Câu hỏi tự luận toán 4 chân trời sáng tạo bài 31: Hai đường thẳng vuông góc
Bộ câu hỏi tự luận toán 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 31: Hai đường thẳng vuông góc . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 4 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án toán 4 chân trời sáng tạo
BÀI 31: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
(17 câu)
- NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Cho hình chữ nhật ABCD. Có bao nhiêu cặp cạnh vuông góc với nhau?
Giải:
Trong hình trên có
AB vuông góc với AD; DA vuông góc với DC
BA vuông góc với BC; CB vuông góc với CD.
Vậy hình đã cho có 4 cặp cạnh vuông góc với nhau.
Câu 2: Chọn hình vẽ có hai đường thẳng vuông góc với nhau
Giải:
Quan sát các hình đã cho ta thấy hình thứ nhất có hai đường thẳng vuông góc với nhau.
Câu 3: Tìm các cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình vuông MNPQ
Giải:
Các cặp cạnh vuông góc trong hình vuông MNPQ là
MN vuông góc với MQ tại điểm M
MN vuông góc với NP tại điểm N
MQ vuông góc với QP tại điểm Q
NP vuông góc với QP tại điểm P
Câu 4: Dùng ê ke để điểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không?
Giải:
Dùng ê kê để kiểm tra và có kết quả như sau
Hai đường thẳng IH và IK vuông góc với nhau.
Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau
Câu 5: Cho hình chữ nhật ABCD như hình vẽ. Cạnh AB và BC là hai cặp cạnh …. với nhau. Điền từ thích hợp điền vào chỗ chấm
Giải:
Cạnh AB và BC là hai cặp cạnh vuông góc với nhau.
- THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Trong hình vẽ dưới đây, ABEG và BCDE là các hình chữ nhật. Em hãy quan sát hình vẽ rồi cho biết câu nào đúng, câu nào sai?
- Cạnh AB vuông góc với cạnh CD
- Cạnh CD vuông góc với cạnh AG
- Cạnh BC vuông góc với cạnh AG
- Cạnh BE vuông góc với cạnh AC và cạnh CD
Giải:
- Cạnh AB vuông góc với cạnh CD (Đ)
- Cạnh CD vuông góc với cạnh AG (S)
- Cạnh BC vuông góc với cạnh AG (Đ)
- Cạnh BE vuông góc với cạnh AC và cạnh CD (S)
Câu 2: Cho hình vẽ như sau
Cạnh AH vuông góc với cạnh nào dưới đây?
Giải:
Quan sát hình vẽ ta thấy AH vuông góc với các cạnh là HB, HC và BC.
Câu 3: Dùng ê ke để kiểm tra xem trong các hình vẽ dưới đây, hình nào có hai đường thẳng vuông góc với nhau
Giải:
Dùng ê kê để kiểm tra ta có hình 1 có hai đường thẳng vuông góc với nhau.
Câu 4: Cho hình tứ giác ABCD có góc đỉnh A và góc đỉnh D là các góc vuông.
- a) Hãy nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau
- b) Hãy nêu tên từng cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau
Giải:
- a) AD và AB là cặp cạnh vuông góc với nhau.
AD và DC là cặp cạnh không vuông góc với nhau
- b) AB và BC cắt nhau mà không vuông góc với nhau
BC và CD cắt nhau mà không vuông góc với nhau
Câu 5: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
Trong hình có .... cặp cạnh vuông góc với nhau
Giải:
Hình đã cho có 2 cặp cạnh vuông góc là MN vuông góc với MT và TM vuông góc với TQ
Câu 6: Nêu các cặp cạnh vuông góc trong hình vẽ sau?
Giải:
Các cặp cạnh vuông góc trong hình vẽ là AD và AB, BD và BC, AD và DC
Câu 7: Viết vào chỗ chấm
Các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình trên là ……………….
Giải:
Các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình trên là cạnh DA vuông góc với cạnh DC; cạnh CB vuông góc với cạnh CD
- VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông rồi nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình sau
Giải:
Dùng ê kê để kiểm tra và có kết quả như sau
- a) Góc đỉnh E là góc vuông nên EA và ED là cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau
Góc đỉnh D là góc vuông nên DE và DC là cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau
- b) Góc đỉnh N là góc vuông nên MN và NP là cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau
Góc đỉnh P là góc vuông nên PN và PQ là cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau
Câu 2: Tìm các cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình dưới đây
Giải:
- a) Các cặp cạnh vuông góc trong hình đã cho là
AB vuông góc với AE tại điểm A
AE vuông góc với ED tại điểm E
- b) Không có cặp cạnh vuông góc nào trong hình đã cho.
Câu 3: Trong mỗi hình dưới đây cho biết MNFE là hình vuông, ABCD là hình chữ nhật. Nêu tên cặp cạnh vuông góc với nhau?
Giải:
Các cặp cạnh vuông góc với nhau trong hai hình là
Hình 1: MN và NF, NF và FE, FE và EM, EM và MN, ME và EP, NF và FQ.
Hình 2: AB và BC, BC và CD, CD và DA, DA và AB.
- VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Dùng ê ke hãy vẽ đường thẳng AB đi qua O và vuông góc với đường thẳng CD
a) b)
Giải:
- a) b)
Câu 2: Dùng êke hãy vẽ đường cao AH của tam giác ABC trong 2 trường hợp sau đây
a) b)
Giải:
- a) b)
=> Giáo án Toán 4 chân trời Bài 31: Hai đường thẳng vuông góc