Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Bài 7: THTV. Biện pháp chêm xem, biện pháp liệt kê

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: THTV. Biện pháp chêm xem, biện pháp liệt kê. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. BIỆN PHÁP CHÊM XEM – BIỆN PHÁP LIỆT KÊ

( 17 câu)

1.    NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Em hãy nêu khái niệm, vị trí, dấu hiệu nhận biết và tác dụng của biện pháp chêm xem

Trả lời:

a, Khái niệm:

- Phép chêm xen (thành phần phụ chú) là thêm vào câu một cụm từ không có quan hệ trực tiếp đến quan hệ ngữ pháp trong câu văn nhằm tạo ra những ý nghĩa bổ sung về mặt nhận thức hoặc thể hiện cách đánh giá, cảm xúc chủ quan về các sự vật được đưa ra.

b, Vị trí và dấu hiệu nhận biết:

- Thành phần chêm xen có thể được đặt giữa câu hoặc cuối câu. Các bộ phận đều được tách ra bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang.

c, Tác dụng:

- Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. Hơn nữa, chúng còn bổ sung thêm sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết. Những phần chêm xen đó có vai trò có vai trò quan trọng trong bình diện nghĩa tình thái của câu ( thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của người nói, người viết đối với sự việc, hiện tượng mà các thành phần khác biểu hiện)

Câu 2: “Giăng Van-giăng – từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi – đứng dậy”. Trong câu trên, thành phần được đặt giữa hai dấu gạch ngang của câu là thành phần gì? Hãy nêu tác dụng của thành phần đó.

Trả lời:

Trong câu “Giăng Van-giăng – từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi – đứng dậy”, thành phần được đặt giữa hai dấu gạch ngang là thành phần chêm xen. Thành phần này xác nhận một thực tế: ông Ma-đơ-len – thị trưởng của thành phố Mông-tơ-rơi – thực chất là Giăng Van-giăng, một người tù khổ sai.

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen trong câu sau: "Điều không ai nghi ngờ là bà xơ Xem-pơ-lít, người độc nhất chứng kiến cảnh ấy, thường kể lại rằng lúc Giăng Van-giăng ghé vào tai Phăng-tin thì thầm như thế, thì bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt đờ đẫn, ngạc nhiên của chị.

Trả lời:

Trong câu này, cụm từ “người độc nhất chứng kiến cảnh ấy" là thành phần chêm xen. Thành phần này làm rõ vai trò của bà xã Xem-pơ-lít trong việc nắm giữ những thông tin cuối cùng về Phăng-tin, điều không ai có thể biết được.

Câu 4: Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu: “Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu tôi cùng các cháu, các con, các em,..

Trả lời:

Câu “Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu tôi cùng các cháu, các con, các em,... có hai chuỗi liệt kê.

- Chuỗi thứ nhất: “hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu” cho thấy trong tâm thức của ông Bằng, vợ và con ông vẫn như đang hiển hiện và hết lòng độ trì cho những người thân còn sống

- Chuỗi thứ hai: “các cháu, các con, các em,.. nói đến các thành viên trong gia đình.

=> Tác dụng: Biện pháp tu từ liệt kê nhấn mạnh tầm quan trọng của vợ và con trong tâm thức của ông Bằng, vợ và con ông vẫn như đang hiển hiện và hết lòng độ trì cho những người thân còn sống.

2.    THÔNG HIỂU ( 6 câu)

Câu 1: Đọc câu văn sau và nhận biết biện pháp liệt kê trong câu.

“Con vẫn đinh ninh ghi khắc công ơn sinh thành dưỡng dục của gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như thấy từ trong tâm linh, huyết mạch sự sinh sôi nảy nở, phúc thọ an khang của cháu con đời đời nối tiếp trong cộng đồng dân tộc yêu thương.”

          ( Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)

Trả lời:

“gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên” là thành phần liệt kê.

Câu 2: Viết ba câu có sử dụng biện pháp chêm xen, nội dung có liên quan đến các truyện đã học.

Trả lời:

+ Nhân vật Giăng van-giăng – trong tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền – gợi cho người đọc rất nhiều suy ngẫm.

+ Thanh – chàng trai xa quê – đã có những rung cảm thật đẹp trong lòng về thăm quê này.

+ Gia- ve ( gã thanh tra luôn rình rập và theo dõi Giăng van –giăng) là một kẻ vô cùng độc ác.

Câu 3: Viết 3 câu có sử dụng biện pháp liệt kê nội dung liên quan đến các văn bản đã học

Trả lời:

+ Giăng van-giăng, Phăng-tin, Cô-dét đều là nạn nhân của giai cấp tư sản.

+ Bước từ  xe trượt tuyết xuống mặt Na-đi-a trắng như tuyết, tái nhợt, run rẩy.

+ Dục Thúy Sơn, Bảo kính cảnh giới, Bình Ngô Đại cáo đều là những tác phẩm thể hiện đặc sắc tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Trãi.

Câu 4: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong các trường hợp sau:

  • a. Tôi sinh ra trên một cù lao giữa sông Tiền. Nói là cù lao nổi lên giữa con sông nhưng cũng lớn lắm – cù lao có đến ba làng: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hoa.
  • b. Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề. c. Mặc dù ông xuống “kiềng” cùng với một nhóm khá đông trợ lí và trinh sát, mặc dù ông cũng trang bị và nai nịt như mọi người, tiểu liên AK, dép đúc, mũ cối, áo lính tổ châu, nhưng trong bóng rừng nhập nhoạng tôi vẫn nhận ra ông ngay.
    • a. Tôi sinh ra trên một cù lao giữa sông Tiền. Nói là cù lao nổi lên giữa con sông nhưng cũng lớn lắm – cù lao có đến ba làng: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa.
    • b. Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề;
    • c. Mặc dù ông xuống “kiềng” cùng với một nhóm khá đông trợ lí và trinh sát, mặc dù ông cũng trang bị và nai nịt như mọi người, tiểu liên AK, dép đúc, mũ cối, áo lính tô châu, nhưng trong bóng rừng nhập nhoạng tôi vẫn nhận ra ông ngay.
  • a. Lúc đó, buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư, năm người lính đứng bên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.
  • b. Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thêm rằng ngày hôm nay - rất có thể là ngày hôm nay - các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô.
    • a. phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh. Tác dụng: bổ sung thông tin, đầy đủ ý hơn trong câu.
    • b. rất có thể là ngày hôm nay. Tác dụng: tăng sắc thái biểu cảm cho câu.

Câu b: 

●        Thành phần chêm xen là "cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt".

●        Tác dụng: thành phần "cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt" phụ chú ý nghĩa cho từ ngữ miêu tả về loài hoa bằng lăng.

Câu c:

●        Thành phần chêm xen là "đánh cái cuộc đời mình vào đấy".

●        Tác dụng: phụ chú ý nghĩa cho động từ "đánh" để thể hiện giá trị của tiếng đàn - không chỉ là âm thanh mà còn là nỗi niềm của người thể hiện.

Câu d:

●        Thành phần chêm xen là "một tiểu đội trưởng trinh sát già dặn".

●        Tác dụng: nhấn mạnh hình tượng của nhân vật Vinh, vừa là người giữ chức vụ đội trưởng, vừa có kinh nghiệm đầy mình.

3.    VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1:  Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê trong hai đoạn trích sau:

  • a. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền, cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan còn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương có ít thì ta tăng cấp, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn-nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn-hạ thì cùng nhau vui cười, những cách cư-xử so với Vương Công Kiên, Đường Ngột Ngại ngày xưa cũng chẳng kém gì.
  • b. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
    • a. Đoạn trích trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:
    • b. Đoạn trích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
  • a. Thị Nở xích lại. Đặt bàn tay lên ngực hắn (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong), thị hỏi hắn:
  • b. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói hét và ốm đau.
  • c. Cô bé nhà bên (có ai ngờ)                                      Cũng vào du kích!                                        Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích                                     Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
    • a.  (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong)
    • b. cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau
    • c. có ai ngờ và thương thương quá đi thôi là phần chêm xen, nằm ở cuối câu, được tách bằng dấu ngoặc đơn.
  • a. Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài học hỏi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. (Trần Quốc Vượng)
  • b. Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau. Bóng dì và ông in trên mặt sóng lẫn trong bóng chiều cháy đỏ. (Sương Nguyệt Minh)
  • c. Các chiến sĩ trinh sát của tôi khá đấy. Tôi cũng đã thấy đôi điều ngờ ngợ và giờ đây thì rất nhanh, như một phản ứng nghề nghiệp, tất cả các dữ kiện được xâu lại để bật lên thông tin chủ yếu này: ma xơ Giám đốc đã giấu ai đó - những ai đó - trong nhà nguyện kia vào lúc chúng tôi vừa hành quân đến đây. Ai? (Vũ Cao Phan)
    • a. đua trí, đua tài học hỏi người ngoài. Tác dụng: bổ sung ý nghĩa cho câu.
    • b. đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Tác dụng: bổ sung thông tin cho câu. 
    • c. những ai đó. Tác dụng: tăng sắc thái biểu cảm cho câu.
  • a. Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
  • b. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và đau ốm. (Nam Cao)
    • a. Tác dụng: bộc lộ tình cảm, cảm xúc của cô gái đến với chàng trai với thái độ trách móc chàng trai vô tâm một cách kín đáo.
    • b. Tác dụng: bổ sung ý nghĩa cho câu giúp cho nỗi lo sợ của nhân vật Chí Phèo được bộc lộ rõ nét hơn.

Câu 2: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) có sử dụng biện pháp tu từ chêm xen.

Trả lời:

"Hồi trống Cổ Thành" - Tam quốc diễn nghĩa là đoạn trích kể về việc Quan Công minh oan cho mình, xua tan mối nghi ngờ, sự hiểu lầm của Trương Phi. Sau khi nghe xong lời của Tôn Càn, Trương Phi nóng nảy định giết Quan Công vì nghĩ đã phản bội mình. Mặc cho Quan Công giải thích nhưng Trương Phi vẫn không tin. Bấy giờ, do giết cháu ngoại tướng Sái Dương của Tào lên bị hắn đem quấn đuổi tới. Và Quan Công đã chấp nhận điều kiện mà Trương Phi đã đưa ra: "Phải lấy đầu Sái Dương trong ba hồi trống". Không đợi đến hồi thứ ba, chỉ mới xong hồi trống thứ nhất, đầu Sái Dương đã lăn lóc dưới đất. Sau đó lại nghe lời kể của một tên lính Tào Tháo thì Trương Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công và nhất là khi nghe những việc Quan Công đã trải qua, Trương Phi đã rỏ nước mắt khóc, sụp xuống lạy anh.

=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Thực hành tiếng việt - Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay