Câu hỏi và bài tập tự luận công dân 9 cánh diều

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận Giáo dục công dân 9 cánh diều. Bài tập tự luận chia thành 4 mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận công dân 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận công dân 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận công dân 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận công dân 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận công dân 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận công dân 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận công dân 9 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 8: TIÊU DÙNG THÔNG MINH

(12 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Thế nào là tiêu dùng thông minh?

Trả lời:

Tiêu dùng thông minh: là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm, biết lựa chọn sản phẩm có chất lượng và phù hợp với đặc điểm của cá nhân.

 

Câu 2: Việc tiêu dùng thông minh mang lại lợi ích gì?

Trả lời:

Lợi ích mang lại của những hành vi tiêu dùng thông minh:

- Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm có chất lượng.

- Tiết kiệm được tiền bạc và thời gian.

- Đáp ứng được nhu cầu của bản thân.

- Thực hiện được kế hoạch chi tiêu của bản thân.

 

Câu 3: Nêu một số cách tiêu dùng thông minh.

Trả lời:

Một số cách tiêu dùng thông minh:

- Xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân, gia đình: Lập danh sách những mặt hàng cần mua cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình; xác định những mặt hàng thiết yếu, không thiết yếu.

- Tìm hiểu các thông tin về sản phẩm: Trước khi mua, cần tìm hiểu thông tin về giá cả, chất lượng, mẫu mã, nguồn gốc, công dụng,…của sản phẩm.

- Sử dụng sản phẩm an toàn, hiệu quả: Tìm hiểu kĩ hướng dẫn sử dụng, công dụng, nguồn gốc sản phẩm; lựa chọn những sản phẩm đảm bảo chất lượng, không gây hại cho bản thân và môi trường.

- Xác định phương thức thanh toán phù hợp: Xác định các phương thức thanh toán phù hợp (trực tiếp, chuyển khoản, trả góp,…) và hiểu rõ ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương thức đó.

 

Câu 4: Học sinh cần làm gì để thực hiện tiêu dùng thông minh?

Trả lời:

Để tiêu dùng thông minh, học sinh cần:

- Rèn luyện thói quen và tuân thủ cách tiêu dùng thông minh để đảm bảo an toàn tài chính, sức khỏe cho bản thân và gia đình. 

- Khích lệ, giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh.

 

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy xác định biểu hiện của người tiêu dùng thông minh và người tiêu dùng kém thông minh. Lợi ích của hành vi tiêu dùng thông minh là gì?

- Biểu hiện của người tiêu dùng thông minh: Mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm, biết lựa chọn sản phẩm có chất lượng và phù hợp với đặc điểm của cá nhân.

- Biểu hiện của người tiêu dùng kém thông minh: Mua những sản phẩm không cần thiết, mua hàng theo cảm xúc, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, không kiểm tra thông tin sản phẩm trước khi mua,…

- Lợi ích của những hành vi tiêu dùng thông minh: Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm có chất lượng, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc; đáp ứng được nhu cầu; thực hiện được kế hoạch chi tiêu của bản thân.

 

Câu 2: Theo em, để trở thành người tiêu dùng thông minh, khi mua sắm, người tiêu dùng cần lưu ý những gì? Vì sao?

Trả lời:

Để trở thành người tiêu dùng thông minh, khi mua sắm, người tiêu dùng cần lưu ý:

- Xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân, gia đình: Lập danh sách những mặt hàng cần mua cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình; xác định những mặt hàng thiết yếu, không thiết yếu.

Lưu ý: Tuân thủ danh sách này để mua những sản phẩm không cần thiết.

- Tìm hiểu các thông tin về sản phẩm: Trước khi mua, cần tìm hiểu thông tin về giá cả, chất lượng, mẫu mã, nguồn góc, công dụng,…của sản phẩm.

Lưu ý: Nhận biết các hình thức quảng cáo, khuyến mại khác nhau; tránh mua hàng theo cảm xúc.

- Sử dụng sản phẩm an toàn, hiệu quả: Tìm hiểu kĩ hướng dẫn sử dụng, công dụng, nguồn gốc sản phẩm; lựa chọn những sản phẩm đảm bảo chất lượng, không gây hại cho bản thân và môi trường.

Lưu ý: Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm và hiệu quả sử dụng của sản phẩm trước khi mua.

- Xác định phương thức thanh toán phù hợp: Xác định các phương thức thanh toán phù hợp (trực tiếp, chuyển khoản, trả góp,…) và hiểu rõ ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương thức đó.

Lưu ý: Luôn kiểm tra hóa đơn trước khi thanh toán; đảm bảo an toàn khi thanh toán trực tuyến; kiểm tra thuế, phí, phiếu giảm giá và các tiện ích khi lựa chọn phương thức thanh toán.

 

Câu 3: Theo em, việc xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân, gia đình và tìm hiểu thông tin về sản phẩm sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho người tiêu dùng? Vì sao?

Trả lời:

- Lợi ích của việc xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân, gia đình: Lập danh sách những món đồ thiết yếu và phù hợp điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình, khi tuân thủ danh sách này để tránh mua những sản phẩm không cần thiết. Giúp tiết kiệm tiền bạc và thời gian, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của bản thân, gia đình.

- Lợi ích của việc tìm hiểu thông tin về sản phẩm: Trước khi mua, cần tìm hiểu thông tin về giá cả, chất lượng, mẫu mã, nguồn gốc,…của sản phẩm, tránh mua hàng theo cảm xúc. Giúp mua được sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu, tiết kiệm được tiền bạc, thực hiện được kế hoạch chi tiêu của bản thân.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Dựa vào biểu hiện của hành vi tiêu dùng thông minh, em hãy đánh giá những hành vi tiêu dùng dưới đây:

a) Bạn G thường mua hàng theo cảm xúc hoặc a dua theo bạn bè.

b) Cô T thường tìm mua những thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng ở các địa chỉ tin cậy.

c) Anh M luôn mua những sản phẩm đắt tiền để thể hiện đẳng cấp của bản thân.

d) Chị H có thói quen kiểm tra lại sản phẩm và hóa đơn trước khi thanh toán ở siêu thị.

Trả lời:

a) Bạn G là người tiêu dùng kém thông minh. Vì cần thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí, mua cho phù hợp với nhu cầu của bản thân.

b) Cô T là người tiêu dùng thông minh. Vì mua các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng, không gây hại cho bản thân và môi trường.

c) Anh M là người tiêu dùng kém thông minh. Vì tiêu dùng thông minh là cần thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí, giúp tiết kiệm tiền bạc của mình.

d) Chị H là người tiêu dùng thông minh. Vì tiêu dùng thông minh là cần xác định phương thức thanh toán phù hợp, luôn kiểm tra hóa đơn trước khi thanh toán.

 

Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Khi mua hàng tại siêu thị, người tiêu dùng thông minh sẽ nhanh chóng thanh toán và không cần lấy hóa đơn.

b) Người tiêu dùng thông minh luôn lựa chọn những sản phẩm có đánh giá cao và phản hồi tốt khi mua hàng trực tuyến.

c) Khi đi mua sắm, thường xuyên tính toán số lượng trước khi mua và chi phí phù hợp để thể hiện là người tiêu dùng thông minh. 

d) Người tiêu dùng thông minh luôn mua sắm những món đồ đắt tiền.

Trả lời:

a) Không đồng tình. Vì tiêu dùng thông minh là cần kiểm tra kĩ các sản phẩm và hóa đơn trước khi thanh toán.

b) Đồng tình. Vì tiêu dùng thông minh cần tìm hiểu kĩ về thông tin sản phẩm (giá cả, chất lượng, mẫu mã,…).

c) Đồng tình. Vì giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm có chất lượng phù hợp với mục đích tiêu dùng cá nhân và tiết kiệm thời gian, tiền bạc.

d) Không đồng tình. Vì người tiêu dùng thông minh sẽ mua những mặt hàng phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình.

 

Câu 3: Hãy nêu lợi ích của những hành vi tiêu dùng thông minh dưới đây: 

a) Bạn H được mẹ giao nhiệm vụ đi chợ mua thức ăn cho cả nhà. Trước khi đi, H đã lên danh sách những món đồ cần mua.

b) Chị L rất thích mua sắm trực tuyến, chị thường xuyên đọc thông tin đánh giá của những khách hàng trước đó, canh những khung giờ có khuyến mãi và mã giảm giá để mua hàng.

Trả lời:

a) Bạn H biết chi tiêu có kế hoạch vì chủ động ghi ra những thứ cần mua, giúp H mua được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, tránh mua những sản phẩm không cần thiết và tiết kiệm thời gian, tiền bạc.

b) Chị L biết tìm hiểu thông tin trước khi mua, xác định được phiếu giảm giá và các tiện ích khi mua để tiết kiệm được tiền bạc.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Vận dụng cách tiêu dùng thông minh, em hãy nêu những thói quen tiêu dùng không thông minh trong việc sử dụng các đồ dùng, sách vở học tập của học sinh và đưa ra lời khuyên để khắc phục thói quen này.

Trả lời:

HS liên hệ thực tế, bản thân để tự nhận xét, đánh giá cách tiêu dùng thông minh của bản thân. 

Ví dụ:

- Những thói quen tiêu dùng không thông minh trong việc sử dụng các đồ dùng, sách vở học tập của học sinh:

+ Không có thói quen giữ gìn sách vở để cho các em lớp dưới có thể tái sử dụng.

+ Sử dụng những đồ dùng học tập từ năm học cũ.

+ Giữ gìn đồ dùng không cẩn thận.

+ …

- Lời khuyên để khắc phục thói quen này:

+ Sống ngăn nắp, gọn gàng và hình thành thói quen giữ gìn đồ dùng, sách vở học tập.

+ Mua sắm những dụng cụ cần thiết.

+…

 

Câu 2: Em hãy vận dụng cách tiêu dùng thông minh để nhận xét, tư vấn về hành vi mua sắm của nhân vật trong trường hợp sau:

Bạn Y đang đi trên đường thì nhìn thấy một cửa hàng bánh kẹo đang có chương trình khuyến mại "Mua 1 tặng 2". Sau khi tìm hiểu về thông tin sản phẩm, bạn Y phát hiện bánh kẹo ở đây không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng vẫn quyết định mua. 

Trả lời:

Bạn Y là người tiêu dùng kém thông minh vì:

+ Sử dụng sản phẩm không an toàn: Bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng và sự an toàn của sức khỏe.

+ Chưa xác định được nhu cầu và kế hoạch tiêu dùng: Bạn Y bị chạy theo chương trình khuyến mại và mua hàng theo cảm xúc.

 

Câu hỏi và bài tập tự luận công dân 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận công dân 9 cánh diều

Đang liên tục cập nhật....

=> Giáo án công dân 9 cánh diều

Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận công dân 9 cánh diều, bài tập giáo dục công dân 9 Cánh diều, bộ câu hỏi tự luận công dân 9 cánh diều

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay