Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Bài 3: Văn bản. Yêu và đồng cảm
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Văn bản. Yêu và đồng cảm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)
VĂN BẢN. YÊU VÀ ĐỒNG CẢM
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Trình bày bố cục của văn bản. Nêu nội dung chính của từng phần
Trả lời:
Bố cục: 4 phần
+ Phần 1: Câu chuyện khởi đầu và dư âm để lại.
+ Phần 2: Chiêm nghiệm về cách nhìn đời của hoạ sĩ.
+ Phần 3, 4: Luận về vai trò của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật.
+ Phần 5, 6: Bài học sáng tác từ cách nhìn thế giới của trẻ em.
Câu 2: Tóm tắt văn bản bằng một đoạn văn ngắn
Trả lời:
Văn bản “Yêu và đồng cảm” của Phong Tư Khải đã gợi lên những quan niệm về cái chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật đích thực. Đồng thời, tác giả khẳng định đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ và chứng minh bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.
Câu 3: Văn bản “Yêu và đồng cảm” thuộc thể loại gì? Em có những hiểu biết gì về thể loại này?
Trả lời:
- Thể loại tản văn
- Khái niệm tản văn được hiểu đơn giản là thể loại văn xuôi ngắn gọn, súc tích. Đôi khi tản văn không thể hiện một nội dung cụ thể, rõ ràng nào mà chỉ được tác giả viết ra khi có suy nghĩ bất chợt, không chăm chút từ ngữ hay để tường thuật về một sự vật sự việc nào đó. Lối viết của các cuốn sách tản văn thường rất bình dị và rất "đời" nên dễ tiếp cận với người đọc.
- Tản văn không giới hạn về độ dài chữ hay chủ đề bài viết, thường phổ biến trong giới trẻ. Các chủ đề của sách tản văn có thể tìm đọc như văn hóa, giáo dục, lịch sử, trải nghiệm, tham quan, tình cảm và các chủ đề phát triển bản thân.
Câu 4: Tìm hiểu về những từ khó xuất hiện trong văn bản: tư thái, tư vị, cảnh giới, thiên bẩm.
Trả lời:
- Tư thái: dáng vẻ, tình trạng bề ngoài
- Cảnh giới: tình trạng, trạng thái mà tinh thần hoặc hoạt động của con người đạt tới
- Thiên bẩm: Phẩm chất vốn có từ khi sinh ra
- Tư vị: ngon hoặc sức hấp dẫn nói chung
Câu 5: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
Trả lời:
a, Giá trị nội dung
- Văn bản đã bàn về lòng đồng cảm của con người. Cho thấy lòng đồng cảm luôn hiện hữu trong cuộc sống của con người và tác động đến cả vạn vật xung quanh. Khẳng định giá trị và ý nghĩa của lòng đồng cảm đối với con người, giúp cuộc sống nhiều cảm xúc và con người có thể gần gũi, gắn kết nhau hơn
- Văn bản có sức truyền cảm mạnh mẽ tới độc giả, thúc đẩy mỗi cá nhân biết yêu thương và cảm thông với người khác
b, Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ mộc mạc, dễ hiểu
- Cách triển khai ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic
- Văn phong tự nhiên, dễ tiếp nhận.
Câu 6: Trình bày về tác giả và tác phẩm “Yêu và đồng cảm”
Trả lời:
- a. Tác giả
- b. Tác phẩm
Câu 1: Trong văn bản “Yêu và đồng cảm”, tác giả đã mở đầu như thế nào? Việc mở đầu như thế có tác dụng gì?
Trả lời:
- Tác giả đã kể lại một số hành động của chú bé: thấy cái đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó lật lại hộ; thấy đôi giày dưới gầm giường một xuôi một ngược, nó đảo lại giúp…
=> Tấm lòng đồng cảm của cậu bé đã khiến tác giả cảm phục, ngộ ra ý nghĩa lớn lao, đích thực của đồng cảm.
- Tác dụng: Tác giả đã nêu vấn đề, bàn luận vấn đề từ trải nghiệm cá nhân, qua cuộc nói chuyện với cậu bé. Từ đó tác giả dễ dàng chia sẻ những điều khiến ông bận lòng, suy nghĩ
Câu 2: Cái nhìn của người họa sĩ với mọi sự vật trong thế giới được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Thế giới của người nghệ sĩ có sự giao hòa, đồng cảm, chia sẻ với nhau giữa mọi đối tượng.
- Tấm lòng của người nghệ sĩ đối với mọi sự vật trên đời đều đồng cảm và nhiệt thành.
Câu 3: Tìm trong văn bản những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy?
Trả lời:
- Những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ: Toàn phần 1 của văn bản; câu đầu của phần 3; đoạn văn giữa của phần 5, đoạn văn cuối cùng của phần 6.
- Lí do tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ: Theo tác giả, chính trẻ em là người đã dạy cho nghệ sĩ và tất cả chúng ta về cách nhìn đời, cách nhận ra mối tương thông giữa vạn vật và về sự cần thiết phải duy trì sự hồn nhiên, vò tư trong suốt khi ứng xử với thế giới, với nghệ thuật.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Đọc lại văn bản Yêu và đồng cảm trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 77 - 78), đoạn từ “Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú" đến "vạn vật có tình cũng như không có tình” và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Làm rõ mạch triển khai nội dung đoạn văn bằng một sơ đồ đơn giản.
Trả lời:
Câu 2: Tác giả đã “sực nhận ra” những vấn đề quan trọng gì qua cuộc tiếp xúc với chú bé?
Trả lời:
Qua cuộc tiếp xúc với chú bé, tác giả đã “sực nhận ra” những vấn để quan trọng:
- Đổ vật cũng có linh hồn, cũng có cảm giác dễ chịu hay không dễ chịu trước các kiểu sắp đặt khác nhau của con người. Việc nhận thức được điều này rất có ý nghĩa trong sáng tác, bố cục tác phẩm hội hoạ, nhất là loại hội hoạ về đề tài tĩnh vật. Tương tự như vậy là ý nghĩa của bố cục trong một bài văn miêu tả.
- Người nghệ sĩ dứt khoát phải "có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất" - đồng cảm theo nghĩa thấy, nghe, cảm nhận, chia sẻ được với mọi đối tượng khác nhau.
Câu 3: Theo những gì được nói tới trong đoạn văn, bạn hiểu như thế nào vể ý nghĩa của sự đồng cảm?
Trả lời:
Theo những gì được nói tới trong đoạn văn, có thể nói về ý nghĩa của sự đồng cảm như sau:
- Đồng cảm giúp con người nhìn thấy được cái đẹp ở mọi nơi, mọi lúc.
- Đồng cảm giúp con người sống hoà đồng với thế giới, biết trân trọng tiếng nói riêng hay đời sống của vạn vật.
Câu 4: Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn.
Trả lời:
Các phương tiện liên kết đã được sử dụng trong đoạn văn:
- Dùng nhiều lần từ “đồng cảm” trong các câu khác nhau để đảm bảo có một vấn đề đang được tập trung bàn bạc ở đây.
- Các cụm từ “từ đó”, “bấy giờ” báo hiệu sự nối tiếp liên tục theo một mạch thống nhất của các câu trong đoạn văn.
- Các đại từ “chúng”, “đó”, “những thứ đó” cho thấy các câu văn kế tiếp nhau cùng nói về một đổi tượng.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Viết một đoạn văn nghị luận về sự đồng cảm và chia sẻ.
Trả lời:
Sự đồng cảm là thái độ tôn trọng, thấu hiểu, sẻ chia giữa người với người và vạn vật xung quanh. Sự đồng cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống. Nhận ra cảm xúc của người khác, đặt mình vào suy nghĩ của người khác, chúng ta mới có thể yêu thương họ như chính mình. Đồng cảm, chúng ta mới cảm nhận nỗi đau của người đối diện, hiểu họ cũng là cách để giúp mình. Mỗi khi mâu thuẫn với ai, hãy hiểu rằng đó là vì ta chưa biết đặt mình vào vị trí của người ấy. Hãy hỏi để hiểu rõ ý của họ, để biết mục đích của họ và biết vướng mắc của họ để xem ta có thể giúp được gì. Nếu có được sự đồng cảm, con người sống trở nên vị tha hơn, giảm đi sự ích kỷ, hướng đến lối sống vì cộng đồng nhiều hơn. Tránh được những mâu thuẫn không cần thiết và giữ chúng ta lại trong sự kết nối hài hòa. Mối quan hệ giữa người với người nhờ vậy cũng được rút ngắn lại, giúp mọi người thêm gắn bó với nhau hơn. Thế giới này vô cùng rộng lớn, dù muốn hay không bạn vẫn cũng phải chịu sự ảnh hưởng của người khác. Vì vậy bạn nên xây dựng mối quan hệ và sự hiểu biết, không nên sống một mình trong thế giới của riêng bạn. Đồng cảm sẽ giúp bạn có được những thành công lớn trong cuộc sống cũng như trong công việc. Nếu ta sống mà không có sự đồng cảm và chia sẻ thì ta sẽ cô lập với mọi người và cuộc sống vì thế mà cũng mất đi một phần ý nghĩa.
Câu 2: Theo em, sự đồng cảm đóng vai trò như thế nào trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
Trả lời:
Sự đồng cảm đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Đồng cảm là khả năng cảm nhận và hiểu được cảm xúc, trạng thái tâm lý của người khác, và có khả năng chia sẻ hoặc truyền đạt lại những trạng thái tương tự đó.
Trong nghệ thuật, sự đồng cảm giúp người tạo ra nghệ thuật (như nhạc sĩ, họa sĩ, diễn viên, nhà văn) có khả năng tạo ra tác phẩm mà người khác có thể đồng cảm và cảm nhận. Khi người nghệ sĩ có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác, họ có thể sáng tạo những tác phẩm mà người khác có thể tìm thấy sự liên kết và hiểu được thông điệp mà nghệ sĩ muốn truyền đạt.
Sự đồng cảm cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một công chúng cho nghệ sĩ. Khi khán giả cảm thấy nghệ thuật có sự đồng cảm với cuộc sống và kinh nghiệm của họ, họ có xu hướng tìm hiểu và ủng hộ tác phẩm nghệ thuật đó. Sự đồng cảm là một cầu nối giữa người tạo ra nghệ thuật và khán giả, giúp tạo ra một trải nghiệm tương tác và ý nghĩa.
Sự đồng cảm cũng có thể kích thích sự tư duy sáng tạo bên trong người tạo ra nghệ thuật. Khi người nghệ sĩ có khả năng đồng cảm với những trạng thái tâm lý khác nhau, họ có thể tìm thấy cảm hứng và ý tưởng mới để sáng tạo. Sự đồng cảm giúp mở rộng tầm nhìn và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và đa dạng.
Tóm lại, sự đồng cảm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật bằng cách giúp người nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm mà người khác có thể đồng cảm và cảm nhận, xây dựng một công chúng cho nghệ sĩ và kích thích sự tư duy sáng tạo.
=> Giáo án điện tử ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản 2- Yêu và đồng cảm