Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Bài 2: Thực hành tiếng việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Thực hành tiếng việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. LỖI DÙNG TỪ, LỖI VỀ TRẬT TỰ TỪ VÀ CÁCH SỬA

( 13 câu)

1.    NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Có những lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ nào. Nêu cách sửa chúng.

Trả lời:

 Lặp từDùng từ không đúng nghĩaDùng từ không đúng phong cách ngôn ngữ của kiểu, loại văn bảnLỗi trật tự từ
Nguyên nhânMột từ ngữ được dùng nhiều lần trong một câu, một đoạn khiến câu, đoạn đó trở nên nặng nề, rườm rà được coi là lỗi lặp từ.Người viết không hiểu đúng nghĩa của từ ngữ mình dùng, nhất là các thành ngữ, từ Hán Việt, thuật ngữ khoa học.Người viết chưa ý thức được những ràng buộc của ngữ cảnh hay tính đặc thù của kiểu, loại văn bản, từ đó lựa chọn từ ngữ không thích hợp, làm giảm hiệu quả giao tiếp.Nhiều cụm từ, câu trong tiếng Việt chỉ khác nhau do trật tự sắp xếp giữa các từ.
Cách sửaBỏ từ ngữ bị lặp hoặc thay bằng đại từ hay từ ngữ đồng nghĩa.Cần biết sử dụng thường xuyên từ điển tiếng Việt, từ điển Hán Việt, từ điển thuật ngữ chuyên ngành uy tín.Người viết cần quan tâm đến hoàn cảnh giao tiếp, nắm vững đặc điểm phong cách ngôn ngữ của kiểu, loại văn bản được sử dụng.Phải nắm vững quy tắc ngữ pháp, hiểu được mục đích giao tiếp, thường xuyên luyện tập cách sử dụng tiếng Việt.

Câu 2: Em đã gặp phải lỗi dùng từ nào trong quá trình viết văn chưa hoặc đọc một bài văn, một câu chuyện cười về lỗi dùng từ? Hãy chia sẻ về lỗi em đã gặp đó.

Trả lời:

Em đã từng gặp một vài lỗi dùng từ khi viết văn như:

-       Sau khi nhận tin, tôi gọi An đi cùng ngay.

⇨    Lỗi trật tự từ, câu này nên nói là: Sau khi nhận tin, tôi gọi An cùng đi ngay lập tức.

Câu 3: Có nên lạm dụng từ Hán Việt hay không? Em hãy nêu ví dụ và phân tích xem trường hợp đó thuộc lỗi dùng từ nào?

Trả lời:

-       Không nên lạm dụng từ Hán Việt theo phong trào vì nghĩ là “thời thượng” và tạo được cảm giác “mỹ miều” bởi điều này sẽ làm mất dần đi sự trong sáng của tiếng Việt. Thay vào đó, hãy dùng từ Hán Việt khi đã hiểu rõ nghĩa của từ, dùng đúng phong cách và trong ngữ cảnh phù hợp.

-       Ví dụ: Bà nội của An đã hy sinh vào năm ngoái

⇨    Đây là lỗi dùng từ sai phong cách, ngữ cảnh. Mặc dù tránh cảm giác đau buồn nhưng từ ngữ đó không đúng.

Câu 4: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Trả lời:

-       Thứ nhất, người viết không hiểu ý nghĩa của từ đó hoặc hiểu sai nghĩa. Người viết không hiểu đúng nghĩa của từ ngữ mình dùng, nhất là các thành ngữ, từ Hán Việt, thuật ngữ khoa học.

-       Thứ hai, nghĩa của từ đúng nhưng khi đặt vào bối cảnh của văn bản thì bị hiểu sai sang nghĩa khác.

Câu 5: Đọc câu văn: "Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần /..../ khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía." Chọn từ thích hợp điền vào dấu /..../ để hoàn thành câu? (Tung hoành/ Hoành hành/ Phát tác/ Đi lại). Giải thích nghĩa của từng từ.

Trả lời:

-       Từ phù hợp: tung hoành

-       Giải thích nghĩa của mỗi từ:

+ Tung hoành: Nói hành động dọc ngang, không chịu khuất phục.

+ Hoành hành: Ngang ngược làm những điều trái với lẽ phải, công lý.

+ Phát tác: gây tác hại bệnh sắp phát tác chất độc đã phát tác trong cơ thể

+ Đi lại: hoạt động đi lại thông thường.

2.    THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Hãy tìm những lỗi dùng từ và trật tự từ trong những câu sau và sửa chúng.

a, Có lẽ thơ Hai-cư dường như là thể thơ kiệm lời bậc nhất

b, Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều trí thức bổ ích

c, Bài thơ có nhiều lỗi diễn đạt hơi bị lạ so với ngôn ngữ thông thường

d, Bài thơ đã thi vị miêu tả khung cảnh mùa xuân làng quê

Trả lời:

a, Lỗi lặp từ “thơ”

⇨    Sửa thành: Có lẽ Hai-cư là thể thơ kiệm lời bậc nhất

b, Lỗi dùng sai từ “trí thức”

⇨    Sửa thành: Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích luỹ được nhiều tri thức bổ ích

c, Lỗi dùng từ sai “Hơi bị lạ” => thường dùng trong văn nói

⇨    Sửa thành: Bài thơ có nhiều lối diễn đạt khác lạ so với ngôn ngữ thông thường

d, Sửa thành: Bài thơ đã miêu tả khung cảnh mùa xuân làng quê một cách thi vị.

Câu 2: Hãy tìm những lỗi dùng từ và trật tự từ trong những câu sau và sửa chúng.

a, Dù lớn lên trong gia đình tri thức giàu có nhưng hot girl Thuỷ Top chưa bao giờ lấy điều đó để khoe khoang, đánh bóng tên tuổi

b, Khiếp sợ nhất vẫn là những người lưu hành trên đường lúc giông lốc xảy ra

c, Mỗi người đều có một yếu điểm khác nhau và cái tài khác nhau

Trả lời:

a, Dùng sai từ “tri thức” => Phải đổi thành từ “trí thức”

b, Dùng sai từ “lưu hành”=> Sửa lại thành “lưu thông”

c, Dùng sai trật tự từ “yếu điểm” => Sửa lại thành điểm yếu.

Câu 3: Trong câu thơ "Xanh xanh bãi mía bờ dâu" (Hoàng Cầm, Bên kia Sông Đuống), có phải tác giả mắc lỗi về trật tự của từ không?

Trả lời:

-       Nếu theo đúng trật tự từ, thì tác giả nên ghi là : Bãi mía, bờ dâu xanh xanh

-       Tuy nhiên, đây không phải mắc lỗi về trật tự từ, mà đây chính là ngụ ý của tác giả. Tác giả muốn đảo từ “xanh xanh” lên đầu câu để nhấn mạnh, tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ.

3.    VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn "Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng" (Tô Hoài) là gì ?

Trả lời:

●        Thu hút sự chú ý của người đọc vào cụm từ Cả tiền phạt, tiền thuốc ...

●        Nhấn mạnh việc liệt kê các loại tiền mà người nghe phải đóng.

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  “Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.

  Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.”

(Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân)

Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

-       Từ ngữ được lặp lại nhiều lần là từ “bản lĩnh”

-       Tác dụng: Nhấn mạnh vào chủ đề của bài viết vì chủ đề chính của bài viết nói về việc xây dựng bản lĩnh cá nhân.

Câu 3: Hãy nêu tác dụng của việc lặp lại từ “Tiếng” trong đoạn thơ sau:

Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió

Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ

Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang

Tiếng xôn xao của nắng thu vàng.

Trả lời:

Tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ:

-          Tạo nhịp điệu, gợi sự sinh động, tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ.

-          Thể hiện sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt.

Câu 4: Các câu văn dưới đây mắc lỗi gì? Em hãy sửa lại cho đúng.

a, Nhà vua quyết định tổ chức đám cưới cho công chúa và Thạch Sanh. Đám cưới của công chúa và Thạch Sanh tưng bừng nhất kinh kỳ.

b, Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang tưởng, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công

Trả lời:

a, Lỗi lặp từ: “công chúa và Thạch Sanh”

⇨    Sửa lại: Nhà vua quyết định tổ chức đám cưới cho công chúa và Thạch Sanh. Đám cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ.

b, Lỗi dùng sai từ “hoang tưởng”

-       Hoang tưởng:  là một niềm tin vững chắc và cố định dựa trên những cơ sở không đầy đủ mà không dùng lý lẽ chứng minh được hoặc là bằng chứng trái ngược, không đồng bộ với nền tảng văn hóa, khu vực và giáo dục. Là một bệnh lý, nó khác với niềm tin dựa trên thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ, bị lẫn lộn, giáo điều, hoặc một số tác động sai lệch khác của nhận thức

⇨    Phải sử dụng từ “hoang đường” mới đúng nghĩa:  không có thật và không tin được, do có nhiều yếu tố tưởng tượng và phóng đại quá mức

4.    VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Để khắc phục lỗi dùng từ không đúng phong cách, người viết cần phải làm gì?

Trả lời:

Người viết cần quan tâm đến hoàn cảnh giao tiếp, nắm vững đặc điểm phong cách ngôn ngữ của kiểu, loại văn bản được sử dụng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay