Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Ôn tập bài 1 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 1. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 1

SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ

Câu 1: Từ Hán Việt là từ như thế nào? Từ Hán Việt được dùng trong những trường hợp nào?

Trả lời:

Từ Hán Việt được tạo nên bởi các yếu tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập,... có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.

- Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để: - Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:

+ Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính. + Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.

+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm + Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm

+ Phù hợp với bầu không khí xa xưa + Phù hợp với bầu không khí xa xưa

Câu 2: Đặt câu có sử dụng các từ: thi nhân, huynh đệ, ái quốc

Trả lời:

Việt Nam có khá nhiều những thi nhân tài giỏi.

Hai người từng kết nghĩa huynh đệ.

Lòng ái quốc được dạy như một đức tính cho thiếu nhi Nhật Bản.

Câu 3: Chữ “thiên” trong chữ nào sau đây không có nghĩa là “trời”: thiên lý, thiên hạ, thiên thư, thiên thanh. Giải thích để làm rõ nghĩa của 4 từ đó

Trả lời:

Thiên lý:  Nghìn dặm, chỉ đường dài

Thiên hạ: Dưới trời. Chỉ mọi người ở đời

Thiên thư: sách trời

Thiên thanh: trời xanh

Có từ “thiên lý” không mang nghĩa là “trời” trong 4 từ trên

Câu 4: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

 Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thây có thấy mùi thơm ở chậu nước bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Tìm 3 từ Hán Việt trong đoạn văn trên và giải thích ý nghĩa.

Trả lời:

+ Hoài bão: Ôm ấp trong lòng, chỉ chỉ khí lớn lao. + Hoài bão: Ôm ấp trong lòng, chỉ chỉ khí lớn lao.

+ thiên: tự nhiên; lương: tốt lành=> Thiên lương: Bản chất tốt của người ta + thiên: tự nhiên; lương: tốt lành=> Thiên lương: Bản chất tốt của người ta

+ Tung hoành: Dọc ngang. Chỉ sự vùng vẫy bốn phương. + Tung hoành: Dọc ngang. Chỉ sự vùng vẫy bốn phương.

Câu 5: Hãy chỉ ra những lỗi dùng từ Hán Việt sau và sửa lại

a, Huynh đệ chúng tôi hay xem Ti Vi vào mỗi buổi chiều

b, Chủ tịch nước đã nói: muốn giang sơn vững mạnh thì cần những con người tài giỏi

Trả lời:

a, Từ “huynh đệ” hay được sử dụng trong những văn bản có bối cảnh cổ xưa, không phù hợp với bối cảnh hiện đại

Thay từ “huynh đệ” bằng “anh em”

b, Từ “giang sơn” có ý nghĩa tương tự như “đất nước”. Tuy nhiên đặt ở trong hoàn cảnh này, phải thay từ “giang sơn” thành “đất nước” để phù hợp với bối cảnh.

Câu 6: Trình bày khái quát về tác giả, nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm Chữ người tử tù

Trả lời:

a, Tác giả

- Tên: Nguyễn Tuân - Tên: Nguyễn Tuân

- Năm sinh – năm mất: 1910 -1987 - Năm sinh – năm mất: 1910 -1987

- Quê quán: Hà Nội - Quê quán: Hà Nội

- Ông có đóng góp lớn cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. - Ông có đóng góp lớn cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

- Sở trường sáng tác: truyện ngắn và tùy bút. - Sở trường sáng tác: truyện ngắn và tùy bút.

- Phong cách nghệ thuật: Sáng tác của Nguyễn Tuân bộc lộ cái tôi độc đáo, tài hoa, uyên bác; tràn đầy niềm say mê cái đẹp; thể hiện tấm lòng thiết tha gắn bó với cảnh sắc quê hương xứ sở và thái độ nâng niu, trân trọng các giá trị văn hoá của dân tộc. Lối viết của Nguyễn Tuân khá cầu kì, lôi cuốn người đọc bằng ngòi bút giàu cảm hứng lãng mạn và tài nghệ sử dụng ngôn ngữ bậc thầy. - Phong cách nghệ thuật: Sáng tác của Nguyễn Tuân bộc lộ cái tôi độc đáo, tài hoa, uyên bác; tràn đầy niềm say mê cái đẹp; thể hiện tấm lòng thiết tha gắn bó với cảnh sắc quê hương xứ sở và thái độ nâng niu, trân trọng các giá trị văn hoá của dân tộc. Lối viết của Nguyễn Tuân khá cầu kì, lôi cuốn người đọc bằng ngòi bút giàu cảm hứng lãng mạn và tài nghệ sử dụng ngôn ngữ bậc thầy.

- Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (tập truyện ngắn, 1940), Thiếu quê hương (tập tùy bút, 1940), Chùa Đàn (tiểu thuyết, 1946), Sông Đà (tập tùy bút, 1960), Cô Tô (kí, 1965),... - Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (tập truyện ngắn, 1940), Thiếu quê hương (tập tùy bút, 1940), Chùa Đàn (tiểu thuyết, 1946), Sông Đà (tập tùy bút, 1960), Cô Tô (kí, 1965),...

b, Nguồn gốc xuất xứ

Tác phẩm lúc đầu có tên là  Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

Câu 7: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chữ người tử tù

Trả lời:

a, Giá trị nội dung

Tác phẩm khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người, bộc lộ tình yêu nước thầm kín.

b, Giá trị nghệ thuật

- Tạo tình huống độc đáo, đặc sắc. - Tạo tình huống độc đáo, đặc sắc.

- Sử dụng thành công nghệ thuật tương phản, đối lập. - Sử dụng thành công nghệ thuật tương phản, đối lập.

- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao-con người hội tụ nhiều vẻ đẹp - Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao-con người hội tụ nhiều vẻ đẹp

- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, tạo hình, cổ kính và hiện đại. - Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, tạo hình, cổ kính và hiện đại.

Câu 8: Tại sao Huấn Cao bị bắt? Vẻ đẹp của hình tượng Huấn cao được thể hiện ở những phương diện nào?

Trả lời:

- Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù - Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù

- Vẻ đẹp Huấn Cao được thể hiện ở:  - Vẻ đẹp Huấn Cao được thể hiện ở:

+ Một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp, tài viết chữ đẹp + Một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp, tài viết chữ đẹp

+ Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất + Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất

+ Một nhân cách cao đẹp, một thiên lương cao cả. + Một nhân cách cao đẹp, một thiên lương cao cả.

Câu 9: Huấn Cao nổi tiếng về tài gì? Em hiểu biết gì về nghệ thuật thư pháp đó

Trả lời:

- Huấn Cao nổi tiếng vì tài viết chữ đẹp: viết nhanh, đẹp, vuông và màng nhân cách của người viết “nói lên cái hoài bão tung hoành của 1 đời người”. - Huấn Cao nổi tiếng vì tài viết chữ đẹp: viết nhanh, đẹp, vuông và màng nhân cách của người viết “nói lên cái hoài bão tung hoành của 1 đời người”.

- Nghệ thuật thư pháp:  - Nghệ thuật thư pháp:

+ Thư Pháp là nghệ thuật viết chữ bằng bút lông, thể hiện qua nét chữ những tâm tình và gửi gắm của người viết. Viết Thư Pháp không chỉ đòi hỏi chữ đẹp, mà bố cục còn phải hài hòa, đôi khi phải hợp phong thủy. + Thư Pháp là nghệ thuật viết chữ bằng bút lông, thể hiện qua nét chữ những tâm tình và gửi gắm của người viết. Viết Thư Pháp không chỉ đòi hỏi chữ đẹp, mà bố cục còn phải hài hòa, đôi khi phải hợp phong thủy.

+ Thư Pháp vốn xuất thân từ Trung Hoa. Do nét chữ tượng hình đặc trưng, Thư Pháp Trung Quốc phát triển rực rỡ với nhiều dạng chữ như chữ Triện, Lệ, Chân, Hành, Thảo. Nghệ thuật Thư Pháp ảnh hưởng và lan rộng qua các nước láng giềng như Hàn Quốc (Thư Nghệ), Nhật Bản (Thư Đạo). + Thư Pháp vốn xuất thân từ Trung Hoa. Do nét chữ tượng hình đặc trưng, Thư Pháp Trung Quốc phát triển rực rỡ với nhiều dạng chữ như chữ Triện, Lệ, Chân, Hành, Thảo. Nghệ thuật Thư Pháp ảnh hưởng và lan rộng qua các nước láng giềng như Hàn Quốc (Thư Nghệ), Nhật Bản (Thư Đạo).

+ Ở Việt Nam, Thư Pháp chữ Hán – Nôm đã từng rất phổ biến, hiện nay thi thoảng vẫn được sử dụng. Về sau, cùng với sự phát triển và phổ biến của chữ Quốc Ngữ, Thư Pháp Việt ra đời vừa mang tính đổi mới với việc sử dụng chữ La tinh, vừa đậm nét truyền thống với phong cách nghệ thuật cổ xưa. + Ở Việt Nam, Thư Pháp chữ Hán – Nôm đã từng rất phổ biến, hiện nay thi thoảng vẫn được sử dụng. Về sau, cùng với sự phát triển và phổ biến của chữ Quốc Ngữ, Thư Pháp Việt ra đời vừa mang tính đổi mới với việc sử dụng chữ La tinh, vừa đậm nét truyền thống với phong cách nghệ thuật cổ xưa.

Câu 10: Kẻ cai tù có thái độ như thế nào với tử tù? Điều đó có gì bất thường? Nêu ý nghĩa?

Trả lời:

Thái độ của viên quản ngục với Huấn Cao

+ Dành những sự đãi ngộ đặc biệt cho Huấn Cao ngay từ lúc đầu nghe tin ông sẽ tới nhà tù + Dành những sự đãi ngộ đặc biệt cho Huấn Cao ngay từ lúc đầu nghe tin ông sẽ tới nhà tù

+ Mặc dù Huấn Cao lạnh nhạt, viên quản ngục vẫn giữ thái độ kính trọng, khúm nhường + Mặc dù Huấn Cao lạnh nhạt, viên quản ngục vẫn giữ thái độ kính trọng, khúm nhường

Điều bất thường: đáng nhẽ viên cai ngục phải là người có mánh khóe hành hạ, gông, xiềng xích, thủ đoạn tàn bạo. Tuy nhiên, viên cai ngục này lại có một niềm say mê với cái đẹp, kính phục người tài. Ông đã biệt đãi Huấn Cao chỉ để xin nét chữ và do cảm phục con người tài năng này

Ý nghĩa: Tác giả muốn hàm ý rằng, ở thời nào đi chăng nữa, dù ở nơi tăm tối nhiều thủ đoạn như chốn lao tù, vẫn có những người như viên quản ngục – luôn trân trọng cái đẹp và cảm phục những con người tài năng.

Câu 11: Bố cục của văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Trả lời:

Bố cục văn bản gồm 4 phần

+ Phần 1 (Từ đầu đến …không cần gì cả): chuyện Tử Văn đốt đền. + Phần 1 (Từ đầu đến …không cần gì cả): chuyện Tử Văn đốt đền.

+ Phần 2 (Tiếp đến …khó lòng thoát nạn): Tử Văn với viên Bách hộ họ Thôi và Thổ công. + Phần 2 (Tiếp đến …khó lòng thoát nạn): Tử Văn với viên Bách hộ họ Thôi và Thổ công.

+ Phần 3 (Tiếp đến …sai lính đưa Tử Văn về): Tử Văn thắng kiện. + Phần 3 (Tiếp đến …sai lính đưa Tử Văn về): Tử Văn thắng kiện.

+ Phần 4 (Còn lại): Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên. + Phần 4 (Còn lại): Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.

Câu 12: Nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Trả lời:

- Văn bản được trích từ tập truyện Truyền kì mạn lục (Ghi chép tùy hứng những chuyện kỳ lạ) của Nguyễn Dữ. Tập truyện được sáng tác vào nửa đầu thế kỷ XVI theo thể loại truyền kì - Văn bản được trích từ tập truyện Truyền kì mạn lục (Ghi chép tùy hứng những chuyện kỳ lạ) của Nguyễn Dữ. Tập truyện được sáng tác vào nửa đầu thế kỷ XVI theo thể loại truyền kì

- Tác phẩm gồm 20 truyện, được viết bằng chữ Hán với hình thức văn xuôi xen lẫn thơ ca, từ, biền văn, cuối mỗi chuyện đều có lời bình. - Tác phẩm gồm 20 truyện, được viết bằng chữ Hán với hình thức văn xuôi xen lẫn thơ ca, từ, biền văn, cuối mỗi chuyện đều có lời bình.

Câu 13: Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên thuộc đề tài gì? Nêu một số truyện cũng thuộc đề tài đó.

Trả lời:

- Văn bản thuộc nhóm truyện viết về đề tài Nho sĩ => Một đề tài rất phổ biến của văn học Việt Nam - Văn bản thuộc nhóm truyện viết về đề tài Nho sĩ => Một đề tài rất phổ biến của văn học Việt Nam

- Một số tác phẩm thuộc đề tài Nho sĩ: Trạng Quỳnh, Chữ người tử tù,..  - Một số tác phẩm thuộc đề tài Nho sĩ: Trạng Quỳnh, Chữ người tử tù,..

Câu 14: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm là gì ? Vì sao em biết điều đó

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự  - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

- Dấu hiệu nhận biết:  - Dấu hiệu nhận biết:

+ Truyện vận dụng các ngôn ngữ để kể lại một chuỗi sự việc nào đó theo thứ tự lần lượt, từ một sự việc này sẽ dẫn đến một sự việc kia và xâu chuỗi các sự việc lại với nhau để tạo ra kết thúc cho câu chuyện.  + Truyện vận dụng các ngôn ngữ để kể lại một chuỗi sự việc nào đó theo thứ tự lần lượt, từ một sự việc này sẽ dẫn đến một sự việc kia và xâu chuỗi các sự việc lại với nhau để tạo ra kết thúc cho câu chuyện.

+ Kết hợp với đó là việc khắc họa, miêu tả được tính cách nhân vật và đồng thời cũng phải nêu lên được những cảm nhận, nhận thức của bản thân về bản chất con người, của nhân vật tác động trong cuộc sống. + Kết hợp với đó là việc khắc họa, miêu tả được tính cách nhân vật và đồng thời cũng phải nêu lên được những cảm nhận, nhận thức của bản thân về bản chất con người, của nhân vật tác động trong cuộc sống.

Câu 15: Nêu nhận xét về cách mở đầu của tác giả trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Tác giả sử dụng các mở đầu trực tiếp hay gián tiếp?

Trả lời:

- Tác giả sử dụng cách mở đầu trực tiếp: giới thiệu luôn nhân vật Tử Văn, tính cách và sự việc đang diễn ra - Tác giả sử dụng cách mở đầu trực tiếp: giới thiệu luôn nhân vật Tử Văn, tính cách và sự việc đang diễn ra

- Tác dụng: ngắn gọn và súc tích, đi thẳng vào vấn đề giúp người đọc dễ dàng hình dung và biết được câu chuyện sẽ kể về ai, vấn đề gì. - Tác dụng: ngắn gọn và súc tích, đi thẳng vào vấn đề giúp người đọc dễ dàng hình dung và biết được câu chuyện sẽ kể về ai, vấn đề gì.

Câu 16: Tóm tắt tác phẩm Truyện về các vị phần sáng tạo thế giới

Trả lời:

Văn bản “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới” đã lý giải về sự hình thành của thế giới tự nhiên thông qua các vị thần. Văn bản kể về ba vị thần thần Trụ trời, thần Sét, thần Gió mỗi vị thần mang những hình dáng, đặc điểm và những việc làm khác nhau. Mỗi vị thần có một quyền năng đặc biệt, đảm bảo sự sống cho trái đất. Truyện về các vị thần đã phản ánh quan niệm nhận thức của con người thời cổ về thế giới xung quanh và thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên.

Câu 17: Văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới thuộc thể loại nào. Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về thể loại đó.

Trả lời:

- Văn bản “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới” thuộc thể loại truyện thần thoại  - Văn bản “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới” thuộc thể loại truyện thần thoại

- Truyện thần thoại là một thể loại văn học dân gian kể về câu chuyện của những vị thần, về mối quan hệ giữa thần và người nhằm phản ánh thế giới hiện thực và thế giới quan của con người thời nguyên thủy. - Truyện thần thoại là một thể loại văn học dân gian kể về câu chuyện của những vị thần, về mối quan hệ giữa thần và người nhằm phản ánh thế giới hiện thực và thế giới quan của con người thời nguyên thủy.

Câu 18: Nêu đặc trưng của nhóm thần thoại suy nguyên

Trả lời:

- Đặc trưng cho nhóm thần thoại suy nguyên: - Đặc trưng cho nhóm thần thoại suy nguyên:

+ Cốt truyện đơn giản. + Cốt truyện đơn giản.

+ Thời gian, không gian: Câu chuyện mang thời gian phiếm chỉ, ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau (thiên đình, trần gian…) + Thời gian, không gian: Câu chuyện mang thời gian phiếm chỉ, ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau (thiên đình, trần gian…)

+ Nhân vật chính: là các vị thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió có hình dạng dị thường, có sức mạnh phi thường, tính cách đơn giản, luôn gắn với công việc cụ thể. + Nhân vật chính: là các vị thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió có hình dạng dị thường, có sức mạnh phi thường, tính cách đơn giản, luôn gắn với công việc cụ thể.

+ Thủ pháp nghệ thuật: cường điệu, phóng đại. + Thủ pháp nghệ thuật: cường điệu, phóng đại.

Câu 19: Em hãy mô tả công việc của thần Trụ Trời

Trả lời:

- Công việc chính: Nâng đỡ bầu trời - Công việc chính: Nâng đỡ bầu trời

- Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn không biết đã từ bao lâu, bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. - Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn không biết đã từ bao lâu, bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời.

- Sau khi trời đã cao vừa ý và khô cứng, thần phá chiếc cột đó đi. Những mảnh vỡ bay ra tạo thành núi. - Sau khi trời đã cao vừa ý và khô cứng, thần phá chiếc cột đó đi. Những mảnh vỡ bay ra tạo thành núi.

Câu 20: Mô tả ngoại hình, tính cách và công việc của thần Gió

Trả lời:

- Ngoại hình kỳ quặc, không có đầu.  - Ngoại hình kỳ quặc, không có đầu.

- Công việc: tạo gió. Làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tuỳ theo lệnh Ngọc Hoàng. Thần Gió phối hợp với thần Mưa, có khi cả thần Sét là những lúc đáng sợ nhất. Những lúc thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoay, dân gian thường gọi là thần Cụt Đầu. - Công việc: tạo gió. Làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tuỳ theo lệnh Ngọc Hoàng. Thần Gió phối hợp với thần Mưa, có khi cả thần Sét là những lúc đáng sợ nhất. Những lúc thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoay, dân gian thường gọi là thần Cụt Đầu.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay