thành lập. C.Mác và Ph. Ăng-ghen đã trở thành những người lãnh đạo cao nhất của tổ chức này. Trong thời gian tồn tại (1864 - 1876), Quốc tế thứ nhất đã có nhiều hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, thúc đẩy sự phát triển của phong trào Công nhân quốc tế.
+ Cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân diễn ra mạnh mẽ, dẫn tới sự ra đời nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới, như: Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883),...
+ Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập với sứ mệnh thúc đẩy sự thành lập của các chính đảng vô sản ở các nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai bị chia rẽ và tan rã.
Câu 17: Trình bày sự hiểu biết của em về C.Mác.
Trả lời:
-
Mác (1818 - 1883) sinh ra trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Ti-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, năm 23 tuổi đỗ Tiến sĩ và sớm có khuynh hướng cách mạng nên bị trục xuất khỏi Đức. Ông đã sang Pa-ri (Pháp) tiếp tục nghiên cứu và tham gia phong trào công nhân.
Câu 18: Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Trả lời:
Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:
- Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân.
- Hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu
công nhân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại.
� Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ chính phủ lâm thời.
Câu 19: Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và sự tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với lịch sử nhân loại.
Trả lời:
Ý nghĩa lịch sử và sự tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với lịch sử nhân loại:
- Ý nghĩa:
+ Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
+ Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thể giới.
- Tác động: tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.
Câu 20: Vì sao đến tháng 4 – 1817 Mỹ tham chiến cùng phe Hiệp ước?
Trả lời:
Lúc đầu Mĩ giữ thái độ trung lập.Thực ra, Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc, dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ giữ địa vị ưu thế giàu lên sau chiến tranh. Những năm 1917 phong trào cách mạng ở các nước lên cao, ưu thế của chiến tranh nghiêng về phe Hiệp ước, Mĩ đã quyết định nhảy vào tham chiến cùng phe Hiệp ước để thu lợi nhuận sau khi thắng trận, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. Như vậy, ở giai đoạn cuối của chiến tranh, khi cả hai phe đã mệt mỏi, thiệt hại thì Mĩ đã nổi lên với vai trò người đứng đầu phe Hiệp ước và Mĩ tham chiến cùng phe hiệp ước đã góp phần làm cho chiến tranh kết thúc nhanh hơn.