Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 2: Bài học cuộc sống (Truyện ngụ ngôn) (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 2: Bài học cuộc sống (Truyện ngụ ngôn) (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP BÀI 2

BÀI HỌC CUỘC SỐNG

Câu 1: Em hãy nêu xuất xứ của tác phẩm Những cái nhìn hạn hẹp

Trả lời:

In trong Tổng hợp văn học dân gian người Việt, tập 10, Truyện ngụ ngôn, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003

Câu 2:  Em hãy tóm tắt truyện “Ếch ngồi đáy giếng”

Trả lời:

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp

Câu 3: Em hãy tóm tắt truyện thầy bói xem voi

Trả lời:

Năm ông thầy bói mù góp tiền biếu người quản tượng để cho xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của con voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.

Câu 4: Xem voi mà dùng tay “sờ” dẫn đến kết quả như thế nào?

Trả lời:

Kết quả: không ai chịu ai, ai cũng cho là mình đúng nên đã xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.

Câu 5: Khi sống dưới giếng, ếch có suy nghĩ gì?

Trả lời:

Chú ếch này "cứ tưởng" trời "là cái vung" còn mình "là chúa tể" là bởi vì khi sống dưới giếng, ếch thấy trời chỉ là cái vung con và mình oai như một vị chúa tể vì cuộc sống xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé như: nhái, cua, ốc. Khi nó cất tiếng kêu làm vang động cả giếng đều khiến các con vật kia hoảng sợ.

Câu 6: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa câu thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" với truyện ngụ ngôn này.

Trả lời:

Chúng ta đã đều biết đến câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” ám chỉ những người có hiểu biết nông cạn nhưng lại luôn muốn chứng tỏ mình tài giỏi hơn người nên khoác lác, ba hoa và cuối cùng nhận lãnh một hậu quả.

Thành ngữ trên có nguồn gốc từ một ngụ ngôn dân gian: Có một con ếch, do một sự ngẫu nhiên nào đó, ngay từ khi sinh ra đã ở trong một cái giếng. Sống cùng với ếch ở trong giếng chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ kia hoảng sợ. Vì vậy nó càng lấy làm oai.

Nhưng năm ấy có một trận mưa thật to. Nước trong giếng dềnh lên, tràn qua bờ giếng, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Câu chuyện về con ếch đã đặt ra mấy vấn đề đáng suy ngẫm cho con người:

  1. Về tác động của môi trường sống tự nhiên lên chủ thể: Ếch sống trong môi trường giếng, có thể do ngẫu nhiên mà cũng có thể là do sở thích của họ hàng nhà ếch nữa – “giếng đâu thì ếch đó”. Môi trường này có ảnh hưởng đến tính cách, nhận thức của đối tượng, như dân gian nói: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.”

  2. Về tác động của môi trường xã hội lên chủ thể: Sống cùng với ếch ở trong môi trường tự nhiên là cái giếng có một “cộng đồng xã hội” gồm: Nhái, cua, ốc nhỏ… Ếch thì to xác hơn các loài khác trong “xã hội” ấy nên ếch ta mặc nhiên trở thành kẻ mạnh. Do đó nó tỏ thái độ nhâng nháo, xấc xược tự coi mình là chúa tể và lấy đó làm oai. Như vậy ếch đã làm vẩn đục môi trường xã hội. Quan hệ ứng xử công bằng, văn minh, hiểu biết giữa “chúa tể” ếch với cư dân đã bị phá vỡ. Tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ hoảng sợ là kiểu ngôn ngữ “miệng nhà quan có gang có thép” hay nói cách khác là kẻ mạnh luôn luôn thắng. Những con vật bé nhỏ khác trong giếng phải sợ sệt nhún nhường ếch cũng là điều tất yếu.

  3. Về nhận thức thế giới: Vì ếch sống trong môi trường như vậy nên nó nhìn thế giới bên ngoài qua hai lăng kính: Cái miệng giếng và quan hệ giữa ếch với các loài khác bên trong cái miệng giếng ấy:

- “Miệng giếng” khiến cho ếch hiểu biết hạn hẹp do nó ít có điều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài;

- Với vị thế chúa tể nên các con vật khác trong giếng sợ hãi ếch từ đó mặc nhiên thiết lập nên mối quan hệ : trên – dưới, mạnh – yếu rất rõ ràng.

Bi kịch của ếch là đã không nhận ra điều đó. Ếch chẳng giỏi giang gì nhưng qua hai lăng kính ấy, ếch tự cho mình tài giỏi hơn người – thật đúng là “thùng rỗng kêu to”.

  1. Về tính cách: Ếch thể hiện rõ tính chủ quan trong suy nghĩ, huênh hoang trong lời nói và hợm hĩnh trong hành động ứng xử với cộng đồng ếch huênh hoang, hợm hĩnh “coi trời bằng vung”, cho rằng mình là trung tâm là đỉnh cao…

Bốn yếu tố này có mối quan hệ điều kiện – kết quả hoặc nguyên nhân – hậu quả với nhau. Cái này là tiền đề dẫn đến cái kia. Một triết gia phương Tây đã nói: “Sự lặp lại lần thứ nhất là một bi kịch, lặp lại lần thứ hai là một hài kịch.” Cuộc đời của ếch phải chẳng đi từ bi kịch đến hài kịch.

Không nhận thức được tình trạng tri thức kém cỏi, tầm nhìn hạn hẹp của mình là một bi kịch; tình trạng đó dẫn đến một kết cục thê thảm. Cái kết cục của ếch chẳng ai xót thương mà nó lại mang tính hài hước để giúp chúng ta đi đến một bài học ngụ ngôn: số phận của những người thiếu hiểu biết do nhận thức kém mà lại huênh hoang, hợm hĩnh thì sẽ phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tiễn phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì sự đã rồi.

Chung quanh chúng ta có rất nhiều người mắc chứng bệnh “ếch ngồi đáy giếng” ở một mức độ nào đó. Nguyên nhân không chỉ do môi trường tự nhiên và môi trường xã hội như chuyện của ếch. Ngoài ra còn do môi trường giáo dục, với người lớn thì do cả môi trường công tác bao gồm cả địa vị, chức vụ, quyền hạn, các mối quan hệ…

Vấn đề “ếch ngồi đáy giếng” chỉ có thể thay đổi bằng nhận thức. Điều quan trọng là chúng ta cần biết chúng ta còn hạn chế và cố gắng học hỏi. Phải có tính khiêm nhường, điều gì biết thì nói biết còn điều gì không biết thì bảo không biết, nói sai nhầm thì xin lỗi người nghe và chỉnh sửa lại … đó cũng là một cách để thoát khỏi tình trạng này. Thậm chí là nếu không thay đổi nhận thức thì dù được “ngồi trên ngọn cây” ếch ta vẫn coi trời bằng vung thôi. Vậy phải chăng bản chất của ếch là vậy. “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời!”

Hegel – triết gia Đức nói: “Cái gì hợp lý thì tồn tại, cái gì tồn tại thì hợp lý.” Ếch bị một con trâu đi qua dẫm bẹp là một kết thúc hợp lí bởi kiểu tư duy của ếch không thể tồn tại theo logic của nhận thức.

Khi bàn về sự hạn hẹp trong nhận thức, có người đã chia ra “năm mức độ dốt” (five orders of ignorance) có thể tóm tắt như sau:

- Dốt độ 0: Có nghĩa là không dốt - có kiến thức về một lĩnh vực nào đó và có thể chứng minh được kiến thức của mình. Tri thức mênh mông, biển học vô bờ, vậy nên giỏi trong chuyên môn và luôn trau dồi học tập “học, học nữa học mãi” là điều đáng quý.

- Dốt độ 1: Là loại thiếu kiến thức nhưng phải biết là mình thiếu kiến thức. Thiếu kiến thức nhưng có nhận thức, vậy cũng chưa đến nỗi nào. Thiếu kiến thức thì khiêm tốn, cố gắng học hỏi để nâng cao chuyên môn và mở rộng hiểu biết.

- Dốt độ 2: Thiếu kiến thức và thiếu nhận thức - dốt mà còn không nhận thức được tình trạng dốt của mình. “Ếch ngồi đáy giếng” là kiểu dốt độ 2. Loại này khá phổ biến trong xã hội. Tai hại hơn là họ rất tự tin vào “hiểu biết sai” của mình, đôi khi trích dẫn cả nguồn tư liệu sai trái để bao biện cho mình do không đủ trình độ để thẩm định được độ tin cậy của tư liệu. Thậm chí có khi họ lấy cái sai của mình để “dạy bảo” người khác hoặc cố chấp bảo thủ

- Dốt độ 3: Thiếu quá trình – có nghĩa là không chỉ không biết là mình dốt mà còn không có cách nào để cải thiện tình trạng đó (…). Nói cách khác là vừa thiếu kiến thức vừa thiếu nhận thức một cách trầm trọng.

- Dốt độ 4: dốt toàn diện – loại này xin miễn bàn. Dân gian có chuyện vui “Dốt có chuôi” để hài kịch hóa loại dốt này.

“Ếch ngồi đáy giếng” coi trời bằng vung suy cho cùng là câu chuyện phê phán cái dốt. Câu chuyện không chỉ là nhận xét khái quát về những người không biết rõ cái nhìn hạn hẹp của mình hay không biết sự hiểu biết bị giới hạn của mình trước cái bao la rộng lớn của tri thức nên đã có những suy đoán hồ đồ về sự vật.

Tuy nhiên cũng có thể coi như đây là một quy luật tâm lý học: Sự vật được tri giác như thế nào là do nơi vị trí đứng của chủ thể tri giác. Con ếch chưa ra khỏi cái giếng bao giờ, nó không biết rằng thế giới bên ngoài rộng lớn lắm khó khăn nhiều lắm, mọi thứ tuyệt vời lắm. Khoảng cách từ miệng giếng đến bầu trời là chặng đường nhận thức thế giới không dễ dàng gì nếu ta không gạt bỏ tự ngã, biết cầu thị, không cố chấp… Hegel nói:

“Ai nhìn nhận thế giới một cách hợp lý thì thế giới cũng nhìn nhận người đó một cách hợp lý.”

Đó là một chân lý. Đừng để cái sự dốt trở thành một thứ trầm tích đáng ghét trong xã hội và con người. Đừng để lời nói về sự dốt đưa mọi người xuống địa ngục – một địa ngục trần gian như cách nói của Jean Paul Sartre – Triết gia hiện sinh Pháp đầu thế kỉ XX:

“Người khác là địa ngục của ta".

Câu 7: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Ê dốp

Trả lời:

- Ê-dốp (khoảng năm 620- 564 trước CN)

- Ông là người Hy Lạp

- Ông có một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị

- Phong cách sáng tác: tác phẩm của ông thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh

Câu 8: Tóm tắt tác phẩm Chó sói và Chiên con

Trả lời:

Chó sói đói đang đi kiếm mồi bắt gặp Chiên con đang uống nước bên bờ suối. Sói nảy sinh ý định ăn thịt Chiên con. Nó dùng những lời lẽ ranh ma để buộc tội chiên con,để chiên con khuất phục trước mình

Câu 9: Em hãy tóm tắt tác phẩm “Hai người bạn đồng hành và con gấu”

Trả lời:

Hai người bạn cùng nhau đi vào rừng thì gặp thú dữ một người nhanh trí leo lên núi bỏ mặt người kia.Tuy nhiên anh chàng còn lại cũng nín thở giả vờ chết để thoát nạn.

Câu 10: Em hãy nêu tình huống truyện của “Hai người bạn đồng hành và con gấu”

Trả lời:

- Hai người bạn cùng đi qua rừng

- Bất ngờ gặp được một con gấu lớn

- Một anh bỏ mặc bạn leo lên cây trốn

- Người còn lại phải đối mặt với con vật hung dữ

+ Anh còn lại rất thông minh, nhanh trí

+ Anh giả vờ chết để con vật bỏ đi

- Cả 2 anh đều thoát nạn

+ Từ tình huống này hiểu được tính cách của con người

- Ở cuối truyện câu đối đáp tài tình của người còn lại

- Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn

- Anh leo lên cây chỉ là kẻ hèn nhát, ích kỉ sẵn sàng bỏ mặc bạn mình trong cơn khó khăn hoạn nạn

Câu 11: Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn trên là gì?

Trả lời:

- Lên án sự độc ác, ranh ma lời lẽ ngụy biện của con chó sói hung ác

- Phê phán những kẻ cậy sức mạnh, sự to lớn của mình để ra sức bóc lột, chèn hiếp kẻ yếu

- Những người nhiều mưu mô, vận dụng sự thông minh của mình để lừa gạt, làm hại người khác.

Câu 12: Tóm tắt các câu tục ngữ ca dao trong tác phẩm Biết người, biết ta

Trả lời:

Những câu ca dao, tục ngữ trong văn bản Biết người, biết ta đã đem đến cho chúng ta bài học: không nên kiêu căng, huênh hoang:

- Câu 1: chỉ mọi chuyện bất ngờ có thể xảy ra.

- Câu 2: Đề cao sự khổng lồ của ông Đùng trong truyện thần thoại hoặc truyền thuyết

- Câu 3: Vai trò cần thiết của cả đèn và trăng trong cuộc sống

Câu 13: Em hãy nêu giá trị nội dung của tác phẩm Biết người, biết ta

Trả lời:

Qua hình ảnh của các sự vật, tác giả đã thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên tự kiêu, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia..

Câu 14: Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa 3 văn bản trên. (Hình thức, biện pháp tu từ, từ ngữ, ý nghĩa).

Trả lời:

- Điểm giống:

+ Hình thức: lục bát

+ Biện pháp tu từ: nói quá và ẩn dụ

+ Từ ngữ: mộc mạc, giản dị

+ Ý nghĩa: Lấy hình ảnh ẩn dụ loài vật để nói đến con người hoặc những câu chuyện trong thực tế để giáo dục, khuyên răn con người về cách sống, cách đối nhân xử thế, rèn luyên phẩm chất đạo đức, nêu lên các bài học về triết lí nhân sinh.

- Điểm khác:

+ Văn bản 1, 2 là biện pháp tu từ nói quá  

+ Văn bản 3 là biện pháp tu từ ẩn dụ

Câu 15: Em hãy sưu tầm thêm các câu tục ngữ, ca dao gửi gắm bài học tương tự như 3 văn bản trên. Những câu tục ngữ này hình thành trong em suy nghĩ gì?

Trả lời:

* Sưu tầm:

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Người làm ra của, của không làm ra người.

- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

* Những câu tục ngữ này được hình thành trong em suy nghĩ là: có ý chí quyết tâm lớn, có thể làm được những việc vượt quá khả năng nhiều lần.

Câu 16: Em hãy nêu khái niệm và tác dụng của dấu câu.

Trả lời:

Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp

Câu 17: Nêu tác dụng của dấu chấm lửng.

Trả lời:

Tác dụng của việc sử dụng dấu chấm lửng:

+ Tức ý vẫn còn chưa diễn đạt hết, vẫn còn điều muốn nói.

+ Sử dụng với mục đích ngập ngừng, ngắt quãng trong câu.

+ Hoặc trong một vài trường hợp dấu chấm lửng còn là dấu hiệu cho sự châm biếm, mỉa mai.

+ Dấu chấm lửng còn là đoạn kéo dài của một loại âm thanh nào đó.

Chú ý: Khi đọc bài có dấu chấm lửng cần ngắt nghỉ

Câu 18: Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì?

Trả lời:

- Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. (Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.)

- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.

Câu 19: Nêu xuất xứ tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng

Trả lời:

Văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng được in trong Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, tập III, Truyện cười – truyện trạng cười – truyện ngụ ngôn, năm 2007

Câu 20: Em hãy tóm tắt ngắn tác phẩm.

Trả lời:

Chân, Tay, Tai, Mắt đều cho rằng mình phải làm việc vất vả còn lão Miệng chỉ việc ăn không ngồi rồi nên họ đã quyết định đến nhà lão Miệng và bảo lão tự lo lấy mà sống, còn họ thì không làm gì nữa. Nhưng chỉ sau mấy ngày, họ nhận ra tầm quan trọng của lão miệng và quyết định tiếp tục sống hòa thuận và thân mật, không ai tin ai cả.

=> Giáo án tiết: Văn bản 1 - Những cái nhìn hạn hẹp- Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay