Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 3 (P3)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 3. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP BÀI 3
GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN
Câu 1: Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn:
- a. Ăn uống ở Việt Nam có rất nhiều thứ.
- b. Tổng thống Pháp và vợ sẽ đến thăm chơi nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.
- c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong vườn hoa chung, xả rác nơi ở chung là hành động cần phải dẹp bỏ.
- d. Người đứng đầu các nước đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình làm ăn buôn bán đang có nhiều thay đổi rắc rối hiện nay.
đ. Tiền công viết báo của ông ấy rất cao.
Trả lời:
a. Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng, phong phú.
b. Tổng thống Pháp và phu nhân sẽ công du nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.
c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong công viên, xả rác nơi công cộng là hành động cần phải dẹp bỏ
d. Người đứng đầu các quốc gia đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình kinh tế đang có nhiều thay đổi phức tạp như hiện nay.
đ. Nhuận bút của ông ấy rất cao.
Câu 2: Các câu văn dưới đây mắc lỗi gì? Em hãy sửa lại cho đúng.
a, Nhà vua quyết định tổ chức đám cưới cho công chúa và Thạch Sanh. Đám cưới của công chúa và Thạch Sanh tưng bừng nhất kinh kỳ.
b, Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang tưởng, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công
Trả lời:
a, Lỗi lặp từ: “công chúa và Thạch Sanh”
Sửa lại: Nhà vua quyết định tổ chức đám cưới cho công chúa và Thạch Sanh. Đám cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ.
b, Lỗi dùng sai từ “hoang tưởng”
Hoang tưởng: là một niềm tin vững chắc và cố định dựa trên những cơ sở không đầy đủ mà không dùng lý lẽ chứng minh được hoặc là bằng chứng trái ngược, không đồng bộ với nền tảng văn hóa, khu vực và giáo dục. Là một bệnh lý, nó khác với niềm tin dựa trên thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ, bị lẫn lộn, giáo điều, hoặc một số tác động sai lệch khác của nhận thức
Phải sử dụng từ “hoang đường” mới đúng nghĩa: không có thật và không tin được, do có nhiều yếu tố tưởng tượng và phóng đại quá mức
Câu 3: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa xuất phát từ những nguyên nhân nào?
Trả lời:
Thứ nhất, người viết không hiểu ý nghĩa của từ đó hoặc hiểu sai nghĩa. Người viết không hiểu đúng nghĩa của từ ngữ mình dùng, nhất là các thành ngữ, từ Hán Việt, thuật ngữ khoa học.
Thứ hai, nghĩa của từ đúng nhưng khi đặt vào bối cảnh của văn bản thì bị hiểu sai sang nghĩa khác.
Câu 4: Đọc câu văn: "Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần /..../ khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía." Chọn từ thích hợp điền vào dấu /..../ để hoàn thành câu? (Tung hoành/ Hoành hành/ Phát tác/ Đi lại). Giải thích nghĩa của từng từ.
Trả lời:
Từ phù hợp: tung hoành
Giải thích nghĩa của mỗi từ:
+ Tung hoành: Nói hành động dọc ngang, không chịu khuất phục. + Tung hoành: Nói hành động dọc ngang, không chịu khuất phục.
+ Hoành hành: Ngang ngược làm những điều trái với lẽ phải, công lý. + Hoành hành: Ngang ngược làm những điều trái với lẽ phải, công lý.
+ Phát tác: gây tác hại bệnh sắp phát tác chất độc đã phát tác trong cơ thể + Phát tác: gây tác hại bệnh sắp phát tác chất độc đã phát tác trong cơ thể
+ Đi lại: hoạt động đi lại thông thường. + Đi lại: hoạt động đi lại thông thường.
Câu 5: Để khắc phục lỗi dùng từ không đúng phong cách, người viết cần phải làm gì?
Trả lời:
Người viết cần quan tâm đến hoàn cảnh giao tiếp, nắm vững đặc điểm phong cách ngôn ngữ của kiểu, loại văn bản được sử dụng.
Câu 6: Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của 1 biện pháp tu từ trong hai câu thơ: "Nắng đã vàng hanh như phấn bay/ Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày"
Trả lời:
Biện pháp tu từ:
So sánh "Nắng đã vàng hanh như phấn bay"
-> khiến câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm hơn. -> khiến câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm hơn.
-> Câu thơ nhấn mạnh vẻ đẹp của nắng, "nắng vàng hanh" chiếu xuống tạo ra vẻ đẹp lung linh, như dải bụi phấn bay trong không khí. -> Câu thơ nhấn mạnh vẻ đẹp của nắng, "nắng vàng hanh" chiếu xuống tạo ra vẻ đẹp lung linh, như dải bụi phấn bay trong không khí.
-> Tình yêu thiên nhiên của tác giả. -> Tình yêu thiên nhiên của tác giả.
Câu 7: Chỉ ra và phân tích tác dụng của 01 biện pháp nghệ thuật mà em thấy đặc sắc nhất.
Trả lời:
- Biện pháp nghệ thuật mà em thấy đặc sắc nhất: sử dụng câu hỏi tu từ: Em ở xa nhà em có hay; Em có hình dung những mái tranh; Em có cùng anh lên núi không; Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong - Biện pháp nghệ thuật mà em thấy đặc sắc nhất: sử dụng câu hỏi tu từ: Em ở xa nhà em có hay; Em có hình dung những mái tranh; Em có cùng anh lên núi không; Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong
- Tác dụng: Thể hiện tâm trạng nhung nhớ và tình yêu của anh đối với em; Tạo giọng điệu da diết, khắc khoải cho lời thơ - Tác dụng: Thể hiện tâm trạng nhung nhớ và tình yêu của anh đối với em; Tạo giọng điệu da diết, khắc khoải cho lời thơ
Câu 8: Biện pháp tu từ nào đã được tác giả sử dụng trong câu thơ “Trước sân mây trắng về đông lắm”?
Trả lời:
- Biện pháp tu từ nhân hoá “về - đông” - Biện pháp tu từ nhân hoá “về - đông”
- Tác dụng: Nhấn mạnh dấu hiệu của mùa đông đã về, tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ - Tác dụng: Nhấn mạnh dấu hiệu của mùa đông đã về, tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ
Câu 9: Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ “Thơ duyên”
Trả lời:
Cách hiểu về từ "duyên": nghĩa từ "duyên" rất phong phú: chỉ quan hệ vợ chồng, những gặp gỡ trong đôi, quan hệ gắn bó tựa như tự nhiên mà có, sự duyên dáng....
Cách hiểu về từ "duyên" trong Thơ duyên: Bức tranh thu ở đây là sự giao hoà, giao duyên tựa như tự nhiên mà có giữa thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiên nhiên và con người với con người. Thơ duyên nói về những duyên tình đẹp đẽ ấy.
Câu 10: Em hãy phân tích, so sánh sự tương đồng và khác biệt của thiên nhiên ở khổ thơ thứ nhất và thứ tư.
Trả lời:
Cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4 đều là những bức tranh thiên nhiên miêu tả vẻ đẹp phong phú và giàu cảm xúc của mùa thu, thầm kín gợi lên khát khao lứa đôi.
Ở khổ 1 là bức tranh chiều thu tươi vui, trong ngần, mơ mộng với hình ảnh cặp chim chuyền ríu rít nơi vòm me, bầu trời thu xanh trong đang tuôn tràn ánh sáng ngọc qua kẽ lá và khúc giao hoà du dương của đất trời vào thu tựa như tiếng đàn lan toả dịu dàng, sâu lắng trong không gian. Đến khổ 4, cảnh chiều thu chuyển sang thời khắc mới: “chiều thưa” với “sương xuống dần”. Các hình ảnh ở đây đều đơn lẻ, cô độc: áng mây, cánh chim... đang vội vã, “phân vân” tìm nơi chốn của mình khi chiều lạnh dần buông.
Câu 11: Phân tích mạch cảm xúc của nhân vật anh trong bài thơ
Trả lời:
Có ai đó đã nói “Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu”. Quả đúng là như thế dù trong suốt cuộc đời cho đến những giây phút cuối, Xuân Diệu không được hưởng trọn vẹn cái ngọt ngào say đắm của tình yêu, hạnh phúc như trong thơ ông thì cái chan chứa, cái say mê của tình yêu tuổi trẻ với nhiều cung bậc khác nhau.
Từ mỗi đam mê cuồng nhiệt của mối tình nồng cháy đang ở độ chín muồi như: xa cách đến những rung động ban đầu của một tâm hồn còn nguyên sơ trong trắng với trái tim đang e ấp yêu đương như trong Thơ duyên. Đây là một bài thơ tình yêu rút trong tập thơ đầu tay Thơ thơ của Xuân Diệu diễn tả sự hòa hợp giữa hai trái tim đang yêu với tình yêu vừa chớm nở rất tinh tế và cũng rất thơ mộng.
Bài thơ mở đầu bằng một bức tranh thiên nhiên đẹp rực rỡ:
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền
Bức tranh về một buổi chiều tuyệt đẹp như mộng: có âm thanh ríu rít của tiếng chim, có màu xanh ngọc suốt bầu trời trút qua ngàn lá, có cả đường nét hài hòa. Vần thơ hòa xao xuyến trên “nhánh duyên” chiều mộng và hơn nữa có cả âm thanh huyền diệu, đất trời ngân vang tiếng đàn tình yêu rạo rực.
Bức tranh ấy được vẽ ra bởi một người với trái tim lần đầu rung động. Hình như hơi thở tình yêu làm cho lòng người vui hơn. Tình yêu thổi vào cảnh vật hơi ấm và sự sống tràn trề nhuốm vào cảnh vật vẻ đẹp diệu kỳ làm cho cảnh sắc bừng lên tươi tắn.
Cảm tưởng dòng xanh đang thấm dần dịu ngọt trong tâm khảm, có người cho rằng “tiếng huyền” ở đây là tiếng đàn mùa thu đến, nơi nơi ngân vang tiếng đàn, có lẽ là tiếng đàn thật nhưng cũng có lẽ là tiếng đàn của đất trời, cỏ cây cảnh vật – những âm thanh huyền diệu của không gian. Tình yêu chớm nở giữa mùa thu đem đến cho đất trời lung linh những âm thanh tuyệt diệu, náo nức vui tươi, như âm thanh chỉ có thể nghe thấy được bởi trái tim đang rạo rực niềm yêu:
Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều,
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,
Lần đầu rung động nói thương yêu
Rõ ràng bức tranh thiên nhiên ở đây không phải là một bức tranh tĩnh mà là một bức tranh động, một bức tranh thiên nhiên biến đổi rất tinh tế. Ngòi bút nhạy bén của Xuân Diệu đã miêu tả rất chính xác những biến thái tinh tế đó.
Những từ láy “nho nhỏ”, “xiêu xiêu”? “lả lả” diễn tả sự chuyển động nghiêng nghiêng của cảnh vật dưới một con mắt nhìn say say gần như là chuếnh choáng: phải chăng đó là cái say của tình yêu, độ nghiêng của trái tim trong hạnh phúc? Con đường như nhỏ đi chật hẹp với tình yêu của hai người, gió lướt làm lung lay cành lá, cảnh vật chuyển động thật tự nhiên:
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu
Hình như người con trai cũng ý thức được rằng người bạn gái đó cũng rất mến mình, dễ chừng trái tim kia cũng dạng hồi hộp “đập”. “Hai trái tim chung một điểm tình” và trái tim anh xao xuyến những nhịp rung của tình yêu đầu: “lần đầu rung động nỗi thương yêu”
Em bước điềm nhiên không vướng chân
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Xuân Diệu thật tài tình khi đi sâu miêu tả tâm trạng của hai người. Tác giả hóa thân vào cả hai nhân vật, tự phân tích diễn biến của lòng mình, cũng là tâm lí chung của bao nam thanh nữ tú buổi đầu tiên biết yêu. Cả hai đều cố tỏ ra vô tâm, vô tình.
Người con gái thẳng thắn bước đi như không để ý đến ai, như chẳng quan tâm đến ai và cũng chẳng cần biết có ai quan tâm đến mình. Anh con trai cũng thế: “lững đững bước theo sau”, không tiến nhanh cũng không đi chậm thẳng thắn bước có ý dè chừng người con gái, luôn luôn giữ một khoảng cách nhất định dù chỉ đủ để nhìn thấy người con gái chứ không dám làm phiền người mình yêu.
Song đằng sau cái “điềm nhiên không vướng chân” ấy, đằng sau cái “lững đững chẳng theo gần” ấy là tất cả những rung động e ấp mà thiết tha, trìu mến của tình yêu chớm nở. Đến đây câu thơ như có sự bộc bạch:
Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần
Xuân Diệu đã sáng tạo ra một hình ảnh rất mới lạ và độc đáo. Tình giữa “anh và em” như một cặp vần quấn quýt như giữa bản nhạc êm. Cuộc đời là một bài thơ dịu, một bài thơ không lời, êm ái và hai người như cặp vần, như đôi nốt nhạc hòa quyện vào nhau dìu dắt. Còn gì tha thiết hơn thế.
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.
Nét bút tác giả chuyển hướng sang tả cảnh, nhịp thơ có sự chùng xuống, cảnh cũng trầm buồn hơn.
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Ở đây có sự đối lập giữa mây và cánh cò, mây thì bay gấp gấp còn cánh cò thì lại “trên ruộng cánh phân vân”, nửa muốn bay nửa muốn không. Hai hình ảnh trái ngược của thiên nhiên hay là mâu thuẫn trong lòng người.
Cuộc sống đang hối hả trôi, con người muốn bay gấp tới tình yêu nhưng lại rụt rè e lệ, thậm chí còn xen cả sự lo lắng. Tác giả hiểu và biểu hiện tế nhị điều này. Cái phân vân của cánh cò trên ruộng lúa đồng quê được đặt đối xứng với cái bay gấp gấp của mây biếc tạo nên một vẻ đẹp mới lạ của thơ ca truyền thống.
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần
Trời dần về chiều, không gian xám trong màn sương giăng giăng, trời càng như rộng hơn, cánh chim nhỏ như đuối sức. Hai con người bỗng cảm thấy cuộc tình mênh mông quá, đời người như đôi cánh chim bé nhỏ ngợp mình giữa mênh mông trời đất muốn giang rộng thêm để bay giữa bầu trời bao la.
Mặc cảm buồn thoáng hiện kín đáo trong câu thơ trên thì đến câu thơ tiếp theo đã thấm dần vào hồn người qua cảm giác lạnh của hoa trong sương và trong ánh nhạc ban chiều.
Bài thơ kết thúc bằng những vần thơ dịu dàng, êm ái, bằng một khúc nhạc tình không lời mà tha thiết:
Ai hay tuy lặng bước thu êm
Tuy chẳng búng nhăn gạ tô niềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em
Chiều thu theo bước chân âm thầm của hai người kết nên một mối tình lặng lẽ, mối tình bắt đầu từ hai trái tim hòa hợp gắn bó, mối tình không cần mai mối. Đây chính là một mối tình hiện đại lí tưởng, biểu hiện của một tình yêu đích thực lần đầu tiên xuất hiện trong thơ.
Giữa buổi chiều thơ mộng ấy, dù là từ sớm nở “buổi ấy lòng ta nghe ý bạn” dù chẳng nói nên lời “ai hay tuy lặng bước thu êm” nhưng đã hứa hẹn một điều gì rất tha thiết bền chặt “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”.
Có thể nói Xuân Diệu đã rất thành công khi diễn tả tinh tế những biến thái tinh vi của cảnh sắc thiên nhiên và của lòng người. Những hình ảnh từ ngữ mới lạ rất thơ, rất Xuân Diệu đã giúp chủ thể trữ tình tự phân tích thế giới tâm hồn mình một cách tinh tế để biểu hiện một tình yêu chớm nở chưa hẹn thề, còn e ấp nhưng đã tha thiết gắn bó.
Bài thơ cũng nói đến sự giao duyên của đất trời, đó là sự hòa quyện giao cảm của tâm hồn người đang yêu với thiên nhiên vũ trụ.
Bài thơ kết thúc nhưng dư âm của một tình yêu tha thiết thì vấn vương mãi. Những rung động tinh tế, những xúc cảm mới mẻ của chủ thể trữ tình trước một tình yêu say đắm khiến cho bài thơ thêm sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Bài thơ đẹp mãi trong lòng người đọc, đặc biệt là trái tim tuổi trẻ và biết đâu nó đã chẳng là lời thổ lộ tâm tình lúc ban đầu của duyên thầm bao lứa đôi.
Câu 12: Em hiểu câu thơ cuối: "Lòng anh thôi đã cưới lòng em" như thế nào? Cách sử dụng từ ngữ của tác giả có gì đặc biệt?
Trả lời:
Câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Từ “cưới" mà Xuân Diệu dùng ở đây, độc đáo đến lạ lùng, mới mẻ đến vô lý. Ngẫm nghĩ ra ta lại thấy nhà thơ có lý, lòng anh cưới lòng em, đó là sự hòa hợp hai tấm lòng, hai tâm hồn đến độ trọn vẹn. tuyệt đối, sự hòa hợp trong mức độ cao nhất của cảm nhận về hạnh phúc. Từ “thôi” trong câu thơ này cũng rất lạ. “Thôi' nghĩa là thế nào? Nghĩa là đành vậy, đành phải chấp nhận như vậy, không còn cách nào khác, không thể từ chối được, không thể lẩn tránh được. Như vậy, cái việc lòng anh cưới lòng em, cái việc lòng anh hòa hợp với lòng em là việc tự nhiên, như của trời đất, con người không thể tạo ra, con người không thể chối bỏ. Khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu.
Câu 13: Qua văn bản Lời má năm xưa, em cảm nhận như thế nào về nhân vật người má
Trả lời:
Má là người từ bi, theo quan niệm của đạo Phật, biết yêu thương cây cối.
Má là người tốt, yêu động vật, biết đến nhân quả báo ứng.
Câu 14: Em hãy trình bày hiểu biết của mình về tác giả và tác phẩm của bài thơ “Hương Sơn phong cảnh”
Trả lời:
- a. Tác giả
- b. Tác phẩm
Câu 15: Tìm những chi tiết thể hiện tình yêu của nhân vật "tôi" đối với động vật? Em hãy phân tích tâm trạng của nhân vật "tôi" khi "tần ngần nhìn bầu trời xanh và ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống "thú diện nhơn tâm"!"
Trả lời:
Trong truyện, nhân vật chính đại diện cho tác giả thường đi chơi với lũ bạn. Những lúc đó, bọn trẻ nghịch ngợm thường lấy ná thun bắn vào những con chim bói cá. Những chú chim ấy cũng thường được gọi là thằng chài. Những con chim tội nghiệp đó con bị thương, con thì chết, những đứa trẻ ngây ngô cứ lấy đó làm trò tiêu khiển. Chẳng ai trong số chúng nghĩ rằng, những chú chim đó sẽ đau khổ như thế nào, sinh mạng của chúng sẽ mất đi vì những trò đùa của bọn nhỏ. Có lẽ lúc đó, chúng chưa hiểu được, cũng không muốn hiểu vì đang độ tuổi ham chơi, nghịch ngợm. Vậy là, chúng vô tình làm tổn thương những loại động vật nhỏ bé, hiền lành.
Câu nói của nhân vật người mẹ đã thức tỉnh nhân vật tôi là “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”. Chỉ một câu hỏi đơn giản, nhưng người mẹ đã làm cho con bỗng hiểu được hành động của mình là sai trái. Mẹ bắt ông đi ra sông, vớt thằng chài vừa bị bắn lên bờ, chăm sóc nó, nhưng chú chim nhỏ lại như giận dỗi mà không thèm ăn những miếng mồi nhân vật tôi đút. Đây cũng là một hành động thể hiện cho sự “quay đầu” của một đứa nhóc nghịch ngợm. Hình ảnh người mẹ trong chi tiết này thật nổi bật. Mẹ là người đỡ đầu, dạy con những điều đúng sai, nên và không ở đời. Chính nhờ sự dạy dỗ của người mẹ, một sinh mệnh nhỏ được cứu, và sau này cũng có thể là nhiều sinh mệnh khác.
Trở về thực tại, sau rất nhiều năm, khi nhắc về câu chuyện đó vẫn khiến cho tác giả, lúc này đã trưởng thành hối hận và day dứt rất nhiều năm. Đặc biệt, câu nói của má “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” xuất hiện lặp đi lặp lại và xuyên suốt cả câu chuyện như một lời dạy, lời nhắc nhở thấm đẫm tình người làm ta không thể nào quên. Lời nói đó làm nổi bật lên chủ đề và nhan đề của tác phẩm, cũng khiến người đọc cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng.
Câu 16: Đoạn kết bài thơ “Hương Sơn phong cảnh ca” nói lên tư tưởng và cảm hứng gì của tác giả?
Trả lời:
Là niềm xúc động thành kính trong cảm hứng tôn giáo trang nghiêm của đạo Phật.
Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với cảm hứng tôn giáo và lòng tín ngưỡng Phật giáo.
Câu 17: Em hãy phân tích 5 câu thơ cuối “Chừng giang sơn còn đợi …. Phong cảnh càng yêu” để làm rõ hơn suy niệm của tác giả gửi gắm trong bài thơ
Trả lời:
- - Sử dụng câu hỏi tu từ: giang sơn dường như có ý đợi chờ ai nên tạo hóa mới xếp đặt cảnh Hương Sơn đến như thế như đợi những người biết thưởng thức cái đẹp của nó, biết trân trọng nâng niu.
- - Những từ ngữ mang đậm dấu ấn nhà Phật “lần tràng hạt”, “Nam vô Phật”, “từ bi”, “công đức”
- - Kết cấu mở “càng...càng”: dường như tình - cảnh không có dấu chấm hết, cảnh vẫn bay trong không khí thần tiên và cảm xúc của con người đối với Hương Sơn là vô tận, vô biên.
Thi nhân quên mình là thi sĩ để sống trong giây phút nỗi niềm của Phật Tử.
Câu 18: Vì sao đến cuối văn bản, nhân vật “tôi” lại thấy hối hận và bối rối khi nhớ đến chuyện cũ
Trả lời:
Vì nhân vật “tôi” khi còn bé đã bắn thằng chài và không biết giờ thằng chài còn sống hay không
Nhân vật “tôi” thấy bối rối và hối hận vì thấy mình đã làm trái ý mẹ dạy. Có thể nhân vật thấy mình đã làm mẹ buồn và thất vọng
Câu 19: Phân tích nghệ thuật tả cảnh của tác giả, đặc biệt chú ý đến việc tả không gian, màu sắc, âm thanh.
Trả lời:
Sử dụng từ tạo hình, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau, ngữ điệu tự do, phù hợp với tư tưởng phóng khoáng.
Bằng những thủ pháp nghệ thuật so sánh, câu hỏi tu từ nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên Hương Sơn tuyệt đẹp mang đậm chất thiền mênh mông non nước. Từ con cá cho đến cánh rừng đều hiền hòa êm ái
Cảnh vật miêu tả sinh động, làm cho khung cảnh ở nơi đây trở nên tươi tăn, phảng phất có chút tiên cảnh, xa lánh với cuộc sống đời thường, trần tục, con người đến một vùng đất mới ở đó có cảnh vật đẹp, có tiên và bụt sống.
Nghệ thuật tả cảnh giàu chất tưởng tượng, phong phú về cảnh vật, không gian được miêu tả rộng rãi, thoáng đãng, màu sắc tươi tắn, âm thanh của tiếng chuông chùa làm cho những người khách còn thức tĩnh, chính những điều đó tạo nên một điểm mới, riêng biệt và làm mới mẻ thêm tâm
Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân. Tình yêu mến cảnh đẹp gắn với tình yêu quê hương đất nước của tác giả.
Câu 20: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Lời má năm xưa?
Trả lời:
Giá trị nội dung:
- Thể hiện tình yêu thương các loài vật nhỏ bé. - Thể hiện tình yêu thương các loài vật nhỏ bé.
- Sự hiểu biết về thể giới tự nhiên muôn màu, muôn vẻ - Sự hiểu biết về thể giới tự nhiên muôn màu, muôn vẻ
Giá trị nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo hấp dẫn - Tình huống truyện độc đáo hấp dẫn
- Ngôn ngữ giản dị, mang màu sắc Nam Bộ - Ngôn ngữ giản dị, mang màu sắc Nam Bộ
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 3 - Giao cảm với thiên nhiên