Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 3 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 3. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP BÀI 3

GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN

Câu 1: Qua văn bản Lời má năm xưa, em hiểu ra được bài học gì?

Trả lời:

Mỗi chúng ta nên yêu thương động vật, không nên vì thích thú cá nhân mà giết chóc lung tung.

Câu 2: Tìm những chi tiết thể hiện tình yêu của nhân vật "tôi" đối với động vật? Em hãy phân tích tâm trạng của  nhân vật "tôi" khi "tần ngần nhìn bầu trời xanh và ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống "thú diện nhơn tâm"!"

Trả lời:

Trong truyện, nhân vật chính đại diện cho tác giả thường đi chơi với lũ bạn. Những lúc đó, bọn trẻ nghịch ngợm thường lấy ná thun bắn vào những con chim bói cá. Những chú chim ấy cũng thường được gọi là thằng chài. Những con chim tội nghiệp đó con bị thương, con thì chết, những đứa trẻ ngây ngô cứ lấy đó làm trò tiêu khiển. Chẳng ai trong số chúng nghĩ rằng, những chú chim đó sẽ đau khổ như thế nào, sinh mạng của chúng sẽ mất đi vì những trò đùa của bọn nhỏ. Có lẽ lúc đó, chúng chưa hiểu được, cũng không muốn hiểu vì đang độ tuổi ham chơi, nghịch ngợm. Vậy là, chúng vô tình làm tổn thương những loại động vật nhỏ bé, hiền lành.

Câu nói của nhân vật người mẹ đã thức tỉnh nhân vật tôi là  “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”. Chỉ một câu hỏi đơn giản, nhưng người mẹ đã làm cho con bỗng hiểu được hành động của mình là sai trái. Mẹ bắt ông đi ra sông, vớt thằng chài vừa bị bắn lên bờ, chăm sóc nó, nhưng chú chim nhỏ lại như giận dỗi mà không thèm ăn những miếng mồi nhân vật tôi đút. Đây cũng là một hành động thể hiện cho sự “quay đầu” của một đứa nhóc nghịch ngợm. Hình ảnh người mẹ trong chi tiết này thật nổi bật. Mẹ là người đỡ đầu, dạy con những điều đúng sai, nên và không ở đời. Chính nhờ sự dạy dỗ của người mẹ, một sinh mệnh nhỏ được cứu, và sau này cũng có thể là nhiều sinh mệnh khác.

Trở về thực tại, sau rất nhiều năm, khi nhắc về câu chuyện đó vẫn khiến cho tác giả, lúc này đã trưởng thành hối hận và day dứt rất nhiều năm. Đặc biệt, câu nói của má “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” xuất hiện lặp đi lặp lại và xuyên suốt cả câu chuyện như một lời dạy, lời nhắc nhở thấm đẫm tình người làm ta không thể nào quên. Lời nói đó làm nổi bật lên chủ đề và nhan đề của tác phẩm, cũng khiến người đọc cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng.

Câu 3: Phân tích tác phẩm Lời má năm xưa

Trả lời:

Nếu phải chọn ra ý nghĩa cao cả nhất của văn chương, thì đó là việc văn chương đã cống hiến cho cuộc đời này những câu chuyện đẹp đẽ về con người và cuộc sống. Những rung cảm mạnh mẽ và những thông điệp đầy ý nghĩa qua lăng kính của cảm xúc trong tâm hồn người nghệ sĩ. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn Trần Bảo Định qua đoạn trích Lời má năm xưa. Đến nay vẫn còn vấn vương trong lòng biết bao độc giả bởi những câu từ đầy ý nghĩa.

Văn bản Lời má năm xưa có cốt truyện đơn giản, xoay quanh những vấn đề thường thấy và trải qua đối với mỗi con người chúng ta và cả tác giả. Đây là một văn bản đầy ý nghĩa qua những lời dạy bảo của người má và cả nỗi ân hận day dứt của tác giả từ ngày ấy cho đến bây giờ.Tác phẩm đã bày tỏ nỗi ân hận của nhân vật xưng “tôi” khi kể lại câu chuyện 70 năm trước đã bắn bị thương một con chim thằng chài. Khi đi sâu vào phân tích văn bản,ta có thể thấy văn bản ý nghĩa đến nhường nào.

Mở đầu đoạn trích tác giả đã giới thiệu cho chúng ta những câu hò xuất xứ từ làng quê thân thương của mình : Ở quê tôi, trai gái đều thuộc lòng câu hò :

Chim thằng chài có ngày mắc bẫy

Em cho anh hay anh hãy tránh xa

Mẹ cha không thể chịu hòa

Em đâu dám cãi để mà theo anh

Có thể thấy đây là câu hò mang đậm tính chất về tình yêu đôi lứa, Chim thằng chài hay còn gọi là chim bói cá, một loài chim sống đơn giản ; thường lao đầu xuống mặt nước hoặc bay trên mặt nước để bắt những con mồi.trong câu hò trên mà tác giả trích dẫn “ chim thằng chài có ngày mắc bẫy” với tập tính săn bắt đó của mình thì loài chim ấy rất dễ bị mắc bẫy do con người hoặc do những kẻ thù tạo ra. Nhưng Đã có lời nhắc nhở của “Em” em cho anh hay anh hãy tránh xa những mối nguy hiểm đó để khỏi mắc bẫy của kẻ thù. Vì mẹ vì cha nên em chẳng thể nào dám bỏ theo anh. Đó là những câu ca dao mang đậm tính chất tình yêu đôi lứa nhưng cũng không quên xen kẽ về tình cảm gia đình.

Với những câu văn của tác chúng ta có thể hiểu thêm phần nào về loài chim bói cá. Một loài chim khiến cho chúng ta có thể thấy cảm động với cuộc sống của chúng. Chúng chẳng có mẹ ấp trứng, chẳng có mẹ để nuôi dưỡng và săn sóc, chúng tự thích nghi với môi trường và tự rèn luyện kĩ năng sống. Khi lớn lên chúng kết giao với đồng loại và tự bảo vệ cho nhau. Chúng nhường mồi cho bạn tình hoặc đồng loại thiếu cái ăn. Và nhường mặt nước đầy tôm cá cho những thằng chài già yếu bệnh tật. Khi chúng ta đọc đến đây, có lẽ sự mạnh mẽ, sự tự lập của chúng khiến cho ta trầm trồ thán phục, bởi chỉ là một loài chim nhưng chúng chẳng cần vòng tay của mẹ chẳng cần ai dạy dỗ mà tự mình lớn lên và hoàn thiện. Không những thế chúng còn là một loài chim tình cảm và cũng có cảm xúc yêu đương như con người chúng ta.

Quay ngược thời gian, trở về thời thơ ấu của tác giả, tác giả đã ngậm ngùi chia sẻ lại câu chuyện cũ với biết bao xúc cảm. Khi còn là một đứa trẻ, ông cùng với tụi bạn đi rình mò dùng cái ná thun với những viên đạn được vo tròn bằng đất sắt để bắn vào những con chim bói cá, có con may mắn thì bị thương còn không thì chết. Một loài chim sống tình cảm đáng trân quý, một loài chim như vậy ấy vậy mà lại bị những con người vô thức làm hại, khi nghĩ lại những chuyện ấy tác giả cảm thấy thật trớ trêu thay, cảm giác hối hận, ray rứt lại bắt đầu dằn xé trong tâm trí ông. Chim rình cá, người rình chim, cớ sự từ cái rình theo cuộc.

Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng mẹ, và chính mẹ là người đã dạy dỗ chúng ta mỗi khi mắc sai lầm. Và tác giả cũng thế ; bởi chỉ sau khi nghe câu hỏi của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” đã thức tỉnh nhân vật tôi. Người thực sự cứu chim thằng chài chính là người má :”Tôi bị má đánh đòn khi bắn thằng chài rơi bên sông….Má bảo tôi ra bến vớt nó lên’‘. Sau đó là một loạt hành động của nhân vật tôi chăm sóc và cứu sống chim thằng chài. Khi người mẹ của ông nhìn thấy chính tay ông bắn thằng chài rớt bên sông, ông bị má đánh đòn. Với câu nói nhẹ nhàng sâu lắng của người má : “ sao con cướp đi sự sống của nó, rồi ai cướp đi sự sống của con” chính câu nói ấy đã khiến tác giả cảm thấy ân hận và ray rứt thâm tâm đến tận bây giờ.Với những lời của người mẹ, nhân vật tôi đã làm theo những lời chỉ bảo ấy, ông đem về nhà, trị thương băng bó cho nó. Nhưng trớ trêu thay khi ông đút cá cho nó, nó lại không ăn ; cá chính là món mồi mà nó vẫn mạo hiểm đi săn bắt mỗi ngày ấy vậy mà giờ đây nó lại làm ngơ trước miếng mồi ấy, đút thứ khác nó cũng không thèm ăn, phải chăng đây chính là sự tức giận trong nó, nó đang trầm trách rằng tại sao lại cướp đi sự sống của nó chăng. Chính vì điều đó đã làm cho nhân vật tôi hối hận và bối rối hơn bao giờ hết, giá như lúc đó mình không bắn nó thì có lẽ giờ nó đã được tự do bay lượn cùng với đồng loại chứ không phải là bị thương tật và nằm ngay đây.đến tận mấy ngày sau vết thương đã lành nhưng thể xác của nó cũng không như trước, nó ốm nhôm và không thể bay được có lẽ vì đuối sức.

Có thể thấy chẳng có gì thiêng liêng bằng tình mẫu tử và hình ảnh người má của nhân vật tôi – người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình.

Trở về với câu chuyện cũ của tác giả, khi ông đem thằng chài để dưới gốc mận gần cầu nước, nó được những thằng chài khác, nó được những thằng chài khác bu quanh đút mồi, nó ăn một cách ngon lành, ngon đến nỗi khiến tác giả cũng phải thèm theo.Qua hình ảnh của tác giả, một lần nữa đã gợi lên cho chúng ta thấy lối sống tình cảm keo sơn đùm bọc của những con chim bói cá mãnh liệt đến nhường nào. Chỉ là một loài chim nhưng lại sống tình cảm như tác giả đã từng nghĩ đây là một loài “thú điện nhơn tâm” tuy hình hài là một con chim, gương mặt là một con chim nhưng lòng dạ tấm long trái tim là của một con người, thật sâu sắc và ý nghĩa đến nhường nào.

Quay lại với thực tại, quên đi câu chuyện cũ kia, nhưng đã gần bảy mươi năm kể từ khi xảy ra câu chuyện ấy, vậy mà giờ đây khi nhắc lại câu chuyện cũ ông không sao không thể dứt ra được sự hối hận và bối rối mỗi khi nhớ lại chuyện cũ, và đặc biệt không thể nào quên được câu hỏi của má “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”.Câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” được lặp lại hai lần trong văn bản. Việc lặp lại câu hỏi ấy vừa góp phần làm nổi bật tính chất của câu chuyện bởi đây là chuyện được kể lại, vừa nhằm nhấn mạnh tâm trạng hối hận, nỗi nhớ không quên được về lời má dặn của nhân vật tôi. Đây vừa như lời trách móc vừa như một lời dạy bảo: tại sao con lại làm thế với con chim ? Nó không có tội gì, không làm gì đến con. Con phải hiểu rõ. Người má như muốn dạy nhân vật chính sự thấu hiểu, lòng thương cảm đối với loài vật như con chim thằng chài

Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi: Tôi hối hận và bối rối, tôi tần ngần nhìn bầu trời xanh, tôi không thể nào quên câu nói của má, tận đáy lòng, tôi không thể dứt ra được sự hối hận và bối rối. Với thủ pháp liệt kê một số từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi”: “tôi hối hận và bối rối”; “tần ngần”; “hối hận và bối rối”.Có thể thấy tác phẩm là những chuỗi cảm xúc đầy ý nghĩa với bài học đầy nhân văn của tác giả muốn truyền tải đến cho mỗi chúng ta, hãy yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, động vật, đừng làm gì tổn hại đến chúng bởi sẽ có ngày nào đó chúng ta cảm thấy ray rứt và hối hận mỗi khi nhớ đến dù những chuyện đã qua đi rất lâu. Đây cũng là bài học mà người mẹ muốn dạy cho nhân vật chính và nhân vật chính ấy lại muốn truyền tải đến cho bao bạn đọc.

Giữa con người và thiên nhiên, loài vật có mối quan hệ có thể tác động lên nhau. Ở đây chính là cái cảm xúc. Cảm xúc của con người sẽ quyết định cái nhìn, hành động của họ đối với thiên nhiên, loài vật. Con vật cũng vậy, cảm xúc của chúng sẽ được quyết định từ hành động của con người. Ví dụ như là việc con chim thằng chài ”vươn vai, hót mấy tiếng như muốn cảm ơn tôi”

Con người, thiên nhiên và cảnh vật là những yếu tố có mối quan hệ gần gũi với nhau bởi tất cả đều luôn hiện hữu xung quanh nhau. Bởi vậy, không có lí do gì để con người phá vỡ mối quan hệ đó. Hãy đón nhận và xem đó giống như một đại gia đình, và những người trong gia đình luôn biết yêu thương và không hãm hại nhau,con người và thiên nhiên đều có quyền được sống, quyền bảo vệ sự sinh tồn của chính mình. Con người không thể tự cho mình quyền tước đoạt sự sống của thiên nhiên, loài vật.

Bằng ngòi bút của mình, ông đã kể lại câu chuyện cũ với những xúc cảm của mình Văn bản đã bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này.Văn bản cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường.

Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học thế nên, Andersen đã từng nói : “không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống mình viết ra”.Quả đúng như vậy, nhà văn Trần Bảo Định với những trải nghiệm của riêng mình đã phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới,tìm ra cái đẹp kín đáo bị che lấp để cho người đọc có thể ngắm nhìn và thưởng thức thông qua tác phẩm của mình.Và đoạn trích lời má dặn chính là câu chuyện đẹp đẽ về thiên nhiên cũng như lời thủ thỉ của người mẹ. Tác phẩm lời má dặn để lại những ấn tượng trong lòng bạn đọc, rồi vượt lên mọi giới hạn của thời gian không gian để mãi trường tồn và đọng sâu trong lòng người đọc.

Câu 4: Dựa vào hiểu biết cá nhân hãy giới thiệu về tác giả Vũ Quần Phương và bài thơ Nắng đã hanh rồi.

Trả lời:

1. Tác giả

- Vũ Quần Phương (sinh năm 1940) tên thật là Vũ Ngọc Chúc. Bút danh khác của ông: Ngọc Vũ, Phương Viết. - Vũ Quần Phương (sinh năm 1940) tên thật là Vũ Ngọc Chúc. Bút danh khác của ông: Ngọc Vũ, Phương Viết.

- Ông là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học.  - Ông là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học.

- Quê quán: Nam Định - Quê quán: Nam Định

- Ông là nhà thơ, nhà phê bình văn học.  - Ông là nhà thơ, nhà phê bình văn học.

- Tác phẩm chính: Hoa trong cây (1977), Vầng trăng trong xe bò (1988), Vết thời gian (1996)… - Tác phẩm chính: Hoa trong cây (1977), Vầng trăng trong xe bò (1988), Vết thời gian (1996)…

2. Tác phẩm

- Bài thơ được in trong tập Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, tr33. - Bài thơ được in trong tập Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, tr33.

- Thể thơ: 7 chữ - Thể thơ: 7 chữ

Câu 5: Em hãy trình bày bố cục của bài thơ Nắng đã hanh rồi và nêu nội dung chính từng phần

Trả lời:

- Bố cục: 4 phần - Bố cục: 4 phần

+ Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân.  + Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân.

+ Khổ 2: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên những mái tranh. + Khổ 2: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên những mái tranh. 

+ Khổ 3: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi. + Khổ 3: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi.

+ Khổ 4: Những hy vọng tương lai của nhân vật trữ tình. + Khổ 4: Những hy vọng tương lai của nhân vật trữ tình.

Câu 6: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Nắng đã hanh rồi?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân nhà, trên những mái tranh và khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi. Qua đó thể hiện dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình đối với người con gái ở phương xa.

Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ bảy chữ, gieo vần cuối câu - Thể thơ bảy chữ, gieo vần cuối câu

- Nghệ thuật miêu tả tài tình - Nghệ thuật miêu tả tài tình

- Giọng thơ lúc tươi vui, lúc thủ thỉ tâm tình, réo rắt đi vào lòng người. - Giọng thơ lúc tươi vui, lúc thủ thỉ tâm tình, réo rắt đi vào lòng người.

- Ngôn từ thuần Việt, giàu cảm xúc - Ngôn từ thuần Việt, giàu cảm xúc

Câu 7: Em hãy phân tích các đặc điểm nghệ thuật của bài thơ “Nắng đã hanh rồi”

Trả lời:

- Nhân vật trữ tình: Bài thơ như lời bày tỏ của nhân vật ''anh'' đến nhân vật ''em'' thông qua miêu tả, cảm nhận thiên nhiên xung quanh. Những câu từ như một lời mời gọi, mời ''em'' đến với không gian, thiên nhiên ngày nắng.  - Nhân vật trữ tình: Bài thơ như lời bày tỏ của nhân vật ''anh'' đến nhân vật ''em'' thông qua miêu tả, cảm nhận thiên nhiên xung quanh. Những câu từ như một lời mời gọi, mời ''em'' đến với không gian, thiên nhiên ngày nắng.

 Điều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình nên độc đáo, giàu màu sắc và cảm xúc.

- Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên, đất nước.  - Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên, đất nước.

- Cảm hứng chủ đạo: thiên nhiên ngày nắng hanh và nỗi nhớ trong tình yêu  - Cảm hứng chủ đạo: thiên nhiên ngày nắng hanh và nỗi nhớ trong tình yêu

- Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ:  - Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ:

+ “Nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”: những dấu hiệu báo hiệu mùa đông, tiết trời hanh khô, se lạnh.  + “Nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”: những dấu hiệu báo hiệu mùa đông, tiết trời hanh khô, se lạnh.

+ “Em ở nhà xa, em có hay; em có hình dung, em có nghe”: những câu hỏi tu từ không có lời đáp thể hiện nỗi nhớ của người ở lại với người em ở xa. + “Em ở nhà xa, em có hay; em có hình dung, em có nghe”: những câu hỏi tu từ không có lời đáp thể hiện nỗi nhớ của người ở lại với người em ở xa.

- Gieo vần: Tác giả chú trọng về việc gieo vần ở cuối câu thơ, tạo nên một nhịp cố định cho cả bài thơ.  - Gieo vần: Tác giả chú trọng về việc gieo vần ở cuối câu thơ, tạo nên một nhịp cố định cho cả bài thơ.

+ Khổ 1, vần được gieo là vần ''ay'': bay, gày, hay.  + Khổ 1, vần được gieo là vần ''ay'': bay, gày, hay.

+ Khổ 2, vần được gieo ở đây là vần ''anh'': tranh, lành, cành. Mỗi vần sẽ được gieo ở câu 1, 2 và 4 của khổ thơ + Khổ 2, vần được gieo ở đây là vần ''anh'': tranh, lành, cành. Mỗi vần sẽ được gieo ở câu 1, 2 và 4 của khổ thơ

Câu 8: Em hãy phân tích khổ thơ cuối của bài “Nắng đã hanh rồi” để thấy được suy tư của tác giả trước sự chảy trôi của thời gian

Trả lời:

- Trong thời khắc đất trời bước vào đông, tác giả có những suy tư về sự chảy trôi của thời gian. Đông chưa qua mà xuân lại sắp tới, rồi xuân cũng sắp qua đi.  - Trong thời khắc đất trời bước vào đông, tác giả có những suy tư về sự chảy trôi của thời gian. Đông chưa qua mà xuân lại sắp tới, rồi xuân cũng sắp qua đi.

- Thời gian cứ chảy trôi, mỗi khi nắng hanh về lại khiến lòng người bâng khuâng, bồn chồn - Thời gian cứ chảy trôi, mỗi khi nắng hanh về lại khiến lòng người bâng khuâng, bồn chồn

=> Bài thơ là những rung động tinh tế của tác giả khi nắng hanh về, là khúc nhạc êm ái thể hiện tình yêu và những rung động sâu sắc, đẹp đẽ của tác giả trước thiên nhiên đất trời.

Câu 9: Biện pháp tu từ nào đã được tác giả sử dụng trong câu thơ “Trước sân mây trắng về đông lắm”?

Trả lời:

- Biện pháp tu từ nhân hoá “về - đông”  - Biện pháp tu từ nhân hoá “về - đông”

- Tác dụng: Nhấn mạnh dấu hiệu của mùa đông đã về, tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ - Tác dụng: Nhấn mạnh dấu hiệu của mùa đông đã về, tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ

Câu 10: Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của 1 biện pháp tu từ trong hai câu thơ: "Nắng đã vàng hanh như phấn bay/ Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày"

Trả lời:

Biện pháp tu từ:

So sánh "Nắng đã vàng hanh như phấn bay"

-> khiến câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm hơn.  -> khiến câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm hơn.

-> Câu thơ nhấn mạnh vẻ đẹp của nắng, "nắng vàng hanh" chiếu xuống tạo ra vẻ đẹp lung linh, như dải bụi phấn bay trong không khí. -> Câu thơ nhấn mạnh vẻ đẹp của nắng, "nắng vàng hanh" chiếu xuống tạo ra vẻ đẹp lung linh, như dải bụi phấn bay trong không khí.

-> Tình yêu thiên nhiên của tác giả. -> Tình yêu thiên nhiên của tác giả.

Câu 11: Phân tích tác phẩm Nắng đã hanh rồi

Trả lời:

Bằng hồn thơ trong trẻo, giàu cảm xúc, các tác phẩm của nhà thơ Vũ Quần Phương đều ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Trong đó, bài thơ "Nắng đã hanh rồi", trích từ tập "Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian" với những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật đã phác họa rõ nét bức tranh thiên nhiên mùa đông.

Nhan đề bài thơ gợi cho ta sự chuyển biến của tiết trời "Nắng đã hanh rồi". Đất trời, vạn vật đang dần chuyển mình, bước vào thời điểm nắng hanh vừa nóng, vừa lạnh. Giây phút đắm mình trong thời tiết đặc trưng chỉ có ở đồng bằng Bắc Bộ mỗi độ đông đến, chủ thể trữ tình đã vẽ lên cảnh sắc:

"Nắng đã vàng hanh như phấn bay

Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày

Trước sân mây trắng về đông lắm"

Không còn là ánh nắng chói chang của ngày hè, vàng như mật ong của trời thu, nắng hanh mùa đông đến thật đặc biệt. Nó vẫn mang sắc vàng thường thấy nhưng lại giống "phấn bay", nhẹ nhàng điểm xuyết trong tiết trời giá lạnh. Nhà thơ cũng thật tinh tế khi cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên bằng thính giác. Từng đàn sếu vọng lại tiếng kêu như nhắc nhở, báo hiệu đông về. Và ở ngoài kia, những con sông đầy ắp phù sa nay đã gầy mòn, ốm yếu. Thu lại tầm nhìn, chủ thể trữ tình phát hiện khoảng sân trước mắt "mây trắng về đông lắm". Bầu trời một màu ảm đạm, khoác lên mình sắc trắng của mây. Từ đây, không gian như được mở rộng, trở nên cao và xa. Đứng trước khung cảnh hiu hắt, u buồn, chủ thể trữ tình càng thêm khắc khoải nỗi suy tư "Em ở xa nhà, em có hay". Câu thơ đồng thời là lời thắc mắc, hoài nghi của "anh" với tự lòng mình và người "em" xa nhà.

Bức tranh thiên nhiên mùa đông tiếp tục được khơi gợi qua:

"Em có hình dung những mái tranh

Nắng lên khói ủ mộng yên lành

Vườn sau tre mía xôn xao lá"

Chủ thể trữ tình tiếp tục gợi nhắc cho "em" về hình ảnh thân quen của quê nhà. Đó là những mái nhà tranh đơn sơ đang hòa mình trong cái nắng hanh trời đông. Đó còn là ngọn khói nhẹ nhàng vấn vương, quấn quýt quanh căn nhà thân thương. Khung cảnh sau vườn cũng trở nên sôi động nhờ tiếng xôn xao như lời thì thầm của lá "tre mía xôn xao lá". Từ hình ảnh thú vị ấy, chủ thể trữ tình như muốn gửi gắm tới "em" tình cảm sâu nặng "Anh chẳng là cây cũng trĩu cành". Lắng nghe, ngắm nhìn cảnh vật quanh mình, "anh" vẫn cảm thấy trống trải, đơn điệu về tâm hồn. Bởi thế, đến với khổ thơ thứ ba, "anh" đã có lời mời gọi:

"Em có cùng anh lên núi không

Có nghe thầm thĩ tiếng rừng thông

Nắng chiều ngả bóng thông in đất

Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong"

Câu hỏi "Em có cùng anh lên núi không" không chỉ mang ý nghĩa mời mọc mà còn bộc lộ cảm xúc khát khao được ở gần người em xa nhà. Cảnh chiều tĩnh lặng, u hoài chất chứa bao tâm tư ở "anh". Bên rừng thông, tiếng thầm thì nhỏ nhẹ vọng về, không biết "em" có nghe thấy không. m thanh quen thuộc của quê hương càng làm "anh" thêm da diết nỗi nhớ em. Đứng trước không gian rộng lớn của núi rừng ấy, chủ thể trữ tình lại cảm thấy thật lẻ loi, cô đơn. Nếu như nắng nhẹ nhàng buông xuống, ngả bóng vào cây thông rồi in xuống mặt đất thì "anh" vẫn một mình đứng đó. Giờ đây, trong anh là bao ngổn ngang cùng nỗi nhớ thương "em" sâu sắc nhưng chẳng biết ngả vào đâu. Có thể thấy, nhà thơ đã vô cùng tinh tế khi mượn trạng thái ở sự vật để gửi gắm tâm tư, nỗi niềm của chủ thể trữ tình.

Đông qua, xuân tới, một năm sẽ đến với bao chờ mong tha thiết:

"Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua

Một năm năm tới, lại năm qua

Mà sao nắng cứ như tơ ấy

Rung tự trời cao xuống ngõ xa"

Điệp từ "xuân sắp" như muốn nhấn mạnh, khẳng định giây phút chuyển mùa từ đông sang xuân sắp tới gần. Phải chăng, đây cũng là lúc "anh" và "em" sum họp bên nhau? Nhưng thời gian có vẻ trôi lững thững quá. Ngoài kia, nắng vàng vẫn nhẹ nhàng buông xuống nhân gian như từng sợi tơ.

Với lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà thơ Vũ Quần Phương đã cho người đọc thấy được những rung cảm trong tình yêu, trong sự giao hòa cùng đất trời. Bên cạnh đó, các biện pháp tu từ như so sánh "nắng đã vàng hanh như phấn bay", đảo ngữ "Vườn sau tre mía xôn xao lá" kết hợp cùng rất nhiều hình ảnh quen thuộc, gần gũi "nắng lên khói ủ", "mái tranh", "mây trắng", "nắng hanh" như tô đậm cảnh sắc bức tranh thiên nhiên mùa đông yên bình, êm ả.

Có thể thấy, khung cảnh thiên nhiên trong tiết trời mùa đông hiện lên thật chân thực qua bài thơ "Nắng đã hanh rồi". Từ đây, ta cũng cảm nhận được những tình cảm chân thành của nhà thơ trong tình yêu, trong cuộc sống gắn bó, hòa hợp với tự nhiên.

Câu 12: Bài thơ Hương sơn phong cảnh được chia làm mấy phần? Em hãy nêu nội dung chính mỗi phần

Trả lời:

Bài thơ được chia làm 3 phần:

+ Bốn câu đầu: Cái nhìn bao quát của chủ thể trữ tình khi đặt chân đến Hương Sơn.  + Bốn câu đầu: Cái nhìn bao quát của chủ thể trữ tình khi đặt chân đến Hương Sơn.

+ Mười câu giữa: Miêu tả cụ thể phong cảnh Hương Sơn theo bước chân chủ thể trữ tình nhập vai trong “khách tang hải”. + Mười câu giữa: Miêu tả cụ thể phong cảnh Hương Sơn theo bước chân chủ thể trữ tình nhập vai trong “khách tang hải”.

+ Năm câu cuối: tư tưởng từ bi, bác ái và tình yêu đối với cảnh đẹp đất nước của tác giả. + Năm câu cuối: tư tưởng từ bi, bác ái và tình yêu đối với cảnh đẹp đất nước của tác giả.

Câu 13: Qua văn bản “Hương Sơn phong cảnh”, em hãy hoàn thành bảng dưới đây

Yếu tốVí dụTác dụng
Từ ngữ  
Hình ảnh  
Biện pháp tu từ  

Trả lời: 

Yếu tốVí dụTác dụng biểu đạt
Từ ngữĐệ nhất động  Mượn từ ngữ của danh nhân, bậc đế vương để bày tỏ tình cảm tôn vinh vị thế đặc biệt của cảnh đẹp Hương Sơn.
Từ ngữthú Hương Sơn ao ước..., giật mình trong giấc mộng, ai khéo họa hình... Trực tiếp thể hiện khao khát mãnh liệt, cảm xúc chân thực, lâng lâng hư thực, "cẩu được, ước thấy",...
Từ ngữ (hình ảnh, âm thanh)thỏ thẻ, lững lờ, long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh,... Từ láy tượng thanh, tượng hình: gợi tả đúng những âm thanh, màu sắc, đường nét, diễm lệ, quyến rũ, mê hoặc của phong cảnh Hương Sơn.
Biện pháp tu từ

non non, nước nước, mây máy

này... này...

này... này...

 Điệp từ ngữ: thể hiện vẻ đẹp kì vĩ, hài hoà, muôn hình muôn vẻ, muôn màu sắc bày ra trước mắt.
Biện pháp tu từ

Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt,...

Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây

 So sánh, ẩn dụ: cảnh tượng diễm lệ, huyền ảo.
Biện pháp tu từcá nghe kinhNhân hoá: sự vật có linh hồn, sống động, hoà hợp.

Câu 14: Trình bày bố cục của bài thơ Thơ duyên. Em hãy nêu nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

- Bố cục: 3 phần - Bố cục: 3 phần

+ Đoạn 1 (khổ 1): Khung cảnh một buổi chiều thu + Đoạn 1 (khổ 1): Khung cảnh một buổi chiều thu

+ Đoạn 2 (khổ 2, 3): + Đoạn 2 (khổ 2, 3):  Sự hòa hợp trong tâm hồn nhà thơ

+ Đoạn 3 (khổ 4, 5): Vạn vật trong thơ duyên trở nên có linh tính. + Đoạn 3 (khổ 4, 5): Vạn vật trong thơ duyên trở nên có linh tính.

Câu 15: Em hiểu câu thơ cuối: "Lòng anh thôi đã cưới lòng em" như thế nào? Cách sử dụng từ ngữ của tác giả  có gì đặc biệt?

Trả lời:

Câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Từ “cưới" mà Xuân Diệu dùng ở đây, độc đáo đến lạ lùng, mới mẻ đến vô lý. Ngẫm nghĩ ra ta lại thấy nhà thơ có lý, lòng anh cưới lòng em, đó là sự hòa hợp hai tấm lòng, hai tâm hồn đến độ trọn vẹn. tuyệt đối, sự hòa hợp trong mức độ cao nhất của cảm nhận về hạnh phúc. Từ “thôi” trong câu thơ này cũng rất lạ. “Thôi' nghĩa là thế nào? Nghĩa là đành vậy, đành phải chấp nhận như vậy, không còn cách nào khác, không thể từ chối được, không thể lẩn tránh được. Như vậy, cái việc lòng anh cưới lòng em, cái việc lòng anh hòa hợp với lòng em là việc tự nhiên, như của trời đất, con người không thể tạo ra, con người không thể chối bỏ. Khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu.

Câu 16: Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn:

  • a. Ăn uống ở Việt Nam có rất nhiều thứ.
  • b. Tổng thống Pháp và vợ sẽ đến thăm chơi nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.
  • c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong vườn hoa chung, xả rác nơi ở chung là hành động cần phải dẹp bỏ.
  • d. Người đứng đầu các nước đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình làm ăn buôn bán đang có nhiều thay đổi rắc rối hiện nay.

đ. Tiền công viết báo của ông ấy rất cao.

Trả lời:

a. Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng, phong phú.

b. Tổng thống Pháp và phu nhân sẽ công du nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.

c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong công viên, xả rác nơi công cộng là hành động cần phải dẹp bỏ

d. Người đứng đầu các quốc gia đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình kinh tế đang có nhiều thay đổi phức tạp như hiện nay.

đ. Nhuận bút của ông ấy rất cao.

Câu 17: Chỉ ra lỗi dùng từ trong những câu sau đây. Phân tích những lỗi ấy và sửa lại cho đúng.

  • a. Song thân của thằng bé ấy đều làm công nhân ở xí nghiệp in.
  • b. Ông ấy vừa giỏi về cơ khí lại vừa giỏi về kinh doanh, thật là tài hoa.
  • c. Sáng mai, các bạn tập họp đúng giờ nhé.
  • d. Đọc sách nơi không đủ ánh sáng dễ làm giảm sút thị giác.

Trả lời: 

CâuLỗi dùng từ Hán ViệtSửa lại cho đúng
aDùng từ song thân không hợp phong cách.Song thân → Bố mẹ
bDùng từ kinh doanh là từ không cùng loại với từ cơ khí (không cùng phù hợp với khả năng kết hợp).kinh doanh → việc kinh doanh
cDùng từ tập họp là không đúng hình thức ngữ âm.tập hợp → tập hợp
dDùng từ thị giác là không đúng nghĩa.thị giác → thị lực

Câu 18: Thay thế các từ được gạch chân sau đây bằng các từ phù hợp :

  • a.  Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những giấy tờ này.
  • b. Nền kinh tế nước ấy đã mạnh trở lại và từ chỗ đi sau dần trở thành đi trước.
  • c. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã bạo dạn đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ chết chóc.
  • d. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người chống lại.

Trả lời:

a. Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những thủ tục này.

b. Nền kinh tế nước ấy đã phục hồi mạnh mẽ và từ chỗ tụt hậu dần trở thành tiên phong.

c. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ hy sinh.

d. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người phản đối.

Câu 19: Chỉ ra những lỗi sai trong các câu dưới đây:

1. Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích đọc truyện thần thoại.

2. Anh ấy đã kịp thời khắc phục những thiếu sót của mình.

3. Những kiến thức về thơ thầy giáo truyền tụng, chúng em đều rất hứng thú.

4. Chúng tôi rất quan tâm vấn đề ô nhiễm môi trường.

5. Trong bản kiểm điểm, học sinh viết: Nhờ Lan đã méc cô giáo vụ em và Nam gây lộn trong giờ giải lao.

Trả lời:

1. Cách sửa: Lược bỏ hoặc thay thế từ ngữ bị lặp bằng từ ngữ khác. Chúng ta có thể sửa câu trên như sau: Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích đọc thể loại này.

2. Sửa lại từ cho đúng với hình thức ngữ âm. Trong câu trên, chúng ta phải dùng từ "thiếu sót".

3. Từ "truyền tụng" thường dùng với ý nghĩa "truyền miệng cho nhau với lòng ngưỡng mộ". Trong trường hợp này, chúng ta không dùng từ "truyền tụng".

 Cách sửa: Thay thế từ đúng nghĩa. Trong ví dụ trên, chúng ta thay từ "truyền tụng" bằng "truyền đạt".

4. Từ "quan tâm" không thể kết hợp trực tiếp với "vấn đề ô nhiễm môi trường" mà cần có thêm một quan hệ từ "đến" hoặc "tới".

 Cách sửa: Thêm, bớt, thay thế từ ngữ cho phù hợp với khả năng kết hợp của từ. Trong câu trên, chúng ta cần thêm từ "đến" hoặc "tới" sau từ "quan tâm": Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường.

5. Trong câu trên, các từ ngữ "nhó", "méc", "vụ", "gây lộn" không phù hợp với kiểu văn bản.

 Cách sửa: Thay thế từ ngữ phù hợp. Bạn Lan đã nói với cô giáo chuyện em và Nam tranh cãi trong giờ giải lao.

Câu 20: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  “Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.

  Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.”

(Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân)

Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

Từ ngữ được lặp lại nhiều lần là từ “bản lĩnh”

Tác dụng: Nhấn mạnh vào chủ đề của bài viết vì chủ đề chính của bài viết nói về việc xây dựng bản lĩnh cá nhân.

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 3 - Giao cảm với thiên nhiên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay