Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 2 bài 3: Luyện tập về động từ
Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chủ đề 2 bài 3: Luyện tập về động từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNGBÀI 3: QUẢ NGỌT CUỐI MÙALUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
(12 câu)
I. NHẬN BIẾT (02 CÂU)
Câu 1: Động từ là gì?
Trả lời:
Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Câu 2: Có mấy loại động từ?
Trả lời:
Dựa theo đặc điểm, động từ chia làm hai loại là: động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.
- Động từ chỉ hoạt động là những động từ dùng để tái hiện, gọi tên các hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng.
- Động từ chỉ trạng thái là những động từ để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tìm động từ trong các từ đã cho dưới đây.
ngày mưa, đi lại, giông tố, bơi, tàu, phà, pha chế, làm, hạt sen
Trả lời:
Động từ trong các từ đã cho là: đi lại, bơi, pha chế, làm.
Câu 2: Tìm động từ trong câu sau.
Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương.
Trả lời:
Động từ trong câu là: ngừng, nhai, nhìn.
Câu 3: Tìm các động từ có trong câu sau.
Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới.
Trả lời:
Các động từ trong câu đó là: đi, nói chuyện, gọi.
Câu 4: Tìm động từ trong câu sau và cho biết nó thuộc loại nào?
Mẹ em đang nấu cơm ở dưới bếp.
Trả lời:
Động từ trong câu là: nấu cơm => Thuộc động từ chỉ hoạt động.
Câu 5: Tìm động từ trong câu sau và cho biết nó thuộc loại nào?
Cô ấy vẫn đang suy xét vấn đề này.
Trả lời:
Động từ trong câu là: suy xét => Thuộc động từ chỉ trạng thái.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Tìm các động từ
- Chứa tiếng “yêu”
- Chứa tiếng “thương”
- Chứa tiếng “nhớ”
- Chứa tiếng “tiếc”
Trả lời:
- yêu mến, yêu thương, yêu quý
- thương mến, thương xót, thương hại
- nhớ mong, nhớ nhung, nhớ thương
- hối tiếc, nuối tiếc, luyến tiếc
Câu 2: Tìm động từ trong đoạn văn sau?
Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.
Trả lời:
Động từ trong đoạn văn là: thử, co cẳng, đạp, lia, vũ, đi, soi gương.
Câu 3: Phân loại động từ có trong các câu sau?
- Bà đang nhóm bếp để nấu cơm.
- Tôi thương mẹ nhiều lắm.
Trả lời:
- Bà đang nhóm bếp để nấu cơm => “nhóm bếp, nấu cơm”: động từ chỉ hoạt động.
- Tôi thương mẹ nhiều lắm. => “thương”: động từ chỉ trạng thái.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Tìm danh từ và động từ có trong đoạn dưới đây?
Ngoài đồng, lúa đang chờ nước. Chỗ này, các xã viên đang đào mương. Chỗ kia, các xã viên đang tát nước. Mọi người đang ra sức đánh giặc hạn.
Trả lời:
- Danh từ: đồng, lúa, nước, chỗ, xã viên, mương, người, giặc hạn.
- Động từ: chờ, đào, tát, ra sức, đánh.
Câu 2: Từ đồng âm là những từ đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, vậy trong hai từ đồng âm dưới đây từ nào là động từ, từ nào là danh từ?
Kiến bò lên miếng thịt bò.
Trả lời:
Từ đồng âm bò:
- (Kiến) bò: bò là động từ
- (Thịt) bò: bò là danh từ
=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 2 - Ôn tập bài 3