Câu hỏi tự luận toán 4 chân trời sáng tạo bài 45: Nhân với các số tận cùng là số 0

Bộ câu hỏi tự luận toán 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 45: Nhân với các số tận cùng là số 0. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 4 chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án toán 4 chân trời sáng tạo

PHẦN 3. CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN

BÀI 45. NHÂN CÁC SỐ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0

(19 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Tính nhẩm.

  1. a) 121 × 20
  2. b) 179 × 300
  3. c) 3720 × 2000

Trả lời:

  1. a) 121 × 20 = 121 × (2 × 10) = (121 × 2) × 10 = 242 × 10 = 2 420
  2. b) 179 × 300 = 179 × (3 × 100) = (179 × 3) × 100 = 537 × 100 = 53 700
  3. c) 3720 × 2000 = (372 × 10) × (2 × 1000) = (372 × 2) × (10 × 1000) = 744 × 10 000 = 7 440 000

 

Câu 2: Tính nhẩm.

  1. a) 930 × 30
  2. b) 1 200 × 1 500
  3. c) 68 200 × 200

Trả lời:

  1. a) 930 × 30 = (93 × 10) × (3 × 10) = (93 × 3) × (10 × 10) = 279 × 100 = 27 900
  2. b) 1 200 × 1 500 = (12 × 100) × (15 × 100) = (12 × 15) × (100 × 100) = 180 × 10 000 = 1 800 000
  3. c) 68 200 × 200 = (682 × 100) × (2 × 100) = (682 × 2) × (100 × 100) = 1 364 × 10 000 = 13 640 000

 

Câu 3: An tính nhẩm: 2020000 × 2000 = 404 000 000. An tính đúng hay sai?

Trả lời:

An tính sai, vì 2020000 × 2000 = (202 × 10 000) × (2 × 1 000) = (202 × 2) × (10 000 × 1 000) = 4 040 000 000.

 

Câu 4: Đổi, 90 tấn = … kg.

Trả lời:

Ta có: 1 tấn = 1000 kg

Nên 90 tấn = 90 × 1 000 (kg) = 90 000 kg

 

Câu 5: Tính 3 tạ = … kg.

Trả lời:

Ta có: 1 tạ = 100 kg

Nên 3 tạ = 3 × 100 (kg) = 300 kg

 

Câu 6: So sánh (45 + 55) × 200 … 45 + 55 × 200

Trả lời:

(45 + 55) × 200 = 100 × 200 =20 000

45 + 55× 200 = 45 + 11 000 = 11 045

Vì 20 000 > 11 045 Nên (45 + 55) × 200 > 45 + 55 × 200

 

Câu 7: Đặt tính rồi tính,

  1. a) 82 × 60
  2. b) 58 × 30

Trả lời:

  1. a) 82 × 60 = ?

82 × 60 = 4 920

  1. b) 58 × 30 = ?

58 × 30 = 1 740

 

Câu 8: Trình bày cách đặt tính phép nhân: 52 × 50

Trả lời:

 52 × 50 = ?

52 × 50 = 2 600

Cách đặt tính nhân:

  • Viết chữ số 0 ở hàng đơn vị.
  • 5 nhân 2 bằng 10, viết 0, nhớ 1;

5 nhân 5 bằng 25, thêm 1 bằng 26, viết 26.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Tìm x biết, x : 70 = 378 + 65.

Trả lời:

x : 70 = 378 + 65

x : 70 = 443

x       = 443 × 70

 

x       = 443 × (7 × 10)

x       = (443 × 7) × 10

x       = 3 001 × 10

x       = 30 010

Vậy x = 30 010

 

Câu 2: Tính thuận tiện 100 × 220 + 782 × 300 ?

Trả lời:

100 × 220 + 782 × 300 = 100 × (220 + 782 × 3) = 100 × 2 566 = 256 600

Câu 3: Tìm y biết 110 + y : 1 200 = 590

Trả lời:

110 + y : 1 200 = 590

           y : 1 200 = 590 – 110

           y : 1 200 = 480

           y             = 480 × 1 200

           y             = (48 × 10) × (12 × 100)

          y              = (48 × 12) × (10 × 100)

          y              =  576 × 1 000

         y               =  576 000

Vậy y = 576 000.

 

Câu 4: Đổi đơn vị

70 tạ 200 yến = … Tấn

Trả lời:

Ta có: 1 tấn = 10 tạ; 1 tạ = 10 yến => 1 tấn = 100 yến

70 tạ 200 yến = (7 × 10) tạ (2 × 100) yến= 7 + 2 (tấn) = 9 tấn

Vậy 70 tạ 200 yến = 9 tấn.

 

Câu 5: Số?

  1. a) 2 giờ = .?.. phút
  2. b) 3 phút = .?.. giây

Trả lời:

  1. a) 2 giờ = 2 × 60 (phút) = (2 × 6) × 10 = 120 phút.
  2. b) 3 phút = 3 × 60 (giây) = (3 × 6) × 10 = 180 giây

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Nếu cứ 100 m2 đất thì trồng được 30 cây điều, vậy có 72 000m2 thì trồng được bao nhiêu cây điều?

Trả lời:

Số cây điều trồng được trong 72 000 m2 đất là:

72 000 : 100 × 30 = 720 × (3 × 10) = (72 × 10) × (3 × 10)

= (72 × 3) × (10 × 10) = 21 6 × 100 = 21 600 (cây)

Đáp số: 21 600 cây điều.

Câu 2: Cứ mỗi cây xăng người ta đổ 1000 lít xăng xuống hầm chứa. Vậy nếu có 3 xe, mỗi xe chở 70 000 lít xăng thì người ta đổ được cho bao nhiêu cây xăng?

Trả lời:

Số xăng cả 3 xe chở được là:

70 000 × 3 = (7 × 10 000) × 3 = (7 ×3) × 10 000 = 210 000 (lít)

Số cây xăng 3 xe đổ được là:

210 000 : 1 000 = 210 (cây xăng)

Đáp số: 210 cây xăng.

 

Câu 3: Một nhà đầu tư, đầu tư vào 200 xưởng may mà mỗi xưởng may đang thi công 799 sản phẩm quần áo. Biết mỗi sản phần quần áo có giá gốc là 20 đồng 1 bộ. Vậy số tiền mà nhà đầu tư cần bỏ ra để sản xuất là?

Trả lời:

Tổng số sản phẩm quần áo của 200 xưởng may là:

200 × 799 = (799 × 2) × 100 = 15 9800 (sản phẩm)

Tổng số tiền mà nhà đầu tư cần bỏ ra để sản xuất là:

15 9800 × 20 = (1 598 × 2) × (100 × 10) = 3196 × 1000 = 3 196 000 (đồng)

Đáp án: 3 196 000 đồng

Câu 4: Nam được mẹ cho 5 000 đồng tiêu vặt mỗi ngày. Nhưng mỗi ngày Nam chỉ tiêu hết 2 000 đồng. Hỏi sau 1 tháng (30 ngày) thì Nam để dành được bao nhiêu tiền?

Trả lời:

Tổng số tiền mẹ cho Nam 1 tháng là:

5 000 × 30 = (5 × 3) × (1000 × 10) = 15 × 10 000 = 150 000 (đồng)

Số tiền Nam đã tiêu 1 tháng là:

2 000 × 30 = (2 × 3) × (1000 × 10) = 6 × 10 000 = 60 000 (đồng)

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Quãng đường từ trường Hải về nhà có tất cả 32 cái cây, hai cây điện liên tiếp cách nhau 40m. Hỏi quãng đường từ trường Hải về nhà dài bao nhiêu mét? Biết hai đầu đường đều có cây?

Trả lời:

Hai đầu đường đều có cây nên số khoảng cách 2 cây mà Hải đi qua là:

32 – 1 = 31 (khoảng)

Quãng đường Hải về nhà dài:

31 × 50 = 1 550 (m)

Đáp số: 1 550 m.

Câu 2: Có một miếng đất hình chữ nhật có chiều rộng 150m, chiều dài 240m. Người ta dựng cọc để làm hàng rào, hai cọc liên tiêp cách nhau 10m. Hỏi để rào hết miếng đất thì cần phải dùng hết bao nhiêu tiền cọc, biết mỗi cọc có giá 15000 đồng.

Trả lời:

Chu vi miếng đất là:

(150 + 240) × 2 = 780 (m)

Số cọc cần dùng để làm hàng rào là:

780 : 10 = 78 (cọc)

Số tiền cọc cần dùng để làm hàng rào là:

78 × 15 000 = 1 170 000 (đồng)

Đáp án: 1 170 000 đồng.

 

 

=> Giáo án Toán 4 chân trời Bài 45: Nhân với 10, 100, 1000,... Chia cho 10, 100, 1000,...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word toán 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay