Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 4 bài 4. Luyện tập về nhân hóa

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chủ đề 4 bài 4. Luyện tập về nhân hóa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

BÀI 4: HẠT TÁO ĐÃ NẢY MẦM

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ NHÂN HÓA

(13 câu)

I. NHẬN BIẾT (03 CÂU)

Câu 1: Nhân hóa là gì?

Trả lời:

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

Câu 2: Tác dụng của biện pháp nhân hóa là gì?

Trả lời:

Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi, sinh động hơn.

Câu 3: Có mấy cách nhân hóa? Đó là những cách nào?

Trả lời:

Có 3 cách nhân hóa. Đó là:

- Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.

- Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.

- Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tìm sự vật được nhân hóa trong câu văn dưới đây?

Tớ là chiếc xe lu.

Trả lời:

Sự vật được nhân hóa trong câu văn sau là xe lu.

Câu 2: Tìm hình ảnh nhân hóa có trong đoạn văn dưới đây?

Sáng sớm, những tia nắng tinh nghịch ùa vào phòng tôi qua khung cửa sổ. Tôi vui vẻ:

- Chào những người bạn nhỏ

Trả lời:

Hình ảnh nhân hóa có trong đoạn văn là: những tia nắng tinh nghịch ùa vào phòng tôi.

Câu 3: Tìm từ ngữ cho thấy câu sau sử dụng biện pháp nhân hóa?

Đàn kiến đang háo hức tha mồi về tổ.

Trả lời:

Từ ngữ cho thấy câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa là: háo hức.

Câu 4: Câu dưới đây được nhân hóa bằng cách nào?

Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai.

Trả lời:

Câu văn được nhân hóa bằng cách dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật.

Câu 5: Đại từ “cô” trong câu sau được sử dụng để gọi gì?

Những cô chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nho xíu, thướt tha bay lượn.

Trả lời:

Đại từ “cô” để gọi chuồn chuồn kim.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tìm các hình ảnh nhân hóa được thể hiện trong đoạn văn dưới đây?

Bến cảnh lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng đi. Tất cả đều bận rộn.

Trả lời:

Các hình ảnh nhân hóa được thể hiện trong đoạn văn là:

- Bến cảng đông vui.

- Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em.

- Tíu tít, bận rộn.

Câu 2: Tìm sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ sau và cho biết các sự vật nhân hóa được tả bằng những từ ngữ nào?

Sau trận mưa đầu mùa

Trời mây sạch thêm ra

Hoàng xoan thay áo mới

Màu xanh, xanh nõn nà

 

Những chùm hoa bối rối

Một mùi hương thơm nồng

Đàn chào mào trẩy hội

Rạng ngày đã sang sông

(Nguyễn Thanh Toàn)

Trả lời:

- Hàng xoan thay áo.

- Chùm hoa bối rối.

- Chào mào trẩy hội.

Câu 3: Hãy tìm những câu có hình ảnh nhân hóa trong các câu dưới đây.

  1. Căn biệt thự như một tòa lâu đài khổng lồ.
  2. Chú gà trống vươn cổ gáy một hồi thật dõng dạc.
  3. Chiếc cặp đã trở thành bạn thân của em.

Trả lời:

  1. Không có từ nào sử dụng phép nhân hóa.
  2. Có sử dụng phép nhân hóa là chú gà trống.
  3. Từ nhân hóa là chiếc cặp như bạn thân.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Tìm sự vật được nhân hóa trong bài thơ sau và cho biết từ dùng để gọi người nhưng được dùng để gọi vật trong bài thơ thơ là gì?

Ông Mặt Trời óng ánh

Tỏa nắng hai mẹ con

Bóng con và bóng mẹ

Dắt nhau đi trên đường.

 

Ông nhíu mắt nhìn em

Em nhíu mắt nhìn ông

“Ông ở trên trời nhé!

Cháu ở dưới này thôi!”.

 

Hai ông cháu cùng cười

Mẹ cười, đi bên cạnh.

Ông Mặt Trời óng ánh…

(Ngô Thị Bích Hiền)

Trả lời:

- Sự vật được nhân hóa trong bài thơ là: mặt trời.

- Từ dùng để gọi người nhưng được dùng để gọi vật trong bài thơ là: ông.

Câu 2: Đọc các câu dưới đây và cho biết câu nào sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh.

  1. Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy.
  2. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dòn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả.
  3. Những quả nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại càng dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lịm.

Trả lời:

  1. Sử dụng biện pháp nhân hóa mô tả quả sim như một con trâu mộng.
  2. Sử dụng phép tu từ nhân hóa cây nhãn như một người mẹ. Sử dụng pháp tu từ so sánh để so sánh cây nhãn như người mẹ.
  3. Sử dụng phép nhân hóa quả nhãn như sữa mẹ.

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 4 - Ôn tập bài 4

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay