Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Bài 2: Văn bản. Bản hoà âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Văn bản. Bản hoà âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

VĂN BẢN. BẢN HOÀ ÂM NGÔN TỪ TRONG TIẾNG THU CỦA LƯU TRỌNG LƯ

( 14 câu)

1.    NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Trình bày bố cục của văn bản: Văn bản được chia làm mấy phần, nội dung chính của từng phần

Trả lời:

- Bố cục: 4 phần

+ Phần 1: đoạn 1+ 2 +3: dẫn dắt về cái hay của mùa thu trong thơ ca và nét đặc sắc trong bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

+ Phần 2: đoạn 4+5: tính hòa âm ngôn từ thể hiện trong âm điệu (đoạn 4+5), bố cục (đoạn 6) và vần nhịp (đoạn 7+8) của bài thơ

+ Phần 3: đoạn 9+10+11: so sánh, liên hệ giữa âm thanh của mùa thu trong thơ Lưu Trọng Lư với âm thanh của mùa thu trong thơ Nguyễn Đình Thi

+ Phần 4: đoạn 12+13: tính hòa âm ngôn từ thể hiện trọng âm hưởng tiết tấu của bài thơ và những cảm xúc, nỗi xôn xao của tác giả khi đọc những ngôn từ thi vị và đẹp đẽ ấy

Câu 2: Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm của văn bản trên.

Trả lời:

  • a. Tác giả
  • b. Tác phẩm

Câu 3: Đâu là rung động thẩm mĩ được thể hiện trong văn bản “Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư”?

Trả lời:

  • Tác giả chỉ rõ những nội dung được biểu đạt qua ngôn từ, tập trung làm nổi bật những cảm xúc mang tính thẩm mĩ trong thơ bằng lời bình tinh tế, tài hoa, giàu rung cảm.
  • Tác giả phân tích cấu trúc, ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật.

Câu 4: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản

Trả lời:

a, Giá trị nội dung

- Văn bản thể hiện được những giá trị tiêu biểu và xuất sắc trong việc sử dụng ngôn từ của Lưu Trọng Lư thể hiện trong tác phẩm Tiếng thu ở nhiều phương diện như bố cục, âm điệu, âm hưởng, tiết tấu, vần nhịp,...

- Bên cạnh giá trị của bài thơ, tác giả cũng chỉ ra được tài năng của Lưu Trọng Lư trong sáng tác thơ ca, sử dụng và vận dụng ngôn từ để cho thấy được cái hồn, cái đẹp của ngôn từ

- Văn bản thể hiện sự ngợi ca, trân trọng và ngưỡng mộ của tác giả Chu Văn Sơn với nhà thơ Lưu Trọng Lư, cho thấy sự yêu quý và tình cảm của ông đối với những người có tài, vận dụng được sức mạnh của ngôn từ trong sáng tác

b, Giá trị nghệ thuật

- Văn bản trình bày các luận điểm rõ ràng, chi tiết, thuyết phục, có tính liên kết.

- Các luận điểm bổ sung và hỗ trợ cho nhau, có luận cứ và dẫn chứng đi kèm, tạo nên một hệ thống luận điểm logic, có sức thuyết phục cao.

- Giọng văn rành mạch, lưu loát, phù hợp với bài văn nghị luận nhưng vẫn ẩn chứa cảm xúc, truyền cảm hứng và có tác động mạnh mẽ tới người đọc.

2.    THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Trong đoạn (1),  (2) và (3), tác giả đã nêu lên vấn đề gì? Sự khác biệt giữa thơ ca trung đại và Thơ mới đã được tác giả chỉ ra là gì?Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt ấy?

Trả lời:

- Tác giả dẫn dắt tìm hiểu về “tiếng thơ”, thơ xưa xem tĩnh là gốc của động, còn với Thơ mới âm hưởng đặc trưng nhất vang lên từ đáy hồn chính là tiếng xôn xao.

- XÔN XAO trở thành điệu hồn riêng của Thơ mới, là cái xôn xao của tạo vật, của ngoại cảnh với trạng thái tâm hồn của con người đang rung cảm trước thế giới.

- Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là thời hiện đại cho phép con người cá nhân được giải phóng, thế giới cảm giác, cảm xúc của con người cũng được cởi trói. Nhà thơ không chỉ miêu tả thế giới mà còn phóng chiếu cảm giác, cảm xúc của mình vào trong bức tranh thế giới ấy. Họ muốn tái hiện thế giới trong trạng thái đang vận động, đang sinh sôi chứ không phải một thế giới được ngưng kết lại thành vĩnh cửu.

 

Câu 2: Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là gì?

Trả lời:

- Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

=> Tiếng thu không còn mang tính khách quan nữa mà đã trở thành tiếng lòng của người sáng tạo, phát ra nhờ sự cộng hưởng giữa con người và trời đất cùng các phương tiện ngôn từ được sử dụng

 

Câu 3: Từ đoạn (5) đến (7), tác giả tập trung phân tích những yếu tố hình thức nào của bài thơ?

Trả lời:

- Tác giả đã tập trung phân tích những yếu tố về mặt hình thức của bài thơ:

+ Âm điệu: bài thơ tựa như một ca khúc.

+ Khổ thơ: Cấu trúc ngôn từ tự nó đã chia bài thơ thành ba phần nội dung tương ứng với ba câu hỏi.

+ Sự lặp lại của vần và nhịp: Hiệp vần bằng cả hai hệ thống: vần bằng và vần trắc

Câu 4: Từ đoạn (8) đến đoạn (12), tác giả tập trung phân tích khía cạnh gì của bài thơ?

Trả lời:

- Tác giả phân tích tính nhạc, những âm thanh của mùa thu:

+ Tiếng thổn thức

+ Tiếng rạo rực

+ Tiếng lá thu xào xạc

+ Âm hưởng của toàn bài thơ: âm bằng

 

3.    VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tóm tắt những ý đã được tác giả triển khai nhằm chứng minh: âm điệu là một trong những phương diện đặc sắc nổi bật của bài thơ Tiếng thu.

Trả lời:

Những ý chính được tác giả triển khai:

- Ba phần nội dung của bài thơ hợp thành một khúc thức gồm ba lời (nghĩa là bài thơ có kết cấu rất âm nhạc), vừa lặp lại, vừa phát triển.

-Vần điệu trong bài thơ vừa phong phú (có cả vần bằng lẫn vần trắc), vừa nhất quán (bằng và trắc, mỗi vần chỉ có một khuôn âm), hoà hợp tự nhiên với nhịp (nhịp chung ít biến động của thể thơ), tạo thành một giai điệu thư hoàn hảo.

-         Tiếng thu là bản hòa âm giữa bằng và trắc, trong đó, âm bằng chiếm ưu thế nhưng âm trắc lại tạo nên nét hiếm quý của toàn bản nhạc thơ.

-         Tiếng thu có sự cộng hưởng giữa âm nền ("thổn thức", "rạo rực") và âm nổi ("xào xạc"), vừa miêu tả được trạng thái của thiên nhiên, tạo vật, vừa thể hiện được điệu hồn của nhà thơ và thời đại.

Câu 2: Các đoạn 1, 2, 3 của văn bản đề cập những vấn đề gì? Việc nhận thức sâu sắc về những vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc cảm thụ, phân tích bài thơ Tiếng thu?

Trả lời:

Các vấn đề được đề cập trong các đoạn 1,2, 3 của văn bản để cập đến những vấn đề:

-         Mối quan hệ đặc biệt giữa mùa thu và thi ca.

-         Vẻ đẹp yên bình, thanh vắng của thiên nhiên trong thơ cổ điển.

-         Xôn xao - điệu hón riêng của Thơ mới.

Việc nhận thức sâu sắc về những vấn để trên giúp người đọc, người phê bình có được cái nhìn bao quát về một số điều kiện văn hoá, mỹ học, văn học làm nảy sinh phong trào Thơ mới và dẫn đến sự ra đời của bài thơ Tiếng thu. Đồng thời, điều này cũng có ý nghĩa định hướng cho việc cảm thụ, phân tích bài thơ: làm thế nào để nhận ra được vẻ đẹp độc đáo của Tiếng thu cũng như điệu hồn của thời đại được phổ vào trong đó.

Câu 3: Theo bạn, câu văn nào trong văn bản có thể khái quát được chính xác và đầy đủ ý tưởng chính của tác giả khi đặt bút viết bài bình thơ này?

Trả lời:

Câu chủ đề: Từng có câu: “Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người”. Có thể còn ai đó hoài nghi cái chân lí này của người xưa. Nhưng nếu một lần đọc những bài thơ như Tiếng thu của Lưu Trọng Lư thì nỗi hoài nghi vẩn vơ kia dễ dàng tan biến. “Hồn thơ” và “Hồn thu” ở đây đã đồng vọng mà thành Tiếng thu.

4.    VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Bài viết có nhiều phát hiện tinh tế về bài thơ Tiếng thu. Theo bạn, phát hiện nào sáng giá, gây ấn tượng hơn cả? Vì sao?

Trả lời:

Bài viết có nhiều phát hiện tinh tế về thi phẩm Tiếng thu. Có thể nêu một số ý như sau:

-         Bài thơ có sự hoà điệu đẩy nhạc tính giữa tiếng thu và tiếng thơ.

-         Bài thơ như một khúc thức âm nhạc gồm ba lời.

-         Bài thơ nói đến ba thứ tiếng (tiếng thổn thức của mùa thu dưới trăng mờ, tiếng rạo rực của lòng người cô phụ, tiếng lá thu "kêu xào xạc"), trong đó, chỉ "xào xạc" là âm thanh có thể nghe được bằng thính giác (âm nổi), trở thành "người phát ngôn" chính thức của Tiếng thu, cho thấy đằng sau nó là cả một bàn giao hưởng vô hình của những nỗi xôn xao huyền diệu mà nhà thơ cảm thấy và muốn thể hiện rõ.

Câu 2: Đánh giá khái quát về mạch lạc và liên kết trong văn bản

Trả lời:

-Văn bản được người biên soạn SGK chia thành 13 đoạn. Tất cả các đoạn đểu hướng về làm rõ chủ đề chung của bài viết: Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là một bản hoà âm ngôn từ độc đáo.

-         Mỗi đoạn văn đều xoáy vào một tiêu điểm, lần lượt làm rõ các khía cạnh có liên quan tới việc đánh giá đóng góp của Lưu Trọng Lư cho thơ viết về đề tài mùa thu - một đóng góp mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân cũng như phong cách thơ cùa thời Thơ mới.

-         Giữa các đoạn luôn xuất hiện các phương tiện liên kết với sự láy lại nhiều từ, cụm từ, thể hiện việc giải đáp liên tục các câu hỏi nảy sinh theo logic liên tưởng và suy luận.

-Trong từng đoạn văn, các câu gối nhau theo tương quan hỏi - đáp với sự xuất hiện của nhiều đại từ và kết từ.

Nhìn chung, Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là một văn bản có cấu trúc chặt chẽ, đảm bảo những yêu cầu khắt khe về mạch lạc và liên kết.

Câu 3: Phân tích tác phẩm Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Trả lời:

Tác giả Chu Văn Sơn là một nhà nghiên cứu văn học hiện đại của Việt Nam. Ông được đánh giá là một người thầy, một nhà văn tài hoa, một nhà phê bình văn học sắc sảo. Trong những bài phê bình, ông có nhiều phát hiện tinh tế, sâu sắc, có cách viết bay bổng nghệ sĩ, và một giọng văn riêng, vừa gần gũi vừa thanh lịch. Ông đã xuất bản một số tác phẩm nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến đó là tác phẩm Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư. Trong tác phẩm này Chu Văn Sơn đã phát hiện cái hài hoà của tiếng thơ và tiếng thu tạo nên một bản hoà âm độc đáo trong thơ Lưu Trọng Lư và làm nổi bật cấu trúc ngôn từ thi ca một cách tinh vi và đẹp đẽ nhất.

Tác phẩm Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư được tổ chức và triển khai vô cùng chặt chẽ và hợp lý. Mở đầu, tác giả dẫn dắt vào bài “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư, sau đó so sánh quan niệm về thiên nhiên xôn xao và tĩnh lặng của những bậc thi nhân xưa và những nhà Thơ mới, từ đó làm nổi bật hồn thơ của Lưu Trọng Lư. Tiếp theo, tác giả đưa ra nhận định khái quát về tiếng thu và phân tích các khía cạnh của “tiếng thơ” và “tiếng thu”, từ đó chỉ ra sự hài hoà, gắn kết giữa “tiếng thơ”, “tiếng thu”. 

Khi đọc tác phẩm ta có thể thấy rằng tác giả Chu Văn Sơn đi từ “tiếng thơ” đến “tiếng thu”. Tiếng thơ được thể hiện thông qua tính nhạc, cấu trúc của tác phẩm, cách gieo vần và nhịp điệu hài hòa. Còn tiếng thu được bộc lộ thông qua cảm xúc và âm hưởng của mùa thu như tiếng kêu xào xạc của lá mùa thu rơi hay sự thổn thức, rạo rực của nhân vật trữ tình trong tác phẩm “Tiếng thu”. Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là cả một bản hoà âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hoà điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân. Tất cả như đã tạo nên một vẻ đẹp hài hòa không thể cưỡng lại. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay