Giáo án kì 2 Công dân 9 cánh diều
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Công dân 9 cánh diều. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 CÁNH DIỀU
- Giáo án Công dân 9 cánh diều Bài 5: Bảo vệ hoà bình
- Giáo án Công dân 9 cánh diều Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
- Giáo án Công dân 9 cánh diều Bài 7: Thích ứng với thay đổi
- Giáo án Công dân 9 cánh diều Bài 8: Tiêu dùng thông minh
- Giáo án Công dân 9 cánh diều Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
- Giáo án Công dân 9 cánh diều Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: TIÊU DÙNG THÔNG MINH
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được thế nào là tiêu dùng thông minh; lợi ích của tiêu dùng thông minh.
Đánh giá được các hành vi tiêu dùng thông minh và kém thông minh.
Nêu được các cách tiêu dùng thông minh (nắm bắt thông tin về sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn, nhận biết những hình thức quảng cáo khác nhau, xác định phương thức thanh toán,...).
Thực hiện được hành vi tiêu dùng thông minh trong một số tình huống cụ thể.
Khích lệ, giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp khi nêu khái niệm tiêu dùng thông minh.
Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận về lợi ích của tiêu dùng thông minh, cách tiêu dùng thông minh.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực riêng:
Điều chỉnh hành vi: Đánh giá được hành vi tiêu dùng thông minh và kém thông minh.
Phát triển bản thân: Thực hiện được hành vi tiêu dùng thông minh trong một số tình huống cụ thể.
Tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, học hỏi những hành vi tiêu dùng thông minh trong đời sống xã hội; khích lệ, giúp đỡ người thân, bạn bè.
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện tiêu dùng thông minh và giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các tranh, hình ảnh, video clip và các mẩu chuyện về tiêu dùng thông minh.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Giáo dục công dân 9.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu về tiêu dùng thông minh.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS xử lí tình huống ở phần Mở đầu.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và rút ra được những bài học liên quan đến tiêu dùng thông minh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.45:
Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Mẹ nhờ hạnh đi mua một chai dầu gội đầu. Sau khi tìm hiểu một số cửa hàng trên phố, Hạnh thấy có 3 cửa hàng bán cùng một loại dầu gội như thế với các thông tin sau:
Cửa hàng | Giá bán (đồng) | Thông tin về sản phẩm |
A | 100 000 | Chai dầu gội không có tem, không có mã vạch trên bao bì. |
B | 150 000 | Chai dầu gội có dán tem, có mã vạch, hàng bán đúng giá ghi trên bao bì. |
C | 150 000 | Chai dầu gội có dán tem, có mã vạch, sẽ khuyến mại 10 nếu khách hàng đăng kí thẻ thành viên. |
Nếu em là Hạnh trong tình huống trên, em sẽ lựa chọn mua loại dầu gội đầu ở cửa hàng nào? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV vận dụng hiểu biết và hoàn thành nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:
+ Nếu là Hạnh trong tình huống trên, em sẽ mua hàng ở cửa hàng C vì:
Cửa hàng A: bán giá rẻ nhất tuy nhiên hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình.
Cửa hàng B và C: hàng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên khi mua ở cửa hàng C sẽ được giảm giá 10% nên số tiền thực tế bỏ ra sẽ ít hơn giá niêm yết.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Hiện nay, để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, con người không chỉ mua rất nhiều sản phẩm khác nhau mà còn phải cân nhắc mua sản phẩm như thế nào cho phù hợp, tránh lãng phí. Vậy, làm thế nào để trở thành người tiêu dùng thông minh. Để tìm hiểu rõ hơn về tiêu dùng thông minh, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 8. Tiêu dùng thông minh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và lợi ích của tiêu dùng thông minh
a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm và lợi ích của tiêu dùng thông minh.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK tr.46 – 47.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm và lợi ích của tiêu dùng thông minh.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm và lợi ích của tiêu dùng thông minh.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khái niệm tiêu dùng thông minh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện chung 1 nhiệm vụ). - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK tr.46 - 47 và giao nhiệm vụ cụ thể: a) Em hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên, hành vi tiêu dùng nào phù hợp, hành vi tiêu dùng nào không phù hợp. Vì sao? b) Theo em, trong các trường hợp trên, ai là người tiêu dùng thông minh? Vì sao? + Nhóm 1, 2: Phân tích trường hợp 1. Trường hợp 1: Bạn H rủ T đến một cửa hàng bán dụng cụ thể thao trên phố để mua vợt cầu lông. Sau khi nghe người bán hàng tư vấn, T khuyên H không nên mua vì thấy vợt cầu lông ở đây khá đắt mà không đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, T còn biết một số bạn trong lớp cũng mua vợt cầu lông ở đây nhưng đều nhận xét vợt nhanh hỏng. Nghe T nói, H hơi phân vân nhưng vì đang thích có vợt cầu lông để dùng ngay nên H vẫn quyết định mua. + Nhóm 3, 4: Phân tích trường hợp 2. Trường hợp 2: Chị Tâm có thói quen xây dựng kế hoạch chi tiêu cá nhân, trong đó xác định rõ các mặt hàng thiết yếu, không thiết yếu. Trước khi mua sắm, chị thường tìm hiểu kĩ thông tin sản phẩm. Nhờ đó, chị luôn chủ động thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân của mình. + Nhóm 5, 6: Phân tích trường hợp 3. Trường hợp 3: Chủ nhật hằng tuần, Lâm và mẹ thường cùng nhau đi siêu thị để mua sắm đồ dùng cho tuần sắp tới. Siêu thị thường xuyên có các chương trình khuyến mại. Lâm cho rằng, sản phẩm nào khuyến mại thì mua thật nhiều sẽ tiết kiệm hơn. Mẹ khuyên Lâm nên cân nhắc khi mua hàng khuyến mại, chỉ nên mua những thứ cần thiết, vẫn còn hạn sử dụng dài. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin trong SGK tr.46 - 47, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời. a. + Trường hợp 1: H quyết định mua vợt cầu lông mặc dù T khuyên không nên mua vì giá đắt và chất lượng không đảm bảo => Hành vi tiêu dùng không phù hợp. Vì H không cân nhắc kỹ lưỡng về chất lượng sản phẩm và kinh nghiệm từ bạn bè, dẫn đến việc có thể mua phải sản phẩm kém chất lượng với giá cao. + Trường hợp 2: Chị Tâm xây dựng kế hoạch chi tiêu cá nhân, xác định rõ các mặt hàng thiết yếu và không thiết yếu, và tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm trước khi mua. => Hành vi phù hợp. Vì chị Tâm có kế hoạch chi tiêu rõ ràng và tìm hiểu kỹ trước khi mua, giúp chị chủ động trong tài chính cá nhân và tránh mua sắm lãng phí. + Trường hợp 3: Mẹ Lâm khuyên nên cân nhắc khi mua hàng khuyến mại, chỉ mua những thứ cần thiết và còn hạn sử dụng dài. b. Chị Tâm (trường hợp 2) và mẹ Lâm (trường hợp 3) là những người tiêu dùng thông minh. Vì họ đều có kế hoạch chi tiêu hợp lí, tìm hiểu kĩ trước khi mua và chỉ mua những gì thực sự cần thiết, tránh lãng phí và bảo đảm chất lượng sản phẩm => Hành vi phù hợp. Vì mẹ Lâm có tư duy mua sắm hợp lí, tránh mua hàng khuyến mại không cần thiết và không sử dụng hết trước khi hết hạn. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu khái niệm và lợi ích của tiêu dùng thông minh a. Khái niệm tiêu dùng thông minh - Tiêu dùng thông minh là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm, biết lựa chọn sản phẩm có chất lượng và phù hợp với đặc điểm của cá nhân.
|
Nhiệm vụ 2: Lợi ích của tiêu dùng thông minh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm và trả lời câu hỏi: Theo em, việc tiêu dùng thông minh sẽ mang lại những lợi ích nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS đại diện trả lời câu hỏi. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | b. Lợi ích của tiêu dùng thông minh - Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm có chất lượng. - Tiết kiệm được tiền bạc và thời gian. - Đáp ứng được nhu cầu. - Thực hiện được kế hoạch chi tiêu của bản thân. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cách tiêu dùng thông minh
a. Mục tiêu: HS nêu được một số cách tiêu dùng thông minh.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.47 - 48 và thực hiện yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về một số cách tiêu dùng thông minh.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số cách để tiêu dùng thông minh.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Biện pháp để trở thành người tiêu dùng thông minh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 - 6 HS / nhóm) và thực hiện nhiệm vụ: Theo em, để trở thành người tiêu dùng thông minh, khi mua sắm, người tiêu dùng cần phải làm gì? Vì sao? - GV trình chiếu cho HS xem video về chủ đề tiêu dùng. Video: Làm người tiêu dùng thông minh rất khó! https://www.youtube.com/watch?v=0o9yI1dYDns Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát video, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Một số cách tiêu dùng thông minh a. Biện pháp để trở thành người tiêu dùng thông minh - Xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân và gia đình. - Tìm hiểu kĩ thông tin về sản phẩm. - Sử dụng sản phẩm an toàn, hiệu quả. - Xác định phương thức thanh toán phù hợp.
|
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
Nếu được ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.
Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong một số tình huống cụ thể.
Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp khi nêu khái niệm tiêu dùng thông minh.
Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận về lợi ích của tiêu dùng thông minh, cách tiêu dùng thông minh.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực riêng:
Năng lực nhận thức: Nêu được khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; chỉ ra và phân biệt được các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
Năng lực điều chỉnh hành vi: Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật; tích cực tham gia ngăn ngừa, tố giác, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
Năng lực đánh giá: Phân tích, đánh giá được các hành vi có biểu hiện vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của các hành vi ấy trong một số tình huống cụ thể.
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm: Tích cực, tự giác thực hiện theo quy định của pháp luật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các tranh, hình ảnh, video clip và các mẩu chuyện về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Giáo dục công dân 9.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu về các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và chỉ ra hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và nêu lên được các bài học có liên quan đến vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.51: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và chỉ ra hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát vận dụng hiểu biết và hoàn thành nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:
+ Tranh 1: Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hoá, hành lí vượt quá bề rộng giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hoá tình từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét. Như vậy xe gắn máy trong hình đã vi phạm lỗi chở hàng cồng kềnh.
+ Tranh 2: Theo Điều 75 Luật Bảo vệ Môi trường 2020, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân sẽ được phân loại theo nguyên tắc như sau: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác. Hành vi trong tranh 2 đã vi phạm quy định phân loại rác.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn nhiều chủ thể có những hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí. Để tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vi phạm pháp luật
a. Mục tiêu: HS xác định được khái niệm vi phạm pháp luật, phân loại được các loại hành vi vi phạm pháp luật.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK tr.52 – 54.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm vi phạm pháp luật, phân loại được các loại hành vi vi phạm pháp luật.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm vi phạm pháp luật, phân loại được các loại hành vi vi phạm pháp luật.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm và phân loại các loại vi phạm pháp luật, xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, đọc phần Thông tin trong mục 1, SGK tr.52 và trả lời câu hỏi: Căn cứ vào thông tin, em hãy cho biết thế nào là vi phạm pháp luật. Có những loại vi phạm pháp luật nào? Xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật của từng loại vi phạm pháp luật? - GV trình chiếu cho HS xem video để hiểu rõ hơn về bài học. Video: Phân biệt Vi phạm hành chính, Vi phạm hình sự và Vi phạm dân sự. https://www.youtube.com/watch?v=6CQEonKBBxk Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát video, đọc các thông tin trong SGK tr.52 và thảo luận để trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 3 - 4 cặp đôi trình bày câu trả lời. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu về vi phạm pháp luật a. Khái niệm và phân loại các loại vi phạm pháp luật, xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật - Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. - Vi phạm pháp luật được chia làm bốn loại: + Vi phạm hình sự. + Vi phạm hành chính. + Vi phạm dân sự. + Vi phạm kỉ luật. - Xác định dấu hiệu của từng loại vi phạm pháp luật. (Đính kèm bảng bên dưới phần Nhiệm vụ 1) | ||||||||
Xác định dấu hiệu của từng loại vi phạm pháp luật
| |||||||||
Nhiệm vụ 2: Xác định hành vi vi phạm pháp luật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm đọc phần Tình huống trong mục 1 SGK tr.52 - 53 và giao nhiệm vụ cụ thể: Dựa vào dấu hiệu của các loại vi phạm pháp luật, em hãy xác định các hành vi vi phạm của các chủ thể trong từng tình huống. + Nhóm 1: Xác định các hành vi vi phạm của các chủ thể trong tình huống 1. Tình huống 1: Vì có mâu thuẫn cá nhân, không kiềm chế được cảm xúc, anh K (20 tuổi) đã đánh nhau với anh V cùng cơ quan khiến anh V phải nhập viện và một số người khác bị thương nhẹ. Qua thăm khám và kiểm tra, cơ quan y tế đã kết luận anh V bị thương tích 12%. + Nhóm 2: Xác định các hành vi vi phạm của các chủ thể trong tình huống 2. Tình huống 2: Sau khi tìm hiểu, anh M quyết định thuê căn nhà của gia đình ông P để làm văn phòng công ty. Nội dung của hợp đồng thuê nhà quy định: Ông P sẽ cho anh M thuê căn nhà trong thời hạn là 2 năm, mỗi tháng anh M phải trả cho gia đình ông P số tiền là 10 triệu đồng. Anh M được sử dụng toàn bộ diện tích của căn nhà, trả tiền thuê nhà vào đúng ngày 15 hằng tháng và không được tự ý thay đổi kết cấu ngôi nhà. Trong trường hợp nếu một trong hai bên vi phạm nội dung của hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường vi phạm hợp đồng (nếu có). Tuy nhiên, sau 6 tháng kí kết hợp đồng, anh M đã tiến hành thuê thợ đến để mở rộng cửa nhà mà không xin phép, không hỏi ý kiến gia đình ông P. + Nhóm 3: Xác định các hành vi vi phạm của các chủ thể trong tình huống 3. Tình huống 3: Nội quy của công ty A quy định trong thời gian làm việc tại cơ quan nhân viên phải mặc quần áo bảo hộ lao động theo quy định; đi làm đúng giờ; không hút thuốc lá; bảo quản tài sản của công ty,... Tuy nhiên, ông S đã phát hiện ra anh T thường xuyên đi làm muộn và không mặc áo bảo hộ lao động. + Nhóm 4: Xác định các hành vi vi phạm của các chủ thể trong tình huống 4. Tình huống 4: Trên đường đi học về, H và T (đều đủ 16 tuổi) cùng điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông đường bộ. Khi thấy H là bạn của mình không cài quai mũ bảo hiểm, T đã nhắc nhở bạn, nhưng H đã không quan tâm bạn nhắc mà còn cố tình vượt đèn đỏ và phóng nhanh, vượt ẩu để đuổi theo các bạn đi phía trước. - GV mở rộng kiến thức, trình chiếu thêm video cho HS quan sát. Video: Hiểu rõ về vi phạm pháp luật trong 5 phút? https://www.youtube.com/watch?v=opN8PK7LIgc&t=199s Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.52 - 53, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | b. Hành vi vi phạm pháp luật - Tình huống 1: Hành vi đánh người của anh K dẫn tới thương tích 12% cho anh V là hành vi vi phạm pháp luật hình sự vì đã làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của anh V. - Tình huống 2: Hành vi tự ý mở rộng cửa ngôi nhà của anh M khi không xin phép và chưa được sự đồng ý của gia đình ông P chủ nhà đã vi phạm pháp luật dân sự vì đã xâm phạm đến quan hệ tài sản được xác định trong hợp đồng thuê nhà. - Tình huống 3: Hành vi thường xuyên đi làm muộn và không mặc áo bảo hộ lao động của anh T là vi phạm kỉ luật vì đã xâm phậm đến các quy định trong nội quy của công ty. - Tình huống 4: Hành vi không cài mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, cố tình vượt đèn đỏ và phóng nhanh, vượt ẩu để đuổi theo các bạn đi phía trước của H là vi phạm pháp luật hành chính vì xâm phạm ến các quy định của Luật Giao thông đường bộ. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về trách nhiệm pháp lí
a. Mục tiêu: HS xác định được khái niệm, phân loại trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm pháp lí.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.54 - 55 và thực hiện yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về khái niệm, phân loại trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm pháp lí.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, phân loại trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm pháp lí.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Xác định dấu hiệu, đặc điểm và phân loại trách nhiệm pháp lí Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 - 6 HS / nhóm), đọc thông tin trong SGK tr. 54 và trả lời câu hỏi: Từ thông tin 1, em hãy xác định các dấu hiệu, đặc điểm của trách nhiệm pháp lí và mỗi loại trách nhiệm pháp lí. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS theo dõi video, đọc thông tin trong SGK tr.31 và thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Trách nhiệm pháp lí a. Xác định dấu hiệu, đặc điểm và phân loại trách nhiệm pháp lí - Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu từ hành vi vi phạm pháp luật của mình do Nhà nước quy định. - Phân loại trách nhiệm pháp lí: + Trách nhiệm hình sự. + Trách nhiệm hành chính. + Trách nhiệm dân sự. + Trách nhiệm kỉ luật. - Bảng xác định dấu hiệu của từng loại trách nhiệm pháp lí. (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ 1)
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 CÁNH DIỀU
- Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Bài 5: Bảo vệ hoà bình
- Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
- Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Bài 7: Thích ứng với thay đổi
- Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Bài 8: Tiêu dùng thông minh
- Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
- Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
BÀI 7: THÍCH ỨNG VỚI THAY ĐỔI
(21 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu có nghĩa là gì?
A. Cần xác định sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
B. Trước những biến cố bất ngờ, cần biết kìm nén cảm xúc.
C. Giữ thái độ sợ hãi, lo lắng trước sự thay đổi.
D. Quyết định nhanh chóng để giải quyết thay đổi xảy ra.
Câu 2: Ý kiến nào sau đây đúng?
A. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin
B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối.
C. Tính rụt rè làm cho con người dễ phát huy được khả năng của mình.
D. Thích ứng với thay đổi là trải nghiệm để trưởng thành hơn.
Câu 3: Điền vào chỗ chấm: “Những thay đổi có thể đến từ ... bên ngoài hay từ ... mỗi người.”
A. điều kiện; người thân.
B. hoàn cảnh; bản thân.
C. yếu tố; gia đình.
D. tác động; nội tâm.
Câu 4: Trong môi trường học tập mới, em không nên làm gì?
A. Chủ động bắt chuyện với mọi người.
B. Giúp đỡ bạn mới nếu bạn gặp khúc mắc trong việc học.
C. Chia sẻ với nhau những câu chuyện trên lớp cũng như ở nhà.
D. Xa lánh bạn bè có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 5: Điền vào chỗ chấm: “Việc trang bị kĩ năng thích ứng với thay đổi chính là ... giúp mỗi cá nhân luôn vững tâm trong cuộc sống”.
A. thời điểm
B. bí quyết
C. chìa khóa
D. nút thắt
Câu 6: Trước những tình huống bất ngờ xảy ra, chúng ta cần phải làm gì?
A. Giữ bình tĩnh, suy xét lại vấn đề để tìm cách ứng phó.
B. Hoảng hốt, tìm sự giúp đỡ của người khác.
C. Cho đó là điều tất yếu, mặc cho nó trôi.
D. Vội vàng xử lí vấn đề, không chia sẻ cho bất cứ ai.
Câu 7: Tính cách của một người bạn như thế nào sẽ giúp em dễ dàng làm quen, trở thành bạn bè của nhau?
A. Chân thành, cởi mở.
B. Ích kỉ, hẹp hòi.
C. Lợi dụng, thiếu trung thực.
D. Nhờ vả quá nhiều.
Câu 8: Ở môi trường học tập mới, ngoài thầy, cô mới, chương trình kiến thức học mới, em còn có điều gì mới?
A. Đồng nghiệp mới
B. Chị gái mới
C. Bạn bè mới
D. Em trai mới
Câu 9: Thích ứng với thay đổi mang lại lợi ích gì cho mỗi người?
A. Không có sự linh hoạt trong cuộc sống.
B. Tự hoàn thiện và phát triển bản thân.
C. Nản chí trước sự thay đổi của hoàn cảnh.
D. Không bao giờ khuất phục trước sự thay đổi.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên chúng ta điều gì?
A. Đoàn kết.
B. Trung thành.
C. Tự tin.
D. Tiết kiệm.
Câu 2: Thích ứng tốt với thay đổi là người như thế nào?
A. Nóng tính, quyết đoán.
B. Vội vàng, bộp chộp.
C. Điềm tĩnh, gan dạ.
D. Tiêu cực, bảo thủ.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
BÀI 9: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
(25 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (11 CÂU)
Câu 1: Loại vi phạm nào xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự.
D. Vi phạm kỉ luật.
Câu 2: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm:
A. Phạt tiền người vi phạm.
B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
C. Lập lại trật tự xã hội.
D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
Câu 3: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là
A. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 4: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả do do Nhà nước quy định từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là:
A. trách nhiệm pháp lí..
B. vi phạm pháp luật.
C. trách nhiệm gia đình.
D. vi phạm đạo đức.
Câu 5: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là gì?
A. Giáo dục, răn đe là chính.
B. Có thể bị phạt tù.
C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên.
Câu 6: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:
A. các quan hệ công vụ và nhân thân.
B. các quy tắc quản lí nhà nước.
C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
Câu 7: “Tội phạm” là người có hành vi vi phạm:
A. pháp luật dân sự.
B. pháp luật hành chính.
C. pháp luật hình sự.
D. kỉ luật.
Câu 8: Có bao nhiêu loại vi phạm pháp luật?
A. Hai loại
B. Ba loại
C. Bốn loại
D. Năm loại
Câu 9: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ:
A. hôn nhân và gia đình
B. nhân thân phi tài sản.
C. chuyển dịch tài sản
D. lao động, công vụ nhà nước.
Câu 10: Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật:
A. hình sự
B. hành chính
C. dân sự
D. kỉ luật
Câu 11: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:
A. các quan hệ công vụ và nhân thân.
B. các quy tắc quản lí nhà nước.
C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?
A. Đi xe máy chở 3 người.
B. Đánh người gây thương tích 12%.
C. Công chức vi phạm thời giờ làm việc.
D. Đi xe vào đường một chiều.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án công dân 9 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 Công dân 9 cánh diều, bài giảng kì 2 môn Công dân 9 cánh diều, tài liệu giảng dạy Công dân 9 cánh diều