Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Bài 9: Văn bản. Về chính chúng ta
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Văn bản. Về chính chúng ta . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)
VĂN BẢN. VỀ CHÍNH CHÚNG TA
( 17 câu)
1. NHẬN BIẾT ( 4 câu)
Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm của đoạn trích “Về chính chúng ta”
Trả lời:
- a. Tác giả Các-lô Rô-ve-li
Câu 2: Văn bản được chia thành mấy phần? Nêu nội dung chính từng phần
Trả lời:
Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (từ đầu đến "chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy"): trình bày quan điểm của tác giả về vị trí của con người trong thế giới.
+ Phần 2 (từ "Chúng ta, con người" đến "Ngay chính linh hồn chúng ta cũng chỉ là một ví dụ bé nhỏ"): trình bày các luận điểm chính để bảo vệ cho quan điểm của mình.
+ Phần 3 (từ "Tự nhiên là nhà của chúng ta" đến hết): Tác giả khẳng định vấn đề
Câu 3: Em hãy tóm tắt lại nội dung chính của văn bản bằng một đoạn văn ngắn
Trả lời:
Văn bản “Về chính chúng ta” của tác giả Các-lô Rô-ve-li nói về mối quan hệ giữa con người và thế giới. Qua đó đưa ra những lí giải về giá trị của con người, xác định mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, từ đó khẳng định: con người là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên, con người cũng là tự nhiên và là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng tận của nó. Văn bản cũng mang đến thông điệp con người cần học hỏi, khám phá và gia tăng kiến thức về thế giới.
Câu 4: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
Trả lời:
a, Nội dung
- Văn bản đã trình bày quan điểm của tác giả về mối quan hệ chặt chẽ của con người với tự nhiên, vị trí của con người trong tự nhiên; chứa đựng những suy tư mang tính chất triết học về thế giới và con người. Qua đó, tác giả thể hiện tư suy sắc bén của một nhà khoa học, nhà triết học.
b, Nghệ thuật
- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, yếu tố miêu tả biểu cảm kết hợp.
- Các biện pháp tu từ so sánh, điệp cấu trúc, liệt kê được sử dụng linh hoạt, hiệu quả
2. THÔNG HIỂU ( 6 câu)
Câu 1: Theo em, tác giả nêu hàng loạt câu hỏi ở đoạn 1 có dụng ý gì ?
Trả lời:
- Tác giả đã nêu một loạt câu hỏi về vị trí, vai trò của con người trong thế giới vô tận
Cách đặt vấn đề gợi sự tò mò, kích thích suy nghĩ của tác giả, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc.
Câu 2: Câu văn nào trong đoạn 2 thể hiện quan điểm của tác giả? Nhận xét về cách đặt vấn đề của tác giả?
Trả lời:
- Quan điểm của tác giả: “Tôi đã trình bày thế giới trông như thế nào dưới ánh sáng khoa học, và chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy.”
Tác giả nêu quan điểm rõ ràng, ngắn gọn. Đó là quan điểm của một nhà khoa học.
Câu 3: Hãy đọc kĩ các đoạn văn và xác định các luận điểm chính của tác giả để bảo vệ cho quan điểm của mình.
Trả lời:
Luận điểm 1: Sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần nhỏ bé của vũ trụ.
Luận điểm 2: Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới.
Luận điểm 3: Đạo đức, cảm xúc, tình yêu của chúng ta cũng là một phần của tự nhiên
Câu 4: Em có nhận xét gì về các tri thức được đề cập đến trong văn bản?
Trả lời:
Những tri thức khoa học được đề cập đến trong văn bản
- Những tri thức khoa học: Chúng ta được làm ra từ cùng những nguyên tử, cùng những tín hiệu ánh sáng giống như nguyên tử, chúng ta không phải ở trên một hành tinh nằm tại trung tâm vũ trụ, chúng ta là hậu duệ có cùng các tổ tiên với mọi sinh thể quanh ta, một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời...
- Nguồn gốc của tri thức: Các tri thức được đề cập trong văn bản bắt nguồn từ tri thức khoa học tự nhiên hiện đại, dựa trên nền tảng cùa học thuyết tiến hoá, thiên văn học, di truyền học.
- Ý nghĩa của những tri thức trong việc làm sáng tỏ những luận điểm chính: Đó là những bằng chứng làm sáng tỏ cho luận điểm chính. Vì những tri thức này là tri thức khách quan, được kiểm chứng bởi các nhà khoa học có uy tín, đã được chứng minh bằng khoa học hiện đại nên chúng rất thuyết phục, đáng tin cậy. Tất nhiên, khoa học vẫn đang không ngừng phát triển và có thể trong tương lai có rất nhiều các học thuyết, bằng chứng khoa học thậm chí có thể phản biện, đi ngược lại những học thuyết trên.
Câu 5: Phân tích các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong luận điểm 1
Trả lời:
+ Chúng ta từng tin rằng mình… hoá ra không phải vậy. Chúng ta nghĩ rằng mình… rồi phát hiện ra rằng…Chúng ta…Chúng ta…
Biện pháp điệp ngữ “chúng ta từng tin rằng” “chúng ta từng nghĩ rằng” giúp lời văn trở nên uyển chuyển, nhấn mạnh đối tượng vấn đề là con người, làm rõ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, tạo nên giọng điệu mạnh mẽ, thể hiện niềm tin chắc chắn của tác giả vào quan điểm của mình.
+ Chúng ta giống như đứa trẻ, khi lớn lên nhận ra rằng thế giới không chỉ vẻn vẹn là những gì ở quanh mình như nó tưởng khi còn bé;…
Biện pháp so sánh có tác dụng: giúp chúng ta hình dung sự hiểu biết của con người về vũ trụ giống như hiểu biết của đứa trẻ về thế giới xung quanh nó khi còn bé
Câu 6: Trong đoạn cuối, tác giả đã trình bày quan điểm gì về khả năng nhận thức thế giới của con người?
Trả lời:
Tác giả trình bày quan điểm của tác giả về khả năng nhận thức thế giới của con người: + Ai mà biết rằng còn tồn tại bao nhiêu những điều phức tạp phi thường gì khác, dưới các dạng thức mà có lẽ chúng ta không thể hình dung nổi, trong những khoảng không vô tận của vũ trụ
+ Tri thức của chúng ta về thế giới không ngừng tăng lên
+ đại dương mênh mông những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí
=> Quan điểm của tác giả: thế giới mà chúng ta đang sống là mênh mông, vô hạn; những gì mà chúng ta khám phá ra là hữu hạn. Còn rất nhiều điều mà chúng ta vẫn chưa tìm hiểu hết. Nhưng trí tò mò của con người là vô hạn, vì thế, tri thức của ta không ngừng tăng lên
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: “Khi hiểu biết của chúng ta tăng lên, chúng ta đã biết rằng sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần của vũ trụ, và là phần rất nhỏ bé trong đó”. Tìm các bằng chứng mà tác giả đã sử dụng để chứng minh cho luận điểm của mình. Bạn nhận xét gì về các bằng chứng đó?
Trả lời:
Để chứng minh cho luận điểm này, tác giả đã sử dụng các bằng chứng:
- Bằng chứng 1: Hành tinh của chúng ta không nằm ở trung tâm của vũ trụ.
- Bằng chứng 2: Con người có cùng tổ tiên với mọi sinh thể khác.
Các bằng chứng được sử dụng trong văn bản đều là những tri thức khoa học được thừa nhận một cách rộng rãi. Từ thế kỉ XIV - XV, Cô-péc-ních (Copernicus) đã khẳng định Trái Đất không phải là trung tâm của vũ trụ. Về sau, những quan sát thiên văn học đã khẳng định quan điểm này của Cô-péc-ních. Vào thế kỉ XIX, trên cơ sở quan sát và so sánh các loài sinh vật khắp thế giới, Đác-uyn (Darwin) đã chứng minh con người có cùng tổ tiên với mọi sinh thể khác. Dù tư duy khoa học của nhân loại không ngừng vận động và những tri thức này có thể bị hoài nghị, song nói chung đó đều là những tri thức khách quan, giàu sức thuyết phục.
Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới?
Trả lời:
Nhận định này nhằm nhấn mạnh tính chủ động, sáng tạo của con người trong mối quan hệ với thế giới. Con người quan sát thế giới không thụ động, mà qua ý chí, ý thức cá nhân của mình, trong sự quan sát đó có hàm chứa sự phán đoán, đánh giá, phân tích về những gì anh ta quan sát được; đồng thời mỗi hành động, quyết định của anh ta trong thế giới góp phần kiến tạo nên chính thực tại mà anh ta đang sống.
Câu 3: Biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng trong văn bản Về chính chúng ta là gì?
Trả lời:
Biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng là biện pháp điệp từ "chúng ta". Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ xuyên suốt văn bản để nhấn mạnh đối tượng của vấn đề là chúng ta - con người, làm rõ hơn về các mối quan hệ giữa con người với thế giới và con người với tự nhiên.
Câu 4: Thông qua văn bản "Về chính chúng ta", em có thể rút ra bài học gì cho bản thân?
Trả lời:
Thông qua văn bản "Về chính chúng ta", em có thể rút ra bài học nhận thức về khả năng hiểu biết thế giới, củng cố thêm những kiến thức cần thiết về cuộc sống. Nhận thức thế giới của con người còn rất nhiều sự thiếu sót, con người nghĩ mình là trên hết, là trung tâm nhưng thực ra con người chỉ là một phần rất nhỏ bé của thế giới này. Con người tìm hiểu thế giới và những tri thức học được cũng phản ánh thế giới này. Việc nhận thức thế giới, tìm hiểu thế giới giúp ta nâng cao khả năng hiểu biết, củng cố thêm kho tàng tri thức của bản thân và đặc biệt giúp ta có thêm kĩ năng sống, kinh nghiệm sống hữu ích.
Câu 5: Chỉ ra cách lập luận mà tác giả đã sử dụng để bảo vệ cho luận điểm:“Thông tin mà một hệ vật lí này có về hệ vật lí khác không có gì thuộc về ý thức chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà vật lí định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác" Theo bạn, cách lập luận đó có thuyết phục không? Vì sao?
Trả lời:
Trong đoạn trích, tác giả đã đưa ra các bằng chứng như: “một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây”, “một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta”, “một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày”, “gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến”,... Đây là những sự thật khách quan, đáng tin cậy, có thể kiểm chứng, vì thế cách lập luận rất có sức thuyết phục.
Câu 6: “Tại đấy, bên bờ của những gì chúng ta đã biết, tiếp giáp với đại dương mênh mông những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới. Thật là quyến rũ đến mê hồn”. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn trích và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó
Trả lời:
Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ, trong đó những điều mà con người chưa biết được ngầm so sánh với “đại dương mênh mông”, hàm nghĩa những điều mà chúng ta đã biết thì rất ít ỏi, trong khi những điều mà chúng ta còn chưa biết về thế giới thì vô cùng tận. Vẻ đẹp và sự huyền bí của thế giới được ngầm so sánh với “vầng hào quang” rực sáng, nhằm nhấn mạnh sự rực rỡ, tuyệt diệu của thế giới. Biện pháp ẩn dụ một mặt giúp diễn đạt một cách tinh tế, chính xác tư tưởng của tác giả về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, về khả năng nhận thức thực tại của con người, mặt khác khiến cho lời văn trở nên bay bổng, uyển chuyển, giàu sức gợi, tác động mạnh tới tưởng tượng và cảm xúc của người đọc.
4. VẬN DỤNG CAO ( 1 câu)
Câu 1: Phân tích tác phẩm Về chính chúng ta.
Trả lời:
Tri thức, sự hiểu biết về thế giới chính là yếu tố tiên quyết, là hành trang không thể thiếu trên con đường thành công của mỗi người. Chúng ta ai sinh ra cũng đều như trang giấy trắng. Trong quá trình trưởng thành, với sự dạy dỗ và khám phá tự nhiên, trang giấy ấy dần được lấp đầy. Nếu không có kiến thức, chúng ta làm sao có được dũng khí tự mình bước ra thế giới. Việc thiếu hiểu biết chính là bức tường khổng lồ ngăn cách ,mỗi người đến với thành công. Đồng thời, tạo nên sự tự ti, tiêu cực và đập tan bao ước mơ còn chưa kịp cất cánh. Vậy nên chúng ta cần cả một quá trình trau dồi, học hỏi. Hãy dũng cảm vượt qua những sợ hãi, thách thức giới hạn của bản thân để chạm tay tới nguồn tri thức vô tận trong vũ trụ.
Khát khao tìm hiểu thế giới tự nhiên chính là "hành trang" quan trọng đối với mỗi người trên hành trình trưởng thành. Bằng sự muôn màu muôn, thiên nhiên luôn biết cách khơi gợi sự tò mò của con người. Và nhờ việc chủ động tiếp cận, khám phá thế giới, con người sẽ tự đem lại cho mình vô vàn kiến thức, hiểu biết, trải nghiệm. Nó thúc đẩy mỗi cá nhân hành động để hoàn thiện bản thân cùng cộng đồng, tạo nên một thế giới tiến bộ hơn theo từng ngày. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần ý thức rõ về vị trí của mình trong giới tự nhiên. Hãy học cách sống hòa hợp với muôn loài, bảo vệ sự đa dạng, giàu đẹp của Trái Đất. Chỉ có như vậy thì hành tinh xanh của chúng ta mới được "khỏe mạnh", tạo điều kiện cho thế hệ mai sau tiếp tục sinh sống, phát triển.
Việc ý thức về vị trí của mình trong vũ trụ chính là hành trang quan trọng. Trong văn bản "Về chính chúng ta", tác giả đã nêu lên rằng: "...sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần của vũ trụ, và là phần rất nhỏ bé trong đó". Quả thật, tính riêng trên Trái Đất, con người cũng chỉ như hạt cát trên sa mạc. Không có con người, giới tự nhiên vẫn vận hành, tuần hoàn, thậm chí còn tươi tốt và "khỏe mạnh" hơn. Nhân loại, bằng khoa học công nghệ, đã và đang dần hủy hoại môi trường, đẩy hành tinh xanh đến bờ diệt vong. Và vì vậy, ta cũng phải hứng chịu những "cơn thịnh nộ" từ mẹ thiên nhiên. Để bảo vệ sự tồn tại của con người, mỗi chúng ta cần ý thức rõ về mối liên hệ chặt sẽ giữa mọi sinh vật trên Trái Đất, từ đó đưa ra phương án, hành động phù hợp nhất cho sự phát triển của bản thân và cộng đồng.
=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản 1 - Về chính chúng ta