Đáp án Công dân 7 chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

File Đáp án câu hỏi và bài tập trong sách Công dân 7 chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa. Phần này giúp kiểm tra nhanh đáp án trong các bài học. Có file word để tải về, rất thuận tiện trong việc dạy và học. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, ghi nhớ. Tránh trường hợp, học vẹt môn Công dân 7 CTST

Xem: => Giáo án công dân 7 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 5. BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA

 

Mở đầu

Em hãy đọc những thông tin sau và trả lời câu hỏi.

(Trang 27 SGK)

Em cảm nhận như thế nào về Đờn ca tài tử Nam Bộ?

Ngoài Đờn ca tài tử Nam Bộ, em còn biết những di sản văn hoá nào?

Trả lời:

Cảm nhận về Đờn ca tài tử Nam Bộ:

- Là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đã gắn bó với đời sống của người dân Nam Bộ, từ những ngày đầu mở đất.

- Em cảm nhận được một một sức sống bền lâu, lan tỏa khắp các miền quê, thể hiện tâm hồn phóng khoáng, tình yêu quê hương đất nước, con người dân đất phương Nam.

Ngoài Đờn ca tài tử Nam Bộ, em còn biết những di sản văn hoá như:

- Vịnh Hạ Long

- Quần thể danh thắng Tràng An

- Quần thể Di tích Cố đô Huế

- Nhã nhạc cung đình Huế

- Hát Xoan Phú Thọ

- Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Khám phá

  1. Em hãy nêu tên các di sản văn hoá ứng với các hình sau. Em biết gì về các di sản văn hóa đó?

Trả lời:

Hình 1: Quần thể di tích Cố đô Huế

  • Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945.
  • Với những giá trị mang tính toàn cầu của mình, quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993.

Hình 2: Phố cổ Hội An

  • Hội An được xem như một “bảo tàng sống - bảo tàng về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị”, đã trở thành nguồn tài nguyên, nguồn động lực quan trọng, có tính quyết định, đưa kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố phát triển vượt bậc.
  • Phố cổ Hội An được Bộ Văn hóa cấp Bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào tháng 3/1985; Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào tháng 12/1999; Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng công nhận Di tích cấp quốc gia đặc biệt vào đợt 1 (tháng 8/2009).
  • Cho đến nay, Di sản đô thị Hội An vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn về cảnh quan, không gian kiến trúc và là nơi người dân sinh sống thường ngày ngay trong lòng di sản với những phong tục, tập quán, nếp ứng xử, ẩm thực, sinh hoạt văn hóa truyền thống còn được giữ gìn, trân trọng.

Hình 3: Dân ca quan họ Bắc Ninh

  • 30/9/2009, hình thức diễn xướng văn hoá dân gian Quan họ đã được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
  • Đó là niềm tự hào và là động lực to lớn để Dân ca Quan họ tiếp tục phát triển vượt qua ranh giới quốc gia và lan tỏa rộng rãi.

Hình 4: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

  • Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại, bên cạnh niềm tự hào là một trách nhiệm hết sức nặng nề và to lớn.
  • Cồng chiêng vốn là tài sản vô giá, được các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên sáng tạo và không ngừng phát huy, trao truyền lại bao đời nay.
  • Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.
  • Chủ nhân của di sản văn hóa quý giá và đặc sắc này là 17 dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á (Austro-Asian) và Nam đảo (Austronesian) sống trên khu vực cao nguyên trung bộ của Việt Nam.
  1. Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi.

(Trang 28, 29 mục 2 SGK)

Câu hỏi: Thế nào là di sản văn hoá?

Di sản văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?

Có mấy loại di sản văn hoá? Cho ví dụ về mỗi loại.

Trả lời:

Di sản văn hóa: là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạo mà ông cha ta đã dày công tạo dựng, là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.

Di sản văn hoá có ý nghĩa đối với con người và xã hội: đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Có 2 loại di sản văn hoá:

  • Di sản văn hóa phi vật thể: Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ,…
  • Di sản văn hóa vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Ca Trù, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương,…
  1. Em hãy đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu.

(Trang 29 mục 3 SGK)

Câu hỏi: Em hãy lấy ví dụ cụ thể về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn di sản văn hoá.

Trả lời:

Ví dụ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn di sản văn hoá:

- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

=> Luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001 (Luật số 28/2001/QH10), với 74 điều, được chia làm 7 chương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2002. Đây là là đạo luật quy định hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  1. Em hãy thảo luận về các hành vi sau theo yêu cầu dưới đây.

(Trang 30 mục 4 SGK)

Câu hỏi: Nêu hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

Đề xuất những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.

Trả lời:

Hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá:

  • Lấy cắp cổ vật về nhà cất giấu theo mục đích cá nhân.
  • Buôn bán, trao đối, cho tặng cổ vật không có giấy phép.

=> Chúng ta cần phản đối, lên án những hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn đi sản văn hoá, có biện pháp trừng phạt thích đáng đối với những hành vi đó.

Những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá là:

  • Không lấy cắp cổ vật, đồ vật quý tại các di tích lịch sử.
  • Không đập phá, viết vẽ bậy lên các di sản văn hóa
  • Giữ gìn sạch đẹp cảnh quản tại các di tích, danh lam thắng cảnh
  • Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.

Luyện tập

Câu 1: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ về di sản văn hoá của Việt Nam.

Trả lời:

Những câu ca dao, tục ngữ về di sản văn hoá của Việt Nam:

  • Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba.
  • Cổ Loa là đất Đế Kinh/ Trông ra lại thấy tòa thành Tiên xây.
  • Đà Nẵng tàu lớn vào ra/ Hội An phố xá đông người bán buôn.

Câu 2: Em có nhận xét gì về suy nghĩ của các bạn học sinh trong tình huống sau: (Tình huống trang 31 sgk)

Trả lời:

Em không đồng tình với ý kiến của bạn T vì:

  • Việc khắc tên như vậy sẽ làm cho cảnh quan mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có.
  • Các di tích tại Huế vốn đã đẹp và có ý nghĩa giá trị lịch sử lâu đời, chúng ta nên để những di tích đó tự nhiên như những gì vốn có của nó.

Câu 3: Em hãy sắm vai và xử lý tình huống sau (Tình huống trang 31 sgk)

Trả lời:

Gợi ý: Nếu là V và T, em nên đem cổ vật đến cơ quan chức năng để giao nộp cổ vật đó chứ không được mang về làm của riêng bởi vì đây là những vật có giá trị lịch sử lâu đời của đất nước ta.

Câu 4: Em hãy viết đoạn văn (7 - 10 dòng) bày tỏ niềm tự hào về di sản văn hoá Việt Nam và nêu các việc làm cụ thể của bản thân góp phần bảo tồn di sản văn hoá

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Hiện nay với sự phát triển của xã hội, những di sản văn hóa dân tộc cũng được rất ít người quan tâm và gìn giữ. Văn hóa truyền thống của dân tộc là những giá trị về vật chất và tinh thần được lưu giữ, truyền thụ từ xưa cho đến nay. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ý nghĩa mà nó để lại cho mỗi một đất nước là rất lớn. Vì thế, việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc là trách nhiệm của đất nước, của mỗi công dân. Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Tuổi trẻ hôm nay cần nhận thức sâu sắc về việc giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa, chúng ta cần học tập để hiểu được các giá trị văn hóa dân tộc, cách thức bảo tồn những giá trị đó. Không ai khác, mỗi học sinh cần phải có ý thức về trách nhiệm của mình đối với các di sản dân tộc. Bảo vệ di sản là bảo vệ các giá trị tinh thần vô giá, mất đi rồi mãi mãi chúng ta không bao giờ có lại được nữa. Ngoài ra, chúng ta cũng cần tuyên truyền sâu rộng, kiên trì thực hiện những việc làm cụ thể, hữu ích để di sản văn hóa mãi vẹn nguyên giá trị. Hãy nghĩ về nghĩ về giá trị tinh thần, lịch sử, khoa học mà những di sản văn hóa chứa đựng ở trong mình để cảm thấy tự hào hơn, kính trọng hơn đối với các di sản văn hóa của dân tộc.

Vận dụng

Câu 1: Em hãy thiết kế tấm thiệp bằng tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ khác) để giới thiệu với bạn bè nước ngoài về Tết cổ truyền của Việt Nam như một di sản văn hoá.

Trả lời:

Gợi ý: Em có thể tham khảo một số mẫu sau để tự hoàn thiện bản thiết kế của mình.

Câu 2: Hãy sưu tầm các tranh ảnh đẹp về di sản văn hoá Việt Nam và tạo thành cuốn sách ảnh hoặc thực hiện một đoạn phim ngắn về di sản văn hoá tại địa phương em để giới thiệu với bạn bè gần xa.

Trả lời:

Gợi ý: Em có thể sưu tầm ảnh các di sản văn hoá Việt Nam và ghi các giá trị ý nghĩa của các di sản văn hóa đó để giới thiệu với bạn bè gần xa và bạn bè quốc tế.

=> Giáo án công dân 7 chân trời bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word Đáp án Công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay