Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 4 - Ôn tập bài 4

Dưới đây là giáo án bài: Chủ đề 4 - Ôn tập bài 4. Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 4 - Ôn tập bài 4

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo cả năm

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 15 - CHỦ ĐỀ 4: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

ÔN TẬP BÀI 4

Bài đọc: Hạt táo đã nảy mầm

Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hóa

Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Hạt táo đã nảy mầm.
  • Nhận biết, chỉ ra được hình ảnh nhân hóa; biết sử dụng biện pháp nhân hóa trong bài viết của mình.
  • Nắm được cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức tìm hiểu, làm phong phú vốn kiến thức của bản thân.
  • Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.
  • Chăm chỉ, tích cực học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, sách giáo khoa.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi tầm 3-5 phút, HS trao đổi về các câu hỏi sau:

+ Tưởng tượng em là người làm vườn, em cảm thấy như thế nào khi hạt giống mình gieo đã nảy mầm?

+ Em biết những cách chăm sóc cây nào để cây lên xanh tốt?

+ Kể tên một số loại cây ăn quả mà em biết.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

Chủ đề 4 – Ôn tập Bài 4:

+ Bài đọc: Hạt táo đã nảy mầm.

+ Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hóa

+ Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc - Hạt táo đã nảy mầm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Hạt táo đã nảy mầm với giọng đọc vui tươi, truyền cảm; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc tiếp nối nhau.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phát biểu được khái niệm về nhân hóa, các kiểu nhân hóa, tác dụng của nhân hóa.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nhắc lại khái niệm về nhân hóa, các kiểu nhân hóa, tác dụng của nhân hóa.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nhân hóa là gì

+ Tác dụng của biện pháp nhân hóa là gì?

+ Có mấy kiểu nhân hóa? Kể tên?

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi: Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết thường gồm những gì?

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 - trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Hạt táo đã nảy mầm.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành phần Luyện từ và câu trong Phiếu học tập số 1.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi phần Luyện từ và câu vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và trả lời các câu hỏi phần viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc phần bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Hạt táo đã nảy mầm, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Xem lại các kiến thức đã học về nhân hóa.

+ Hoàn chỉnh các phần còn thiếu trong phiếu bài tập số 1.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

- HS trật tự.

- HS thảo luận nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc trước lớp.

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận cặp đôi.

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động,… của người để gọi hoặc tả sự vật, hoặc trò chuyện với vật như trò chuyện với người.

+ Nhân hóa giúp cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi.

+ Có 3 kiểu nhân hóa. Đó là:

·        Lấy từ ngữ gọi người để gọi vật

·        Lấy từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.

·        Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời: Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết thường có:

- Câu mở đầu: Giới thiệu người gần gũi, thân thiết.

- Các câu tiếp theo:

Kể lời nói, việc làm,… thể hiện sự gần gũi, thân thiết.

Nêu tình cảm, cảm xúc với người gần gũi, thân thiết.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần luyện đọc (10 phút).

 

- HS xung phong báo cáo kết quả:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

A

C

B

A

Câu 6: Lời nói của cô bé khi táo nảy mầm nói lên rằng:

- Cô bé luôn mong chờ cây táo nảy mầm.

- Cô bé rất vui mừng khi hạt táo nảy mầm.

- Cô bé coi cây táo như một người bạn.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (20 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả:

Bài 1: HS đánh dấu x vào b, d, e.

Bài 2:

- Sự vật được nhân hóa trong bài thơ là: mặt trời.

- Từ dùng để gọi người nhưng được dùng để gọi vật trong bài thơ là: ông.

Bài 3: Ví dụ:

- Chào bạn! Hãy cùng mình bắt đầu một ngày mới vui vẻ nhé!

Bài 4: Ví dụ:

Mây đang dạo chơi trên bầu trời xanh thẳm, bỗng gặp bạn gió, mây liền hỏi:

- Chào bạn! Bạn đang đi đâu thế?

- Mình đem hương hoa lan tỏa khắp chốn này. – Gió đáp.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành các câu hỏi theo yêu cầu (15 phút).

- HS báo cáo kết quả.

Câu 1: Câu văn mở đầu khẳng định trong nhà, bố là người gần gũi nhất với bạn nhỏ.

Câu 2: Các việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bố đối với bạn nhỏ là:

- Đọc truyện cho bạn nhỏ nghe, cùng bạn nhỏ vẽ tranh, xếp hình.

- Dẫn bạn nhỏ đi nhà sách, thăm vườn thú, ra ngoại ô.

- Tặng bạn nhỏ một chiếc chuông gió có những quả chuông bằng men sứ xanh bóng.

- Mong bạn nhỏ có tiếng cười trong trẻo như tiếng chuông ngân rung trong gió.

Câu 3: Câu cuối đoạn văn bày tỏ cảm xúc, tình cảm của bạn nhỏ đối với bố mình.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

GIÁO ÁN DẠY THÊM ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI

Chat hỗ trợ
Chat ngay