Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Ôn tập bài 2 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 2. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 2

VẺ ĐẸP CỦA THƠ CA

Câu 1: Thu hứng được viết trong hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Em hãy tìm hiểu thêm về hoàn cảnh sáng tác bài thơ này

Trả lời:

Thu hứng Bài thơ được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu. Đỗ Phủ sáng tác chùm Thu hứng gồm 8 bài thơ, trong đó Cảm xúc mùa thu là bài thơ thứ nhất.

Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Bài thơ được làm vào năm 766, khi ông đang đưa cả gia đình đi chạy loạn. Bài thơ thể hiện được hai yếu tố "cảm xúc" và "mùa thu ", vừa tả cảnh vừa chất chứa tâm trạng. Đó là một chiều thu cụ thể ở vùng đất Quý Châu trong giai đoạn suy vong của triều đình phong kiến đương thời. Chiến tranh xảy ra liên miên đã đầy Đỗ Phủ phiêu bạt về tận góc trời xa thẳm. Ngày đêm, ông còn ôm ấp một hi vọng mong manh là được trở về quê cũ.

Câu 2: Phân tích 4 câu thơ đầu của bài thơ Thu hứng. Không gian đã có sự thay đổi như thế nào khi chuyển từ 2 câu đầu sang hai câu tiếp.

Trả lời:

* Hai câu đầu:

- Hình ảnh thơ cổ điển, là những hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu ở Trung Quốc: “ngọc lộ”, “phong thụ lâm”. - Hình ảnh thơ cổ điển, là những hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu ở Trung Quốc: “ngọc lộ”, “phong thụ lâm”.

+ "Ngọc lộ": Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dày đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. + "Ngọc lộ": Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dày đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong.

+ "Phong thụ lâm": hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu. + "Phong thụ lâm": hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu.

- “Vu sơn Vu giáp”: tên những địa danh nổi tiếng ở vùng Quỳ Châu, Trung Quốc, vào mùa thu, khí trời âm u, mù mịt. - “Vu sơn Vu giáp”: tên những địa danh nổi tiếng ở vùng Quỳ Châu, Trung Quốc, vào mùa thu, khí trời âm u, mù mịt.

- “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm. - “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm.

=> Bức tranh thu ở vùng rừng núi lạnh lẽo, xơ xác, tiêu điều, hiu hắt.

* Hai câu thực:

- Hướng nhìn của bức tranh của nhà thơ di chuyển từ vùng rừng núi xuống lòng sông và bao quát theo chiều rộng. - Hướng nhìn của bức tranh của nhà thơ di chuyển từ vùng rừng núi xuống lòng sông và bao quát theo chiều rộng.

- Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng - vọt lên tận trời (thấp - cao), mây - sa sầm xuống mặt đất (cao - thấp), qua đó không gian được mở rộng ra nhiều chiều: - Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng - vọt lên tận trời (thấp - cao), mây - sa sầm xuống mặt đất (cao - thấp), qua đó không gian được mở rộng ra nhiều chiều:

+ Chiều cao: sóng vọt lên lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất. + Chiều cao: sóng vọt lên lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất.

+ Chiều sâu: sâu thẳm. + Chiều sâu: sâu thẳm.

+ Chiều xa: cửa ải. + Chiều xa: cửa ải.

=> Không gian hoành tráng, mỹ lệ.

⇒ Bốn câu thơ vẽ nên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, hoành tráng, dữ dội.

⇒ Tâm trạng buồn lo và sự bất an của nhà thơ trước hiện thực tiêu điều, âm u

Câu 3: Ở hai câu thơ cuối trong bài thơ Thu hứng có những hoạt động nào của con người được diễn ra? Điều đó được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh, âm thanh nào?

Trả lời:

- Hình ảnh: - Hình ảnh:

+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét. + Mọi người nhộn nhịp may áo rét.

+ Giặt áo rét chuẩn bị cho mùa đông. + Giặt áo rét chuẩn bị cho mùa đông.

- -  m thanh: tiếng chày đập vải.

=>  Âm thanh báo hiệu mùa đông đến, đồng thời đó là âm thanh của tiếng lòng, diễn tả sự thổn thức, mong ngóng, chờ đợi ngày được trở về quê.

⇒ Bốn câu thơ cuối hướng vào cuộc sống của con người, cụ thể là thân phận của chính nhân vật trữ tình Đỗ Phủ.

Câu 4: Ý nghĩa nhan đề của bài thơ Thu hứng

Trả lời:

Thu hứng được hiểu là cảm xúc mùa thu được truyền đạt thông qua hình ảnh mùa thu. Nó thể hiện tâm trạng cảm nhận của người viết về mùa thu, là một tâm trạng u uất, buồn bã, và man mác, lan tỏa khắp cảnh vật. Tình trạng buồn bã này xuất phát từ nỗi đau của tác giả khi chứng kiến đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh. Bài thơ cũng mang trong mình nỗi lòng của người xa quê, là niềm tiếc nuối và đau xót về số phận của những người lưu lạc xa quê hương.

Câu 5: Chữ “lệ” ở câu thứ 5 chỉ đơn thuần là giọt lệ của những bông hoa cúc, hay nó chính là giọt lệ của tác giả?

Trả lời:

Chữ “lệ” trong bài thơ rất khó để phân biệt đó là lệ của người hay hoa. Do đó có thể hiểu theo 2 cách:

Nhìn hoa cúc nở mà tưởng như những bông cúc đang nhỏ lệ

Tâm trạng bồi hồi, xúc động của tác giả khi ngắm những bông hoa cúc. Tác giả nhớ quê hương nên đã rơi lệ.

Câu 6: Có ý kiến cho rằng câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu. Bạn suy nghĩ gì về ý kiến này?

Trả lời:

- Thu hứng (“thu”: mùa thu; “hứng”: cảm xúc trỗi dậy trong lòng, cảm hứng) có cấu trúc đa nghĩa, không chỉ là “cảm xúc về mùa thu” mà còn là “xúc cảm của con người trong mùa thu”. Mùa thu ở đây không chỉ là đề tài mà còn là bối cảnh tâm trạng. Từ “hứng” trong nhan đề, tự đã có nét nghĩa là cảm xúc, tâm sự. - Thu hứng (“thu”: mùa thu; “hứng”: cảm xúc trỗi dậy trong lòng, cảm hứng) có cấu trúc đa nghĩa, không chỉ là “cảm xúc về mùa thu” mà còn là “xúc cảm của con người trong mùa thu”. Mùa thu ở đây không chỉ là đề tài mà còn là bối cảnh tâm trạng. Từ “hứng” trong nhan đề, tự đã có nét nghĩa là cảm xúc, tâm sự.

- Có hai bức tranh mùa thu trong Thu hứng:  - Có hai bức tranh mùa thu trong Thu hứng:

(1) Khung cảnh mùa thu (của vũ trụ);

(2) Xúc cảm mùa thu (trong nội tâm).

Cảnh thu và tình thu vừa nói tiếp vừa đan quyện trong bài thơ, tạo nên một mùa thu riêng của Đỗ Phủ. Theo đó, các ý thơ (thể hiện qua câu thơ hoặc cặp câu thơ) đều là sự nối tiếp logic với mạch cảm xúc của tác phẩm.

- Các từ ngữ và hình ảnh đều có sự liên kết với nhau, mỗi ý mỗi câu đều có vai trò riêng trong việc thể hiện cảm hứng chung của bài thơ.  - Các từ ngữ và hình ảnh đều có sự liên kết với nhau, mỗi ý mỗi câu đều có vai trò riêng trong việc thể hiện cảm hứng chung của bài thơ.

- Đỗ Phủ được người đời sau còn là bậc “Thánh thi” (thơ Thánh), cùng với “Tiên thi” Lý Bạch, “Phật thi” Vương Duy, "Quỷ thi" Lý Hạ,... là đại diện cho các phong cách thơ ca tiêu biểu của Đường thi. Đề tài thiên nhiên và chủ đề mùa thu xuất hiện phổ biến trong thơ Đường với hàng trăm bài thơ, nhưng thơ của Đỗ Phủ về đề tài và chủ đề này luôn có phong cách riêng độc đáo. - Đỗ Phủ được người đời sau còn là bậc “Thánh thi” (thơ Thánh), cùng với “Tiên thi” Lý Bạch, “Phật thi” Vương Duy, "Quỷ thi" Lý Hạ,... là đại diện cho các phong cách thơ ca tiêu biểu của Đường thi. Đề tài thiên nhiên và chủ đề mùa thu xuất hiện phổ biến trong thơ Đường với hàng trăm bài thơ, nhưng thơ của Đỗ Phủ về đề tài và chủ đề này luôn có phong cách riêng độc đáo.

Câu 7: Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm của văn bản trên.

Trả lời:

  • a. Tác giả
  • b. Tác phẩm

Câu 8: Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là gì?

Trả lời:

- Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân. - Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

=> Tiếng thu không còn mang tính khách quan nữa mà đã trở thành tiếng lòng của người sáng tạo, phát ra nhờ sự cộng hưởng giữa con người và trời đất cùng các phương tiện ngôn từ được sử dụng

Câu 9: Tóm tắt những ý đã được tác giả triển khai nhằm chứng minh: âm điệu là một trong những phương diện đặc sắc nổi bật của bài thơ Tiếng thu.

Trả lời:

Những ý chính được tác giả triển khai:

- Ba phần nội dung của bài thơ hợp thành một khúc thức gồm ba lời (nghĩa là bài thơ có kết cấu rất âm nhạc), vừa lặp lại, vừa phát triển. - Ba phần nội dung của bài thơ hợp thành một khúc thức gồm ba lời (nghĩa là bài thơ có kết cấu rất âm nhạc), vừa lặp lại, vừa phát triển.

-Vần điệu trong bài thơ vừa phong phú (có cả vần bằng lẫn vần trắc), vừa nhất quán (bằng và trắc, mỗi vần chỉ có một khuôn âm), hoà hợp tự nhiên với nhịp (nhịp chung ít biến động của thể thơ), tạo thành một giai điệu thư hoàn hảo. -Vần điệu trong bài thơ vừa phong phú (có cả vần bằng lẫn vần trắc), vừa nhất quán (bằng và trắc, mỗi vần chỉ có một khuôn âm), hoà hợp tự nhiên với nhịp (nhịp chung ít biến động của thể thơ), tạo thành một giai điệu thư hoàn hảo.

- -         Tiếng thu là bản hòa âm giữa bằng và trắc, trong đó, âm bằng chiếm ưu thế nhưng âm trắc lại tạo nên nét hiếm quý của toàn bản nhạc thơ.

- -         Tiếng thu có sự cộng hưởng giữa âm nền ("thổn thức", "rạo rực") và âm nổi ("xào xạc"), vừa miêu tả được trạng thái của thiên nhiên, tạo vật, vừa thể hiện được điệu hồn của nhà thơ và thời đại.

Câu 10: Các đoạn 1, 2, 3 của văn bản đề cập những vấn đề gì? Việc nhận thức sâu sắc về những vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc cảm thụ, phân tích bài thơ Tiếng thu?

Trả lời:

Các vấn đề được đề cập trong các đoạn 1,2, 3 của văn bản để cập đến những vấn đề:

- -         Mối quan hệ đặc biệt giữa mùa thu và thi ca.

- -         Vẻ đẹp yên bình, thanh vắng của thiên nhiên trong thơ cổ điển.

- -         Xôn xao - điệu hón riêng của Thơ mới.

Việc nhận thức sâu sắc về những vấn để trên giúp người đọc, người phê bình có được cái nhìn bao quát về một số điều kiện văn hoá, mỹ học, văn học làm nảy sinh phong trào Thơ mới và dẫn đến sự ra đời của bài thơ Tiếng thu. Đồng thời, điều này cũng có ý nghĩa định hướng cho việc cảm thụ, phân tích bài thơ: làm thế nào để nhận ra được vẻ đẹp độc đáo của Tiếng thu cũng như điệu hồn của thời đại được phổ vào trong đó.

Câu 11: Bài viết có nhiều phát hiện tinh tế về bài thơ Tiếng thu. Theo bạn, phát hiện nào sáng giá, gây ấn tượng hơn cả? Vì sao?

Trả lời:

Bài viết có nhiều phát hiện tinh tế về thi phẩm Tiếng thu. Có thể nêu một số ý như sau:

- -         Bài thơ có sự hoà điệu đẩy nhạc tính giữa tiếng thu và tiếng thơ.

- -         Bài thơ như một khúc thức âm nhạc gồm ba lời.

- -         Bài thơ nói đến ba thứ tiếng (tiếng thổn thức của mùa thu dưới trăng mờ, tiếng rạo rực của lòng người cô phụ, tiếng lá thu "kêu xào xạc"), trong đó, chỉ "xào xạc" là âm thanh có thể nghe được bằng thính giác (âm nổi), trở thành "người phát ngôn" chính thức của Tiếng thu, cho thấy đằng sau nó là cả một bàn giao hưởng vô hình của những nỗi xôn xao huyền diệu mà nhà thơ cảm thấy và muốn thể hiện rõ.

Câu 12: Phân tích ý nghĩa của phát hiện "Dây gầu vương hoa bên giếng" trong bài thơ của Chi-ỵ-ô đối với chính nhà thơ và người đọc.

Trả lời:

Trong bài thơ của Chi-y-ô, dòng thứ hai không đơn thuần miêu tả một hiện tượng mà chủ yếu nêu lên một phát hiện. Từ dòng này, người đọc vừa nhận ra hình ảnh do thị giác nhà thơ "chụp" lại, vừa nắm bắt được những gì đang diễn ra trong tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. Đó có thể là một chút ngỡ ngàng, hân hoan hay là một thoáng phân vân, bối rối. Tất cả hợp nhất với nhau, làm cho hai dòng thơ trước và sau đó bị “nhiễm điện” để cùng truyền đạt một ý tưởng hay một cảm nhận xuyên suốt. Đối với tác giả, phát hiện về “Dây gầu vương hoa bên giếng” đã làm bật nảy ý thơ, tạo nên cấu trúc vận động của bài thơ. Chính nó khiến nhân vật trữ tình quyết định “giữ nguyên hiện trạng” dây hoa quấn quanh dây gàu để sang nhà bên xin nước. Đối với độc giả, phát hiện trên có thể đưa đến cảm nghĩ: nhà thơ là người có tâm hồn cực kì nhạy cảm, biết lắng nghe, trân trọng tiếng nói của cỏ cây, những vật vô tri và nhận thức được một cách sâu sắc sự liên quan, liên đới giữa mọi sinh thể, vật thể hiện diện trong cuộc sống này.

Câu 13: Trong Bài thơ của tác giả Ba – sô (Bài thơ thứ nhất), nếu đảo câu cuối của bài thơ lên đầu, tương quan giữa các đối tượng được nói đến có thay đổi không? Vì sao?

Trả lời:

Nếu đảo ngược câu thơ cuối lên trên, bài thơ dường như chỉ mang tính chất minh hoạ cho một ý niệm đã biết trước, không thể phản ánh được sự"chợt thức" của tâm trí trước sự vật, như điều mà chính nhà thơ muốn gợi ra.

Câu 14: Trong bài thơ Chi-y-ô, ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi ra cho bạn là gì? Vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?

Trả lời:

- Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng: - Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng:

+ Hoa triêu nhan trong tư duy thẩm mĩ của người Nhật Bản là biểu tượng cho cái đẹp của thiên nhiên ban sơ, thuần khiết, mong manh. + Hoa triêu nhan trong tư duy thẩm mĩ của người Nhật Bản là biểu tượng cho cái đẹp của thiên nhiên ban sơ, thuần khiết, mong manh.

+ Sợi dây gàu: một sự vật đời thường xù xì, thô ráp, vốn chỉ mang chức năng thực dụng: (để người ta) múc nước.  + Sợi dây gàu: một sự vật đời thường xù xì, thô ráp, vốn chỉ mang chức năng thực dụng: (để người ta) múc nước.

- Thiên nhiên quấn quýt, giao hòa:  - Thiên nhiên quấn quýt, giao hòa:

Hoa với sợi dây gàu quấn quýt với nhau trong tương quan bạn bè. Sự quấn quýt này khiến dây gàu trở thành điểm tựa cho hoa và sự góp mặt của hoa đã làm mờ đi sự xù xì, thô ráp của sợi dây.

Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới không chia cắt với nhau như cách chúng ta vẫn hằng nghĩ.

- Con người khi phát hiện tương quan đẹp đẽ đó giữa các sự vật thì cũng có cách ứng xử rất nhân văn: để hoa tiếp tục vướng vít bên sợi dây gàu, mình sang xin nước nhà bên. Đó cũng là cách để người với người kết nối, làm bạn với nhau.  - Con người khi phát hiện tương quan đẹp đẽ đó giữa các sự vật thì cũng có cách ứng xử rất nhân văn: để hoa tiếp tục vướng vít bên sợi dây gàu, mình sang xin nước nhà bên. Đó cũng là cách để người với người kết nối, làm bạn với nhau.

=>  Bài thơ gợi ra một cách ứng xử đẩy nâng niu, trân trọng đối với tạo vật trong đời sống.

Câu 15: Từ bài thơ của Chi-y-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.

Trả lời:

Nội dung chính của bài thơ là Tác giả định ra giếng lấy nước thì thấy hoa triêu nhan (loài có thân dây leo) đang quấn quanh dây gầu. Thương hoa, trân trọng vẻ đẹp mong manh, thuần khiết của hoa, tác giả không nỡ dùng gầu múc nước mà sang nhà hàng xóm xin nước để dùng. Qua đó, có thể thấy được triết lý về cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên trong bài thơ: trân trọng, nâng niu, bảo vệ sự sống tự nhiên dù là nhỏ bé.

Câu 16: Từ việc đọc ba bài thơ trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.

Trả lời:

Thể thơ Hai-cư (Hai-kư) trong văn học Nhật Bản mang đến sự thú vị đặc biệt qua nội dung và nghệ thuật. Điểm thú vị nhất mà tôi cảm nhận được là sự tương hợp giữa tâm hồn người Nhật và thiên nhiên trong các bài thơ này. Thể thơ Hai-cư phản ánh tâm hồn ưa thích hòa nhập với thiên nhiên, và do đó, nội dung thường tập trung vào việc miêu tả một phong cảnh, một sự vật cụ thể hoặc một cảm xúc sâu sắc. Bằng cách sử dụng tứ thơ, Hai-cư khơi gợi xúc cảm và suy tư trong một khoảnh khắc hiện tại. Nghệ thuật của Hai-cư cũng rất đặc trưng. Thủ pháp tượng trưng trong thể thơ này thể hiện một khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm của cảm xúc. Hàm súc nghệ thuật này không chỉ khơi gợi, mà còn tìm ra cái đẹp trong những hình ảnh giản dị bình thường của thiên nhiên. Hơn nữa, sự thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hóa phương Đông càng làm cho Hai-cư trở nên độc đáo và sâu sắc hơn. Ngôn ngữ trong Hai-cư hướng đến sự gợi, đa nghĩa. Từ ngữ được sắp xếp khéo léo để gợi lên những hình ảnh và cảm xúc đa chiều. Điều này tạo nên một không gian tưởng tượng và thú vị cho người đọc. Tổng thể, thể thơ Hai-cư là một hình thức nghệ thuật độc đáo, mang trong mình sự gắn kết đặc biệt giữa tâm hồn người Nhật và thiên nhiên. Sự tương hợp này đã tạo nên những tác phẩm thơ tinh tế, đẹp và sâu sắc, mở ra một cánh cửa để chúng ta truy cập vào thế giới tâm linh và vẻ đẹp của tự nhiên.

Câu 17: Phân tích mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ Mùa xuân chín. Câu hỏi tu từ được đặt ở cuối bài thơ có tác dụng gì?

Trả lời:

Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình: Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, từ quá khứ đến hiện tại với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ và cuối cùng đọng lại trong cái “giật mình” ở cuối bài thơ. Ngay từ nhan đề bài thơ đã gợi ra vẻ đẹp mùa xuân rực rỡ, tròn đầy. Động từ trạng thái "chín" kết hợp với danh từ "mùa xuân" gợi cho ta liên tưởng về một mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, căng tràn sức sống nhất. Đồng thời, bộc lộ sự tiếc nuối của thi nhân trước cái đẹp không thể níu giữ, kéo dài vĩnh viễn. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngoại cảnh đến tâm cảnh. Mạch thơ được triển khai thông qua hệ thống hình ảnh, các biện pháp tu từ, sự phối hợp nhịp và vần trong toàn bộ bài thơ. Có thể thấy, nhân vật trữ tình vừa hòa mình với thiên nhiên, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, vừa có những phút giây thoát li khỏi thực tại để trắc ẩn, ưu tư. Vì thế, giọng điệu bài thơ cũng được biến chuyển liên tục để phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình. Khi thì tha thiết, say sưa khi thì bị ngưng lại, tạo sự lắng đọng trong cảm xúc.

Câu hỏi tu từ: Đây là câu hỏi của "khách xa" hay của chính tác giả đang tự hỏi chính mình "liệu năm nay chị ấy có còn gánh thóc dọc bờ sông hay không?". Câu thơ vừa diễn tả được hoạt động "gánh thóc" của đối tượng vừa miêu tả được không gian mùa hè với cái "nắng chang chang". Cách gieo vần "làng" - "chang chang" đã gợi ra sự vang vọng trong cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình. Khổ thơ đã thể hiện nỗi nhớ quê, khát khao giao cảm với đời, với người mãnh liệt của nhà thơ

Câu 18: Em hãy so sánh hình ảnh mùa xuân trong "Mùa xuân chín" với hình ảnh mùa xuân trong bài  thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.

Trả lời:

- Khác nhau - Khác nhau

+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời. + Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.

+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ. + Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.

- Giống nhau : - Giống nhau :

+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân... Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung. + Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân... Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.

+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình. + Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.

Câu 19: Sắc màu, âm thanh và sức sống của mùa xuân đã được tác giả thể hiện như thế nào qua các phương tiện ngôn từ?

Trả lời:

Bài thơ vẽ ra một bức tranh xuân tươi tắn sắc màu, rộn rã âm thanh. Tác giả đã sử dụng một cách rất tinh tế những từ ngữ chỉ màu sắc (lấm tấm vàng, tà áo biếc, sóng cỏ xanh tươi) và từ ngữ chỉ âm thanh (sột soạt, tiếng ca vắt vẻo, hổn hển, thầm thì). Cách kết hợp ấy đã kết hợp một cách khéo léo với hàng loạt động từ được gieo vào những vị trí rất “đắc địa” (ửng, tan, trêu, gợn, gặp, sực nhớ), nhằm gây ấn tượng về sự xuất hiện tiếp nối, liên hoàn của các hình ảnh nhờ một tác động thần diệu nào đó.

Cũng không thể không nói đến hệ thống vần kết thúc bằng phụ âm n, ng có đặc tính vang: tan, vàng, sang, làng, chang (chang chang), dễ đưa đến ấn tượng về một cái cái đẹp mong manh, khiến ta vừa sững sờ, hân hoan, vừa lo lắng, e ngại, chỉ sợ tất cả chóng tan biến đi như một ảo ảnh.

Câu 20: Phân tích hình ảnh hiện lên trong hồi tưởng của nhân vật trữ tình ở hai dòng cuối bài thơ.

Trả lời:

Người phụ nữ gánh thóc “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?” xuất hiện ở cuối bài thư là hình ảnh nằm dưới đáy sâu kí ức thể hiện tất cả nỗi ưu tư và niềm thương cảm của nhân vật trữ tình về làng quê. Những dự cảm lo âu mo hồ khi đối diện với sự viên mãn của mùa xuân (cả xuân sắc của đất trời và xuân thì của đời người) cuối cùng đã xác định được nguyên nhân. Sau cái vui là nỗi lo, sau cảm xúc bồng bột, hUng khởi là cảm giác trĩu nặng, có phẩn day dut. Độ chín của mùa xuân mở ra trước mắt mỗi người một cư hội để ta nhìn thấy rõ hơn bản chất của đời người, của sự sống, giúp ta thấy quý trọng hơn những giây phút được sống trong thì hiện tại.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay