Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều Ôn tập Chủ đề A (P2)

Bộ câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ô tập Chủ đề A. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 6 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Con người thu nhận thông tin trực tiếp và gián tiếp qua đâu?

Trả lời:

Con người thu nhận thông tin trực tiếp nhờ năm giác quan và còn thu nhận thông tin gián tiếp qua vật mang tin.

Câu 2: Trao đổi thông tin là gì? Trao đổi thông tin có quan trọng không?

Trả lời:

Trao đổi thông tin là gửi thông tin tới bên nhận và nhận thông tin từ bên gửi. Trao đổi thông tin rất quan trọng và diễn ra thường xuyên, thiếu thông tin hay thiếu trao đổi thông tin có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Câu 3: Em hãy kể tên 1 số thiết bị thông dụng trong hoạt động thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

Trả lời:

Một số thiết bị thông dụng đó là: Đĩa CD, camera, điện thoại, thẻ nhớ, máy ảnh, máy tính, máy ghi âm, USB,…

Câu 4: Kí tự là gì?

Trả lời:

Kí tự là tên gọi chung cho các chữ cái, chữ số, dấu cách, dấu chính tả và kí hiệu khác.

Câu 5: Các bước cơ bản trong xử lí thông tin của máy tính là gì?

Trả lời:

Chu trình xử lí thông tin của máy tính bao gồm các bước:

- Xử lí đầu vào: đầu vào được chuyển thành dữ liệu số để máy tính hiểu được. - Xử lí đầu vào: đầu vào được chuyển thành dữ liệu số để máy tính hiểu được.

- Xử lí dữ liệu: các phần mềm ứng dụng của máy tính xử lí dữ liệu theo từng mục đích khác nhau. Vì mọi dữ liệu đều là dãy bit nên mọi thao tác xử lí thông tin trong máy tính đều là thao tác với các bit. - Xử lí dữ liệu: các phần mềm ứng dụng của máy tính xử lí dữ liệu theo từng mục đích khác nhau. Vì mọi dữ liệu đều là dãy bit nên mọi thao tác xử lí thông tin trong máy tính đều là thao tác với các bit.

- Xử lí đầu ra: từ dãy bit xuất ra thông tin dưới dạng con người hiểu được hoặc ghi lưu dữ liệu vào thiết bị lưu trữ hay gửi lên mạng. - Xử lí đầu ra: từ dãy bit xuất ra thông tin dưới dạng con người hiểu được hoặc ghi lưu dữ liệu vào thiết bị lưu trữ hay gửi lên mạng.

Câu 6: Việc hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa có quan trọng trong việc xử lí thông tin không? Vì sao?

Trả lời:

Việc hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa có quan trọng trong việc xử lí thông tin. Vì hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa giúp định rõ ngữ cảnh, ý nghĩa ẩn sau thông tin, tránh hiểu lầm và sử dụng thông tin một cách phù hợp.

Câu 7: Em hãy nêu các bước trong quá trình hoạt động thông tin của con người?

Trả lời:

Các bước trong quá trình hoạt động thông tin của con người là: Con người thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài (thông tin vào); xử lí thông tin bằng những hiểu biết có từ trước; ghi nhớ hoặc lưu trữ thông tin; trao đổi thông tin.

Câu 8: Làm thế nào để bảo vệ thông tin trong máy tính?

Trả lời:

Bảo vệ thông tin trong máy tính có thể thực hiện thông qua việc sử dụng mật khẩu mạnh, phần mềm chống virus và firewall để ngăn chặn các mối đe dọa mạng. Việc cập nhật hệ điều hành và các ứng dụng cũng rất quan trọng để bảo vệ dữ liệu.

Câu 9: Em hãy nêu những bất tiện/khó khăn của việc máy tính biểu diễn dữ liệu chỉ với hai kí hiệu “0” và “1”.

Trả lời:

Việc máy tính biểu diễn dữ liệu chỉ với hai kí hiệu “0” và “1” đôi khi sẽ gây cho người dùng 1 số bất tiện như là:

- Khó hiểu cho những người không chuyên về công nghệ. - Khó hiểu cho những người không chuyên về công nghệ.

- Việc xử lí thông tin dễ bị nhầm lẫn hoặc lỗi vì nhiều kí tự liền nhau có thể bị rối. - Việc xử lí thông tin dễ bị nhầm lẫn hoặc lỗi vì nhiều kí tự liền nhau có thể bị rối.

Câu 10: 1 GB xấp xỉ bao nhiêu byte? 1 TB xấp xỉ bao nhiêu byte?

Trả lời:

- 1GB xấp xỉ 1 tỉ byte. - 1GB xấp xỉ 1 tỉ byte.

- 1TB xấp xỉ 1 nghìn tỉ byte. - 1TB xấp xỉ 1 nghìn tỉ byte.

Câu 11: Xét 2 tình huống sau:

Tình huống 1: Cô giáo trả bài kiểm tra, em xem và biết mình được 8 điểm.

Tình huống 2: Bác sĩ nghe tim của bệnh nhân để khám bệnh.

Với mỗi tình huống mô tả trên, em hãy trả lời câu hỏi sau:

Có vật mang tin trong tình huống này không? Nếu có thì đó là gì?

Trả lời:

Cả hai tình huống trên đều có vật mang tin.

- Tình huống 1: Vật mang tin là tờ giấy kiểm tra cô đưa. - Tình huống 1: Vật mang tin là tờ giấy kiểm tra cô đưa.

- Tình huống 2: Số hiển thị trên ống nghe của bác sĩ. - Tình huống 2: Số hiển thị trên ống nghe của bác sĩ.

Câu 12: Em hãy chọn những câu đúng trong các câu sau:

a) Các dòng chữ trên trang sách là dữ liệu chữ và số.

b) Mọi thứ trên trang sách là dữ liệu chữ.

c) Hình ảnh in trên báo là dữ liệu hình ảnh.

d) Băng ghi âm chứa dữ liệu chữ.

e) Băng ghi âm chứa dữ liệu âm thanh.

Trả lời:

Các câu đúng là: a, c, e

Câu 13: Em hãy chọn những câu đúng trong các câu sau đây:

a) Camera bay (flycam) là thiết bị số.

b) Máy tính bỏ túi là thiết bị số.

c) Khóa số là thiết bị số.

d) Cái gì để tính toán số học thì là thiết bị số.

Trả lời:

Các câu trả lời đúng là: a, b.

Câu 14: Trong các câu sau, câu nào sai? Vì sao?

a) Dữ liệu số hóa là để tính toán cộng, trừ, nhân, chia.

b) Dữ liệu số hóa là một dãy bit liên tiếp để máy tính có thể xử lý.

c) Số hóa dữ liệu là chuyển dữ liệu thành dãy bit.

d) Số hóa dữ liệu là lọc lấy các số trong dữ liệu.

Trả lời:

Câu sai là:

a – Vì dữ liệu số hóa là để cho máy tính có thể xử lí được.

d – Vì số hóa dữ liệu bao gồm số hóa văn bản, hình ảnh và âm thanh.

Câu 15: Giả sử một bức ảnh được chụp bằng một máy ảnh chuyên nghiệp có dung lượng khoảng 12 MB. Vậy một thẻ nhớ 16 GB có thể chứa bao nhiêu bức ảnh như vậy?

Trả lời:

Đổi 16 GB = 16000 MB

Một thẻ nhớ 16 GB có thể chứa được:

16 000 : 12 = 1333 (bức ảnh 12 MB)

Vậy một thẻ nhớ 16 GB có thể chứa được 1333 bức ảnh 12 MB.

Câu 16: Em hãy phân tích lợi ích và thách thức của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa quá trình trao đổi thông tin trong y tế.

Trả lời:

Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế có thể giúp tự động hóa việc phân tích hồ sơ bệnh nhân, dự đoán chuỗi cung ứng thuốc, và cải thiện chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, có thể đối mặt với thách thức về quyền riêng tư và đạo đức trong việc xử lý dữ liệu bệnh nhân.

Câu 17: Tại sao việc hiểu về cách máy tính hoạt động là quan trọng đối với việc sử dụng hiệu quả trong hoạt động thông tin?

Trả lời:

Muốn sử dụng hiệu quả máy tính thì chúng ta phải hiểu về cách máy tính hoạt động vì:

- Hiểu về cách hoạt động của máy tính sẽ giúp người dùng tối ưu hóa sử dụng các tính năng, điều này sẽ giúp cải thiện hiệu suất và khả năng tương tác với máy tính. - Hiểu về cách hoạt động của máy tính sẽ giúp người dùng tối ưu hóa sử dụng các tính năng, điều này sẽ giúp cải thiện hiệu suất và khả năng tương tác với máy tính.

- Kiến thức về cách máy tính hoạt động cũng hỗ trợ trong việc sửa chữa cơ bản, thực hiện bảo trì định kỳ và cải thiện độ tin cậy của hệ thống. - Kiến thức về cách máy tính hoạt động cũng hỗ trợ trong việc sửa chữa cơ bản, thực hiện bảo trì định kỳ và cải thiện độ tin cậy của hệ thống.

- Kiến thức về cách hoạt động của máy tính cũng giúp người dùng nhận biết và hiểu về các rủi ro bảo mật thông tin. Điều này giúp họ thực hiện các biện pháp bảo mật hiệu quả hơn để bảo vệ dữ liệu cá nhân. - Kiến thức về cách hoạt động của máy tính cũng giúp người dùng nhận biết và hiểu về các rủi ro bảo mật thông tin. Điều này giúp họ thực hiện các biện pháp bảo mật hiệu quả hơn để bảo vệ dữ liệu cá nhân.

- Hiểu biết về máy tính có thể giúp người dùng tùy chỉnh và cá nhân hóa máy tính theo cách mà họ muốn, tạo ra một trải nghiệm sử dụng tốt hơn và phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ. - Hiểu biết về máy tính có thể giúp người dùng tùy chỉnh và cá nhân hóa máy tính theo cách mà họ muốn, tạo ra một trải nghiệm sử dụng tốt hơn và phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ.

Câu 18: Em hãy tìm hiểu về mã Morse và viết tên mình dưới dạng mã Morse:

Trả lời:

Tên “Nam” sẽ được viết dưới dạng mã Morse là:

N: -.

A: .-

M: --

Vậy, chữ "Nam" sẽ được biểu diễn trong mã Morse như sau: -. .- --

Câu 19: Số đếm biểu diễn bằng dãy bit 111 có bằng với số 111 ở hệ thập phân không? Vì sao?

Trả lời:
Số đếm biểu diễn bằng dãy bit 111 không bằng với số 111 ở hệ thập phân vì theo quy ước dịch sang trái một vị trí thì giá trị gấp hai lần so với khi ở vị trí cũ, thì dãy số đếm biểu diễn bằng dãy bit 111 có giá trị là: 1*4 + 1*2 + 1*1 = 7.

Câu 20: Trong hệ thập phân cũng là chữ số "1" nhưng giá trị của nó khi ở hàng trăm gấp mười lần giá trị của nó ở hàng chục. Tức là nếu chữ số "1" dịch sang trái một vị trí thì nó biểu diễn giá trị mới gấp mười lần so với khi ở vị trí cũ (khi chưa dịch sang trái một vị trí). Bạn Minh Khuê nhận xét: Quy luật này chỉ đúng với chữ số "1". Em có đồng ý với bạn Minh Khuê không?

Trả lời:

 

183
   
 100 10 1

Em không đồng ý với bạn Minh Khuê, vì trong hệ thập phân người ta còn dùng các chữ số khác nữa, ví dụ: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay