Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 chân trời Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 9 CTST.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

BÀI 19: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991

(19 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 10: Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay đã để lại những bài học kinh nghiệm gì?

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.

- Kết hợp sức mạnh nội lực và sức mạnh ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Câu 2: Trình bày cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975-1979.

♦ Bảo vệ biên giới Tây Nam

- Bối cảnh:

+ Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chính quyền Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã có nhiều hoạt động khiêu khích, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam: đánh chiếm đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, tàn sát dân thường tại Hà Tiên, An Giang, Tây Ninh,...

+ Trước tình hình này, Việt Nam đã ra tuyên bố nêu rõ hành động sai trái của chính quyền Pôn Pốt, thể hiện thái độ thiện chí muốn giải quyết vấn đề biên giới bằng con đường thương lượng hoà bình. Tuy nhiên, chính quyền Pôn Pốt đều từ chối và cắt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

- Diễn biến chính:

+ Tháng 12-1978, chính quyền Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng đơn phương tấn công Tây Ninh để mở đường tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam.

Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, từ ngày 23-12-1978, quân đội Việt Nam mở cuộc tổng phản công và chỉ trong thời gian ngắn đã đánh bại quân xâm lược.

- Ý nghĩa:

+ Giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

+ Tạo thời cơ lớn cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi.

♦ Bảo vệ biên giới phía Bắc

- Bối cảnh:

Từ năm 1978, Trung Quốc đơn phương chấm dứt các viện trợ kinh tế, kĩ thuật và có nhiều hành động khiêu khích, xâm phạm ở khu vực biên giới phía Bắc của Việt Nam.

- Diễn biến chính:

+ Ngày 17-2-1979, khoảng 60 vạn quân Trung Quốc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

+ Quân dân các tình biên giới phía Bắc đã kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nhiều trận chiến quyết liệt đã diễn ra ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai,...

+ Trước cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, Trung Quốc phải tuyên bố rút quân (5-3-1979). Tuy nhiên, tình hình trên tuyến biên giới phía Bắc tiếp tục căng thẳng kéo dài cho tới cuối những năm 80 của thế kỉ XX, đặc biệt là ở Vị Xuyên (Hà Giang).

- Ý nghĩa:

Cuộc chiến đấu chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc thắng lợi đã khẳng định ý chí, quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Câu 3: Việt Nam đã có những hoạt động gì nhằm đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo?

Câu 4: Hãy trình bày tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của Việt Nam trong những năm 1976-1985.

Câu 5: Trình bày những nét khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975.

Câu 6: Trình bày khái quát diễn biến chính cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam.

Câu 7: Trình bày khái quát diễn biến chính cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc.

Câu 8: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay.

Câu 9: Nêu những bài học cơ bản của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.

Câu 10 Trình bày nét chính về quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Theo em, chiến thắng 30/4/1975 có vai trò gì đối với quá trình bảo vệ Tổ quốc sau này?

Chiến thắng 30/4/1975 đã có tác động to lớn đến quá trình bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước sau này:

- Cuộc chiến tranh kéo dài hàng thập kỷ đã khép lại, mang lại hòa bình cho cả nước và giúp thống nhất toàn diện hai miền Nam - Bắc.

Chiến thắng này trở thành biểu tượng cho sức mạnh và ý chí của dân tộc Việt Nam, khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết trong toàn dân.

Sau chiến tranh, đất nước tập trung vào xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội. Chiến thắng đã tạo ra môi trường ổn định để phát triển.

Từ bài học của cuộc kháng chiến, Việt Nam tiếp tục duy trì chiến lược quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ giữa quân đội và nhân dân trong việc bảo vệ Tổ quốc.

Chiến thắng 30/4 không chỉ là dấu ấn lịch sử quan trọng mà còn là nền tảng vững chắc để Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong các giai đoạn tiếp theo.

Câu 2: Giải thích vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước?

Câu 3: Những khó khăn và thách thức mà Việt Nam gặp phải trong giai đoạn đầu của quá trình Đổi mới là gì?

Câu 4: Vì sao cần phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Làm thế nào để Việt Nam phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực Đông Nam Á?

Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực Đông Nam Á, và để phát huy vai trò này, cần thực hiện các biện pháp sau:

Việt Nam tích cực tham gia và đóng góp vào các hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác an ninh và giải quyết tranh chấp thông qua hòa bình. Việt Nam đã có nhiều sáng kiến nhằm xây dựng lòng tin và củng cố hòa bình trong khu vực.

Việt Nam duy trì chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, đồng thời sẵn sàng giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình.

Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác quốc phòng với nhiều nước lớn trong khu vực và trên thế giới, nhằm xây dựng một môi trường an ninh khu vực ổn định, từ đó góp phần ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình.

Việt Nam đã và đang cử lực lượng tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, qua đó nâng cao vị thế và uy tín của mình trên trường quốc tế, góp phần vào việc bảo vệ hòa bình và ổn định toàn cầu.

Nhờ những nỗ lực này, Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trong vai trò là một nhân tố quan trọng đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực.

Câu 2: Vận dụng kiến thức đã học, hãy phân tích giá trị thực tiễn của những bài học lịch sử từ các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Chiến thắng trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Câu 3: Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối đổi mới của Việt Nam.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Phân tích tầm quan trọng của chính sách đối ngoại trong quá trình Đổi mới của Việt Nam. Làm thế nào Việt Nam có thể vận dụng các bài học từ quá khứ để phát huy vai trò trên trường quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc hiện nay?

Công cuộc Đổi mới đã mở ra một thời kỳ mới trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, với phương châm "làm bạn với tất cả các nước". Các chính sách đối ngoại quan trọng bao gồm:

- Mở rộng quan hệ ngoại giao: Từ năm 1986, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với nhiều nước, gia nhập ASEAN (1995), WTO (2007), và tham gia các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, RCEP.

- Tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh: Việt Nam đẩy mạnh hợp tác với các cường quốc, song vẫn giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia.

Bài học vận dụng hiện nay:

- Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc, Việt Nam cần duy trì chính sách đối ngoại cân bằng, khôn khéo, không đứng về phe nào nhưng phải bảo vệ lợi ích quốc gia.

- Phát huy vai trò tích cực trong ASEAN và các tổ chức quốc tế để bảo vệ chủ quyền Biển Đông và tham gia vào các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh mạng.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay