Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Bài 4: Văn bản. Héc to từ biệt Ăng-đrô-mác

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Văn bản. Héc to từ biệt Ăng-đrô-mác. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

VĂN BẢN. HECTO TỪ BIỆT ĂNG-ĐRÔ-MÁC

( 17 câu)

1.    NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Văn bản thuộc thể loại gì? Hãy trình bày khái niệm và các đặc điểm về thể loại đó

Trả lời:

Văn bản thuộc thể loại sử thi

  • a. Khái niệm
  • b. Đặc điểm

Câu 2: Trình bày tác giả và tác phẩm Hecto từ biệt Ăng-đrô-mác

Trả lời:

  • a. Tác giả
  • b. Tác phẩm

Câu 3: Nêu bố cục của văn bản và nội dung chính từng phần.

Trả lời:

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “tất tả theo sau”): Hec-to về nhà tìm Ăng-đrô-mác.

+ Phần 2 (tiếp theo đến “vui lòng người mẹ”): Cuộc nói chuyện giữa Hec-to và Ăng-đrô-mác.

+ Phần 3 (còn lại) Ăng-đrô-mác trở về nhà.

Câu 4: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Trả lời:

a, Giá trị nội dung

- Đoạn trích đã khắc họa thành công hình ảnh người anh hùng Héc-to - bức tranh đại diện cho những người anh hùng Hy Lạp cổ đại với những phẩm chất tiêu biểu như can đảm, dũng cảm, tự trọng và không sợ cường quyền.

- Gợi ra bài học về việc phải lựa chọn giữa việc thực hiện bổn phận với cộng đồng và gia đình cho mỗi cá nhân

- Giúp người đọc cảm nhận được phần nào không khí chiến tranh ác liệt gay go thời kỳ đó và thái độ tôn trọng, ngưỡng mộ đối với các nhân vật anh hùng.

b, Giá trị nghệ thuật

- Văn bản xây dựng nhân vật người anh hùng Héc-to theo đúng motip của người anh hùng trong sử thi, thể hiện được những nét đặc trưng điển hình của kiểu nhân vật người anh hùng.

- Ngôn từ, giọng văn rành mạch, kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm, tự sự.

- Thể hiện được những đặc trưng cơ bản của thể loại sử thi, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

Câu 5: Em hãy nêu hiểu biết của mình về giá trị và ảnh hưởng của sử thi.

Trả lời:

- Giá trị: Sử thi được coi là bách khoa tri thức, là bảo tàng sống động về địa lí, lịch sử, phong tục tập quán,... của một cộng đồng người. Đọc sử thi Đăm Săn, ta biết thêm về những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết của người Ê-đê, hình dung được không gian sống, cách ăn mặc, tục lệ tang ma, cưới hỏi, những mối quan hệ trong gia đình của người Ê-đê. Thông qua sử thi I-li-át của Hô-me-rơ, ta hiểu được bức tranh lịch sử địa lí rộng lớn của Hy Lạp thời cổ đại

- Ảnh hưởng: Sử thi có ảnh hưởng lớn tới nền văn hoá nhân loại. Sr thi I-li-át của Hô-me-rơ là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật từ thời cổ đại cho đến hiện đại.

Câu 6: Nội dung chính của văn bản Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác?

Trả lời:

Văn bản "Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác" là đoạn trích trong sử thi I-li-át kể về việc Héc-to chia tay vợ và con trai mình để tham gia chiến chinh bảo vệ cho thành Tơ – roa mặc cho vợ anh có khuyên ngăn, xót thương, vật vã. Đoạn trích đã thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng cũng như hình mẫu người anh hùng của người Hy Lạp cổ.

2.    THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Khi Ăng-đrô-mác van xin người chồng không ra trận, Héc-to đã đưa ra lời giải thích như thế nào? Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật Héc-to?

Trả lời:

- Héc-to đưa ra những lí lẽ:

+Bầu nhiệt huyết và ý thức về danh dự buộc chàng phải can trường chiến đấu, giành vinh quang cho bản thân.

+ Bổn phận và trách nhiệm của một người đàn ông là phải bảo vệ thành khi có chiến tranh.

+ Định mệnh là tất yếu, không ai có thể trốn chạy khỏi số phận

⇨    Con người dũng cảm, ngoan cường, coi trọng danh dự và sẵn sàng hi sinh để bảo vệ thành bang, sẵn sàng gạt tình riêng vì nghĩa lớn.

Câu 2: Lí do nào khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận?

Trả lời:

- Khi biết tin về trận đấu, Ăng-đrô-mác đã “vội vã tới tòa tháp lớn thành l-li-ông (llion)", "vừa đi vừa chạy lên thành, đầu không ngoảnh lại"... Hành động này cho thấy nỗi lo lắng, sự quan tâm của nàng dành cho người chổng nơi chiến trận và cả thần dân thành Tơ-roa của mình.

- Ăng-đrô-mác có những dự cảm không lành cùa về tương lai, bắt nguồn từ chính những nỗi đau thương, mất mát mà nàng đã từng gánh chịu trong quá khứ.

Những dự cảm này cho thấy sự khủng khiếp của chiến tranh, nó không chỉ gây nên những đau khổ trong quá khứ mà còn trở thành một nỗi ám ảnh trong tương lai

 

Câu 3: Những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?

Trả lời:

Những hành động, lời nói của Ăng-đrô-mác một mặt cho thấy tình yêu thương của nàng đối với Héc-to, một mặt cho thấy ý thức về bổn phận của Ăng-đrô-mác. Trong tận cùng nỗi lo lắng và đau khổ, Ăng-đrô-mác vẫn không quên nghĩ đến bổn phận và trách nhiệm của mình đối với thành Tơ-roa.

Câu 4: Bạn nhận xét gì về cách miêu tả nhân vật Ăng-đrô-mác trong đoạn trích? Qua nhân vật Ăng-đrô-mác, ta có thể nhận ra điều gì về quan niệm nhân sinh của người Hy Lạp thời cồ đại?

Trả lời:

Tác giả miêu tả rất tinh tế diễn biến nội tâm của nhân vật Ăng-đrô-mác, đặc biệt là những ám ảnh về quá khứ, dự cảm về tương lai, sự đau khổ, giằng co giữa một bên là tình yêu đối với Héc-to và một bên là ý thức vé bổn phận.

⇨    Qua nhân vật Ăng-đrô-mác, ta cũng có thể thấy được ý thức về cá nhân và cộng đồng của người Hy Lạp cổ đại.

 

3.    VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tác giả đã khái quát những nhân vật anh hùng này có phẩm chất gì chung? Vì sao họ lại có chung những phẩm chất đó?

Trả lời:

Thông qua nhân vật Héc-to, Hô-me-rơ đưa ra hình mẫu về người anh hùng theo quan niệm của người Hy Lạp thời cổ đại: đó là sự kết hợp hài hoà giữa một bên là con người cá nhân với ý chí tự do, tình cảm gia đình, tình bằng hữu và một bên là con người cộng đồng với ý thức vé trách nhiệm, bổn phận và danh dự."Tính hài hoà sử thi" này đã tạo nên vẻ đẹp cao cả của các nhân vật anh hùng trong sử thi Hy Lạp.

Câu 2: Chi tiết Héc-to tháo mũ trụ sáng loáng của mình đặt xuống đất rồi mới bồng cậu con trai thân yêu lên tay có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Chi tiết Héc-to tháo mũ trụ sáng loáng của mình đặt xuống đất, ôm con trai bé bỏng cho thấy mặc dù người anh hùng sử thi sẵn sàng đối mặt với chiến tranh, xả thân nơi chiến trường để thực hiện bổn phận nhưng vẫn sẵn sàng rũ bỏ tước hiệu, chiến công để trở về làm một con người bình thường trong gia đình.

- Hec-to không muốn để hình ảnh chiến tranh đáng sợ làm khuất lấp ánh nhìn và vòng tay yêu thương của người cha.

- Chi tiết này cũng thể hiện nguyên tắc “hài hoà sử thi” trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng, đồng thời ngầm thể hiện một quan niệm nhân sinh của người Hy Lạp cổ đại: vừa chấp nhận chiến tranh như một điều tất yếu, nhưng đồng thời cũng vừa khao khát một cuộc sống hoà bình.

Câu 3: Qua lời đối thoại của Héc-to và Ăng-đrô-mác, em có nhận xét gì về số phận của con người  trong chiến tranh?

Trả lời:

Qua lời đối thoại của Héc-to và Ăng-đrô-mác, có thể thấy chiến tranh là một mối đe dọa đối với sinh mệnh và hạnh phúc con người, đẩy con người tới vực thẳm của sự khổ đau, tuyệt vọng. Ăng-đrô-mác đã mất đi những người thân yêu nhất của mình bởi chiến tranh. Chiến tranh cũng khiến cho Héc-to buộc phải gạt bỏ tình cảm gia đình để sẵn sàng ra trận, đối mặt với định mệnh. Chiến tranh không những chỉ là điều gây ám ảnh trong quá khứ, mà còn là một mối đe doạ trong tương lai. Tuy nhiên, chiến tranh cũng là tình huống bộc lộ hết phẩm chất can trường, quả cảm của con người.

Câu 4: Văn bản cho thấy người Hy Lạp quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa con người và  thần linh?

Trả lời:

Trong đoạn trích, có thể nhận ra vai trò của thần linh trong đời sống của người Hy Lạp. Con người khi đau khổ tuyệt vọng thì có thể tới đền thờ thần A-tê-na (Athena) để cầu xin nữ thần rủ lòng thương. Trên nấm mộ của nhà vua Ê-ê-xi-ông (Eetion) là những cây tiểu du do những nàng con gái của thần Dớt, những tiên nữ nanh-phơ (nymphe) chăm sóc. Héc-to vừa bế con trên tay, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-nốt (Cronos) và các vị thần khác. Những chi tiết này cho thấy tư duy huyền thoại của người Hy Lạp về thể giới, trong đó các thế lực thần linh có sức chi phối mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống con người, giữa thế giới người và thần không có sự ngăn cách, vì thế con người có thể dễ dàng giao tiếp với thần linh. Sự sống và cái chết, thành công hay thất bại, chiến tranh hay hoà bình của con người đều do sự can thiệp của thần linh. Nhưng khác với thần thoại mà trong đó nhân vật trung tâm là các vị thần, nhân vật trung tâm trong sử thi là con người, là người anh hùng của cộng đồng, có sức mạnh siêu phàm, sánh tựa thần linh, và đôi khi dám hành động chống lại số phận đã được sắp đặt sẵn bởi thần linh. Tư duy thần thoại và ý thức ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh của con người chính là hai phương diện vừa mâu thuẫn vừa thống nhất trong sử thi.

Câu 5: Tình huống chính được miêu tả trong đoạn trích là gì? Em có đồng ý với cách hành xử của  các nhân vật trong tình huống này không? Vì sao?

Trả lời:

Tình huống chính được miêu tả trong đoạn trích là tình huống gặp gỡ giữa Héc-to và Ăng-đrô-mác trước khi chàng quyết định mở cổng thành, nghênh chiến với quân Hy Lạp. Đây là một tình huống giàu kịch tính, buộc nhân vật phải lựa chọn giữa tình cảm và bổn phận, bộc lộ toàn bộ phẩm chất của mình, đẩy cảm xúc của các nhân vật lên tới mức căng thẳng cực độ. Trong tình huống đó, các nhân vật đã lựa chọn gạt bỏ những tình cảm riêng tư để làm tròn bổn phận và bảo toàn danh dự của mình. Những lựa chọn đó thể hiện nhân sinh quan của người Hy Lạp thời cổ đại, là lựa chọn hữu lí vào thời điểm cộng đồng phải đối mặt với nguy cơ bị thôn tính. Tuy nhiên, vào thời đại ngày nay, người ta có thể có những lựa chọn khác. Chiến tranh không còn là một giải pháp tất yếu và duy nhất. Thay vì bảo vệ lợi ích của một quốc gia, một cộng đồng, dân tộc, người ta có thể nghĩ tới những lợi ích toàn cầu. Con người có thể lựa chọn chung sống trong hoà bình, có thể theo đuổi những đam mê, tình cảm cá nhân mà vẫn làm tròn bổn phận với tập thể. Nhưng điều đó không có nghĩa là những nhân vật sử thi thiếu đi sự hấp dẫn đối với con người của thời đại ngày nay.

4.    VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác đã đặt ra những vấn đề nhân sinh nào? Những vấn đề đó còn có ý nghĩa đối với đời sống ngày nay không? Vì sao?

Trả lời:

Đoạn trích đã nêu lên vấn đề về việc hi sinh hạnh phúc gia đình để nghĩ tới hạnh phúc, an nguy cả dân tộc, đặt tình cảm cá nhân lồng trong tình cảm lớn của người anh hùng. Ngoài ra còn có các vấn đề khác như tình cảm vợ chồng, tình mẫu tử, lý tưởng sống,…

     Những vấn đề này vẫn có ý nghĩa trong xã hội ngày nay vì đây là những vấn đề mà gần như cá nhân nào cũng sẽ gặp phải. Và trong xã hội hiện nay, việc chỉ sống cho mình mà quên đi những lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, sống ích kỉ đang ngày càng phổ biến, bên cạnh đó vẫn có những bạn trẻ không có lý tưởng sống nên việc đưa những vấn đề nhân sinh này vào chương trình giáo dục là một điều rất cần thiết.

Câu 2: Nêu suy nghĩ của em về câu hát:

Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng

Gian khổ biết dành phần ai

Ai cũng một thời trẻ trai

Cũng từng nghĩ về đời mình

Trả lời:

Trong cuộc đời con người ai cũng phải trải qua những cay đắng ngọt bùi, những gian khổ vất vả. Nhưng chính những điều tưởng như vô cùng gian khó đó chính là bước đệm để cho chúng ta hướng đến những điều tốt đẹp. Thế nên hãy mỉm cười mà đón nhận nó bằng một tư thế hiên ngang và dũng cảm nhất. Như trong lời bài hát một đời người một rừng cây nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã từng viết:

“ Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai

Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình

Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành.

Phải không em?... Phải không em?

Chắc hẳn trong số chúng ta dù là lớn bé hay già trẻ ai cũng từng một lần nghe đến những lời ca đó. Nó không chỉ mang đến một giai điệu mượt mà mà còn ẩn sâu trong đó là những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nhạc sĩ Trần Long Ẩn muốn nhắn nhủ đến tất cả chúng ta hãy sống lao động hết sức mình để tận hưởng những thành quả ngọt ngào nhất.

Ai sinh ra cũng mong muốn cuộc sống của mình nhàn hạ và thảnh thơi. Chẳng ai muốn mình phải vất vả để làm những điều gian khổ cả. Thế nhưng không phải vì thế mà chúng ta có quyền ỉ lại vào người khác, dồn đẩy những điều khó khăn để người khác gánh. Ai cũng có một tuổi trẻ để cống hiến để làm những điều lớn lao vậy thì hà cớ làm sao chúng ta lại phải đùn đẩy trách nhiệm cho người khác?

Để chạm tay vào được chiến thắng chẳng dễ dàng gì nó đòi hỏi con người phải trải qua rất nhiều những gian nan thử thách những vất vả, khó khăn. Và nếu như không vượt qua được thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết cảm nhận dư vị của chiến thắng cả. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì ai sẽ là người làm những việc khó khăn? Tuổi trẻ của chúng ta có để làm gì? Há chẳng phải nó qua đi một cách vô nghĩa hay sao?

Con người phải chấp nhận thất bại nhưng không bao giờ được hài lòng với nó. Chấp nhận để chúng ta có thời gian nhìn lại tất cả, để biết mình sai ở đâu và sẽ đứng lên từ đó chứ không phải là chấp nhận rồi mãn nguyện với nó. Đừng bao giờ nói rằng cuộc đời mình là do may rủi bởi chúng ta có quyền thay đổi số phận chứ không phải số phận thay đổi ta. Sướng hay khổ là ở do mình. Cũng giống như Phật dạy “Sướng khổ là do ta”, nếu bạn biết chấp nhận thử thách khó khăn và sẵn sàng vượt qua nó thì sớm muộn thành công cũng đến với bạn. Còn nếu bạn không đủ can đảm vượt qua nó thì bạn mãi mãi là kẻ thất bại và chịu sự sắp đặt của số phận.

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn chọn một cách nhắc nhở vô cùng nhẹ nhàng mà sâu lắng. Chúng ta ai cũng có một thời tuổi trẻ, có một thời nông nổi nhưng đầy nhiệt huyết. Và nếu như chúng ta không biết tranh thủ để làm những điều mình muốn, những điều có ích cho cuộc đời thì sẽ đến một ngày chúng ta nhìn lại và hối hận vì nó. Không có một ai có thể đoạt quyền tạo hóa cũng chẳng có ai có thể kéo dài tuổi trẻ cả. Nó đến rồi đi theo một định lí vô cùng hiển nhiên và nếu con người không biết tận dụng để làm điều mình muốn thì quả thực sẽ là một nỗi tiếc nuối cả đời.

Có lẽ trong chúng ta ai cũng có cho mình một ước mơ riêng, nhưng tuổi trẻ thì ai cũng giống ai. Vì thế ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng làm những điều mình muốn và thực hiện nó một cách vẹn toàn. Dù có thất bại hay thành công thì bạn cũng sẽ không bao giờ thấy hối tiếc.

Lời bài hát của nhạc sĩ Trần Long Ẩn vẫn còn văng vẳng đâu đây. Nó như một lời nhắc nhở chúng ta hãy đứng dậy chấp nhận thử thách để vươn lên thành những người có ích cho xã hội cho đất nước. Bởi tuổi trẻ sẽ chẳng bao giờ thắm lại lần hai.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay