Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng (Truyện khoa học viễn tưởng) (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng (Truyện khoa học viễn tưởng) (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP BÀI 9
TRONG THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG (TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG)
Câu 1: Tóm tắt tác phẩm Dòng sông đen
Trả lời:
Giáo sư A-rô-nắc nghĩ về thuyền trưởng Nê-mô mà không biết vì lí do gì ông ấy đã từ bỏ Tổ quốc. Thuyền trưởng Nê-mô tuy lạnh lùng nhưng tiếp đón A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len rất chu đáo. Giáo sư A-rô-nắc lần ngón tay trên bản đồ, tìm giao điểm độ kinh, độ vĩ mà Nê-mô đã chỉ. Giáo sư thấy các đại dương, lục địa đều có dòng sông của riêng mình: hải lưu đáng kể nhất Gơn-xtơ-rim và năm hải lưu lớn nhất. Tàu Nau-ti-lux chạy theo hải lưu Cư-rô-xi-ô, nghĩa là “Sông Đen” – dòng hải lưu nóng, khác hẳn các đại dương lạnh ngắt. Anh Công-xây và Nét len đã sững sờ trước cảnh huyền diệu của căn phòng trên tàu Nau-ti-lux mà Công-xây cứ ngỡ như là đang ở Viện bảo tàng Quebec. Sau đó, ba người tranh luận và say mê cảnh đẹp dưới biển sâu khi nhìn qua con tàu Nau-ti-lux…
Câu 2: Nêu tình huống Cuộc tranh luận của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len trên con thuyền Nau-ti-lux
Trả lời:
- Tình huống:
+ Nét Len và Công-xây sững sỡ “trước cảnh huyền diệu đang hiện ra trước mắt”
+ Net Len tưởng rằng mình đang ở “Viện bảo tàng Quebec”
+ Công-xây thì “cúi xuống xem xét và lẩm bẩm những thuật ngữ sinh vật học”
+ A-rô-nắc giải thích: Đây không phải ở Pháp hay Canada mà chính là ở trên con tàu Nau-ti-lux
+ Nét Len còn tưởng rằng thủy thủ trên tàu này “cũng bằng điện”
+ Nét Len giận dữ, hét lên : “Trong cái ngục tù bằng sắt này thì còn thấy gì nữa mà quan sát! Chúng ta đang đi như những thằng mù”
→ Khi sống trên tàu Na-ti-lux: Giáo sư A-rô-nắc luôn thích thú trải nghiệm cuộc sống thú vị dưới lòng đại dương còn về Nét Len: anh ta luôn giận dữ và muốn tìm mọi cách về đất liền.
Câu 3: Em ấn tượng với chi tiết (hình ảnh) nào nhất trong đoạn trích Dòng sông đen? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất chi tiết tác giả miêu tả lại quang cảnh dưới đáy biển "Ai cũng biết nước biển rất trong..... bể nuôi cá khổng lồ". Đọc hai đoạn văn này, em dường như đã liên tưởng được quang cảnh vừa xinh đẹp, vừa kí thú dưới đáy đại dương. Nó khiến em muốn được một lần đặt mình vào vị trí đó để được thấy vẻ đẹp ẩn sâu dưới đáy đại dương.
Câu 4: Em hãy tóm tắt tác phẩm Xưởng sô-cô-la
Trả lời:
Ông Quơn-cơ mở cửa và giới thiệu với mọi người về “trung tâm thần kinh của toàn nhà máy, trái tim của toàn bộ công việc”. Năm đứa trẻ và chín người lớn bước vào và sững sờ trước những cảnh tượng đẹp kì lạ. Ở đáy của thung lũng là một dòng sông sô-cô-la nâu chảy xiết, giữa chừng luồng chảy của con sông còn có con thác lớn, nước cuồn cuộn chảy rồi trút xuống thành xoáy nước sôi sục đầy tia và bọt trắng xóa. Bên dưới thác là đường ống thủy tinh kếch xù rủ xuống vục vào lòng sông. Điều đặc biệt là các bụi cây cỏ đều ăn được. Mọi người còn ngạc nhiên khi nhìn thấy hai người tí hon…
Câu 5: Xưởng sô-cô-la được giới thiệu như thế nào?
Trả lời:
- Ông Quơn-cơ mở cửa và giới thiệu với mọi người về xưởng sản xuất trong nhà máy của mình:
+ Đây là một xưởng quan trọng
+ Là “trung tâm thần kinh của toàn nhà máy, trái tim của toàn bộ công việc”.
+ Một xưởng “rất đẹp” vì ông Quơn-cơ không thích “sự xấu xí”
Câu 6: Cảnh đẹp trong xưởng hiện lên như thế nào?
Trả lời:
- Họ cùng bước vào và sững sờ trước những cảnh tượng đẹp kì lạ.
+ Ở “đáy của thung lũng” là một dòng sông sô-cô-la nâu chảy xiết
+ Giữa chừng luồng chảy của con sông còn có con thác lớn, nước cuồn cuộn chảy rồi trút xuống thành xoáy nước “sôi sục đầy tia và bọt trắng xóa”.
+ Bên dưới thác là “đường ống thủy tinh kếch xù” đâu đó tít trên trần rủ xuống vục vào lòng sông.
+ Dọc hai bên sông, cây cối mọc thật đẹp: “liễu, trắc, bụi đỗ quyên cao”, “chùm hoa các màu đỏ, hồng và tím nhạt”, “cây mao lương hoa vàng”
+ Mọi người còn ngạc nhiên khi nhìn thấy hai người tí hon…
Câu 7: Tác phẩm Xưởng Sô-cô-la gợi cho ta trí tưởng tượng như thế nào?
Trả lời:
Truyện khoa học viễn tưởng này cho ta thấy trí tưởng tượng kì diệu của tác giả: Một xưởng sôcôla thú vị - nơi những dòng sông ngập tràn sô-cô-la nóng chảy thượng hảo hạng đủ để “đổ đầy bồn tắm trong cả nước và tất cả các bể bơi”, cây cỏ đều ăn được và những người tí hon là người thật,…
Câu 8: Chi tiết nào trong văn bản Xưởng Sô-cô-la khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Chi tiết ấn tượng: Chi tiết cỏ và cây hoa mao lương vàng có thể ăn được
- Giải thích: Cho thấy sự tài năng của ông Quơn-cơ. Ông không chỉ tạo ra một hệ thống sản xuất sôcôla hoàn mỹ mà ông còn nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm mới và hoàn toàn khác biệt. Mọi thứ dường như đều có thể biến thành có thể đối với ông, ngay từ cỏ cây, hoa lá cũng có thể biến thành đồ ăn.
Câu 9: Những người nào được anh dẫn dắt đã đối xử với Đan-kô như thế nào?
Trả lời:
+ Họ quay ra “oán trách” anh là “trẻ người non dạ”, “dẫn họ đi vào chỗ vu vơ”
+ Họ trút “căm hờn và giận dữ” vào anh
+ Họ “kết tội” anh: nói anh là “kẻ hèn mọn”, nói anh làm hại họ
+ Họ nói “anh phải chết”
+ Họ muốn bắt và giết anh
Câu 10: Lí do nào khiến những người được Đan-kô dẫn dắt đã đối xử tệ với anh?
Trả lời:
+ Vì “rừng rậm rạp”, cây cối sừng sững khiến bước đi không dễ dàng nên những người đó đã tức giận, mất niềm tin vào người lãnh đạo của mình.
+ Họ không dám thú nhận mình yếu hèn khi giông bão đến khiến đường đi gian nan hơn
Câu 11: Từ hành động của mình, em thấy Đan-kô là người như thế nào?
Trả lời:
Dù bị những người mình dẫn dắt trách móc, mắng nhiếc tệ bạc nhưng người anh hùng Đan-kô vẫn giàu lòng vị tha: Anh nghĩ rằng không có anh họ sẽ chết nên anh muốn cứu họ, mặc cho họ đối xử với anh tệ thế nào anh vẫn yêu mọi người
Câu 12: Tìm chi tiết nói lên Hành động cao thượng của người anh hùng của Đan-kô
Trả lời:
+ Đan-kô tự xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi người.
+ Đan-kô “luôn luôn đi ở phía trước và trái tim anh vẫn cháy bùng bùng”
Câu 13: Thái độ mọi người thế nào trước cái chết của Đan-kô
Trả lời:
- Thái độ của đoàn người ích kỉ, vô cảm trước cái chết của Đan-kô:
+ Đoàn người lại vui sướng
+ Có người còn giẫm lên trái tim đang hấp hối của Đan-kô.
Câu 14: Thế nào là trạng ngữ của câu?
Trả lời:
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa về thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, phương tiện…
Câu 15: Nêu đặc điểm của trạng ngữ trong câu?
Trả lời:
Đặc điểm của trạng ngữ:
Có thể đứng ở trước, sau nòng cốt câu, giữa chủ ngữ và vị ngữ.
Thường được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bởi dấu phẩy.
Cấu tạo: Có thể là một từ, có thể là một cụm từ, trạng ngữ thường bắt đầu bằng một quan hệ từ: trên, dưới, trong, ngoài, bằng, với, qua, vì, do, bởi, tại…+ danh từ.
Câu 16: Mở rộng trạng ngữ của câu là gì? Nêu ví dụ.
Trả lời:
Mở rộng trạng ngữ là cách thêm từ hoặc cụm từ, từ láy để bổ sung thông tin, làm rõ đặc điểm, thời gian,.. cho trạng ngữ chính.
− Ví dụ:
Sáng, lớp em trực tuần
⇒⇒ Mở rộng trạng ngữ: Một sáng tinh mơ, lớp em trực tuần.
→→ Thông tin được rõ ràng, chi tiết hơn về đặc điểm buổi sáng( tinh mơ).
Câu 17: Tác dụng của trạng ngữ là gì?
Trả lời:
Tác dụng của trạng ngữ:
+ Trạng ngữ giúp giải thích rõ thời gian, địa điểm cụ thể trong một tình huống giao tiếp, giúp người dùng hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện đó.
+ Giúp giải thích nguyên nhân và kết quả trong câu.
+ Là thành phần phụ nòng cốt trong câu, giúp người viết, người đọc có thể truyền đạt đầy đủ nội dung.
Câu 18: Giới thiệu ý tưởng của Belyaeva
Trả lời:
+ Để tạo ra người cá: Belyaeva đã lấy cảm hứng từ những ký ức về cuốn tiểu thuyết của nhà văn Pháp Jean de la Ira và một bài báo về cuộc thử nghiệm ở Argentina: trường hợp một bác sĩ tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau trên người và động vật.
Câu 19: Giới thiệu Người cá Ích-chi-an
Trả lời:
+ Anh đi trên con đường nhỏ
+ Ở thắt lưng “đung đưa một con dao găm”, “chiếc kính”, “bốn chiếc chân nhái”
+ Anh đeo lên mặt “chiếc kính đen” có hai mắt to, dày, xỏ “bốn chân nhái vào tay chân”, thở hết không khí ra và nhảy xuống hồ nước
+ Những “khe mang bắt đầu hoạt động nhịp nhàng”
→ Con người đã biến thành người cá
Câu 20: Ích-chi-an bắt đầu hành trình một ngày dưới đáy biển như thế nào?
Trả lời:
+ “Mấy động tác thật mạnh đã đưa Ích-chi-an” xuống đáy hồ
+ Anh “bơi thoải mái” trong bóng tối
+ Anh tìm cách vào “đường hầm đầy nước”
+ Anh đi dưới đáy hầm, làn nước ấm theo đường hầm xuôi ra biển, Ích-chi-an “nằm ngửa” mà trôi theo dòng
=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 1. Dòng “sông đen”