Câu hỏi tự luận toán 4 chân trời sáng tạo bài 51: Em làm được những gì?

Bộ câu hỏi tự luận toán 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 51: Em làm được những gì?  . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 4 chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án toán 4 chân trời sáng tạo

PHẦN 3. CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN

BÀI 51. EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?

(19 câu)

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Tính nhẩm.

  1. a) 3 200 : 20
  2. b) 5 360 : 40
  3. c) 75 800 : 20

Trả lời:

  1. a) 3 200 : 20 = 320 : 2 = 160
  2. b) 5 360 : 40 = 536 : 4 = 134
  3. c) 75 800 : 20 = 7 580 : 2 = 3790

 

Câu 2: Nam tính nhẩm: 3 220 000 : 20 = 151 000. An tính đúng hay sai?

Trả lời:

Nam tính sai, vì 3 220 000 : 20 =322 000 : 2 = 161 000.

 

Câu 3: Đổi, 70 tạ = … tấn.

Trả lời:

Ta có: 1 tấn = 10 tạ

Nên 70 tạ = 70 : 10 (tấn) = 7 tấn

 

Câu 4: Ước lượng thương của phép chia 92 : 23.

Trả lời:

Làm tròn các số 92 và 23 đến hàng chục thì được 90 và 20.

Thương của số làm tròn khoảng là 4

Thử với thương là 4: 23 × 4 = 92, đúng.

Vậy thương của phép chia 92 : 23 là 4.

 

Câu 5: Ước lượng thương của phép chia 86 : 17.

Trả lời:

Làm tròn các số 86 và 17 đến hàng chục thì được 90 và 20.

Thương của số làm tròn khoảng là 4

Thử với thương là 4: 17 × 4 = 68, 68 < 86 (68 nhỏ hơn 86 là 18 đơn vị) nên 4 không là thương

Thử với thương là 5: 17 × 5 = 85, 85 < 86 (85 nhỏ hơn 86 là 1 đơn vị)

Vậy thương của phép chia 86 : 17 là 5.

 

Câu 6: Ước lượng thương của phép chia 177 : 6.

Trả lời:

Làm tròn số 177 đến hàng chục thì được 180.

180 : 6 = 30

Thử với thương là 29: 29 × 6 = 174, 174 < 177 (174 nhỏ hơn 177 là 3 đơn vị)

Vậy thương của phép chia 177 : 6 là 29.

 

Câu 7: So sánh:  167 : 87 …. 2

Trả lời:

167 : 87 = 1 (dư 80)

Vậy 167 : 87 < 1.

 

Câu 8: Số?

Số bị chia

3829

723

Số chia

42

12

Thương

..?..

..?..

Số dư

..?..

..?..

 

Trả lời:

3829: 42 = 91 (dư 7)

723 : 12 = 60 (dư 3)

Vậy ta có bảng:

Số bị chia

3829

723

Số chia

42

12

Thương

91

60

Số dư

7

3

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Số thích hợp điền vào chỗ chấm trong bảng dưới đây là

Thừa số

43

30

Thừa số

20

…..

Tích

860

720

Trả lời:

Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 720 : 30 = 24

Câu 2: Tìm x biết: x × 21 = 378 + 652

Trả lời:

x × 21 = 378 + 652

x × 21 = 1030

x         = 1030 : 21

x         = 49 (dư 1)

Vậy x = 49 (dư)

Câu 3: Tìm y biết 110 + y × 10 = 590

Trả lời:

110 + y ×  10 = 590

           y ×  10 = 590 – 110

           y ×  10 = 480

           y        = 480 : 10

          y         =  48

Vậy y = 48.

 

Câu 4: Dựa vào ước lượng, chọn dấu thích hợp vào chỗ chấm:

200 …. 8 099 : 42

Trả lời:

Ước lượng thương cho phép chia: 8 099 : 42

Làm tròn các số 8 099 và 42 đến hàng chục thì được 8 100 và 40..

8100 : 40 =202 (dư 20)

Thử với thương là 202: 202 × 42 = 8484, 8484 > 8099 (8484 lớn hơn 8099 là 385 đơn vị)

Thử với thương là 192: 192 × 42 = 8064, 8064 < 8099 (8064 nhỏ hơn 8099 là 35 đơn vị)

Vậy thương của phép chia 8 099 : 42 là 192

Vậy 200 > 8 099 : 42

 

Câu 5: Rạp chiếu phim bán 96 vé, và thu về 7680 nghìn đồng. Hỏi giá mỗi vé là nao nhiêu?

Trả lời:

Giá mỗi vé là:

7680 : 96 = 80 (nghìn đồng)

Đáp số:80 000 nghìn đồng.

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Diện tích một hình chữ nhật là 4 370 cm2, chiều dài là 95 cm. Hỏi chu vi hình chữ nhật ấy là bao nhiêu?

Trả lời:

Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:

4370 : 95 = 46 (cm)

Chu vi hình chữ nhật là:

(46 + 95) × 2 = 282 (cm)

Đáp số: 282 cm

 

Câu 2: Tháng 2 mẹ cho Nam 157 nghìn đồng để tiêu vặt. Hãy ước lượng trung bình mỗi ngày Nam có bao nhiêu tiền tiêu vặt. Biết tháng 2 có 28 ngày.

Trả lời:

Làm tròn các số 157 và 28 đến hàng chục thì được 160 và 30.

160 : 30 = 5 (dư 10)

Thử với thương là 5: 5 × 28 = 140, 140 < 157 (140 nhỏ hơn 157 là 17 đơn vị)

Vậy mỗi ngày Nam có khoảng 5 nghìn đồng tiêu vặt.

 

Câu 3: Một nhà đầu tư bỏ ra 3 596 nghìn đồng để đầu tư máy may cho xưởng may. Xưởng cần mua 22 máy. Hỏi mỗi máy may có giá bao nhiêu?

Trả lời:

Làm tròn các số 3596 và 22 đến hàng chục thì được 3600 và 20.

3600 : 20 = 180

Thử với thương là 180: 180 × 22 = 3960, 3960 > 3596 (3960 lớn hơn 3596 là 364 đơn vị)

Thử với thương là 163: 163 × 22 = 3586, 3586 < 3596 (3586 nhỏ hơn 3596 là 10 đơn vị)

Vậy mỗi máy may có giá khoảng 163 nghìn đồng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1. Xe thứ nhất chở 55 thùng dầu, mỗi thùng chứa 25 lít dầu. Xe thứ hai chở một số thùng dầu, mỗi thùng chứa 30 lít. Hỏi xe thứ hai chở bao nhiêu thùng dầu, biết xe thứ hai chở nhiều hơn xe thứ nhất 125 lít dầu.

Trả lời:

Xe thứ nhất chở tổng số lít dầu là

55 × 25 = 1375 (lít)

Xe thứ hai chở tổng số lít dầu là:

1375 + 125 = 1500 (lít)

Xe thứ hai chở số thùng dầu là:

1500 : 30 = 50 (thùng)

Đáp số: 50 thùng.

Câu 2: Quãng đường từ trường Hải về nhà có tất cả 51 cái cây, Quãng đường từ trường Hải về nhà dài 1 550 m. Hỏi hai cây liên tiếp cách nhau bao nhiêu mét? Biết hai đầu đường đều có cây?

Trả lời:

Hai đầu đường đều có cây nên số khoảng cách 2 cây mà Hải đi qua là:

51 – 1 = 50 (khoảng)

Hai cây liên tiếp cách nhau:

1 550 : 50 = 31(m)

Đáp số: 31 m.

Câu 3: Đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh có 14 bạn được giải nhất và 21 bạn được giải nhì. Mỗi bạn đạt giải nhất được thưởng 15 quyển vở. Tổng số vở trao thưởng cho các bạn đạt giải nhất gấp 21 lần số vở mỗi bạn giải nhì được thưởng. Hỏi mỗi bạn đạt giải nhì được thưởng bao nhiêu quyển vở?

Trả lời:

Tổng số vở trao thưởng cho các bạn đạt giải nhất là

15 × 14 = 210 (quyển)

Số vở mỗi bạn đạt giải nhì được thưởng là

210 : 21 = 10 (quyển)

Đáp số: 10 quyển.

 

=> Giáo án Toán 4 chân trời Bài 51: Ước lượng thương trong phép chia

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word toán 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay