Đáp án Công dân 7 chân trời sáng tạo Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

File Đáp án câu hỏi và bài tập trong sách Công dân 7 chân trời sáng tạo Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng. Phần này giúp kiểm tra nhanh đáp án trong các bài học. Có file word để tải về, rất thuận tiện trong việc dạy và học. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, ghi nhớ. Tránh trường hợp, học vẹt môn Công dân 7 CTST

BÀI 6. NHẬN DIỆN TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG

 

Mở đầu

Em hãy viết ra giấy các điều sau và chia sẻ với người bạn của em.

Ba điều em sợ nhất.

Ba điều em ghét nhất.

Ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất.

Ba điều mà em muốn thay đổi nhất.

Trả lời:

Ba điều em sợ nhất: bị điểm thấp, bị bạn bè trêu chọc, bị bạn bè xa lánh,…

Ba điều em ghét nhất: làm bài tập về nhà, quét dọn nhà cửa, chăm sóc em trai,…

Ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất: học quá nhiều, bị áp lực học tập từ cha mẹ, thầy cô cho bài tập quá nhiều,…

Ba điều mà em muốn thay đổi nhất: chăm chỉ học tập hơn, phụ giúp cha mẹ nhiều hơn, thân thiện với bạn bè hơn.

Khám phá

  1. Em hãy quan sát bức tranh sau và trả lời câu hỏi.

(Trang 32 sgk)

Câu hỏi: Theo em, tình huống nào có thể dẫn đến căng thẳng cho các nhân vật trong tranh?

Trong cuộc sống, em đã gặp những tình huống nào dẫn đến căng thẳng? Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi gặp tình huống ấy.

Trả lời:

Tình huống có thể dẫn đến căng thẳng cho các nhân vật trong tranh là:

  • Tình huống 1: Bạn nam bị một bạn khác trêu có thể khiến cho bạn sợ hãi, lo lắng.
  • Tình huống 2: Bài toán quá khó, bạn không thể giải được có thể khiến cho bạn áp lực, lo lắng.
  • Tình huống 3: Bị một người lạ mặt tiếp cận có thể khiến cho bạn nữ cảm thấy lo sợ bị người lạ đó tấn công mình.
  • Tình huống 4: Dự đoán việc bị tai nạn có thể khiến cho bạn nữ lo lắng, sợ hãi, mất tập trung.

Trong cuộc sống, em đã gặp những tình huống dẫn đến căng thẳng như:

  • Làm bài thi cuối kỳ không tốt => Cảm xúc của em khi gặp tình huống: lo lắng, buồn bã vì sợ sẽ bị mẹ mắng.
  • Có người lạ gõ cửa khi ở nhà một mình => Cảm xúc của em khi gặp tình huống: lo sợ, hoang mang vì sợ người lạ sẽ tấn công mình.
  1. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

(Trang 33 SGK)

Câu hỏi: Vì sao H không thể tập trung làm bài thi?

Khi bị căng thẳng, cơ thể em có những biểu hiện gì?

Trả lời:

H không thể tập trung làm bài thi vì: H áp lực vì lượng kiến thức nhiều và khó. Bên cạnh đó, các bạn cùng lớp H toàn là học sinh giỏi của khối.

Khi bị căng thẳng, cơ thể em có những biểu hiện như:

  • Lo lắng, sợ hãi, chán nản không muốn làm mọi thứ.
  • Buồn bã, mất tập trung, hay quên, trở nên vụng về hơn.
  • Mệt mỏi, chán nản, lo lắng
  • Chóng mặt, đau đầu, đồ mồ hôi, chóng mặt
  • Dễ nổi cáu, bực bội, trở nên nóng tính với mọi người.
  • Sinh hoạt hằng ngày bị đảo lộn.
  1. Em hãy quan sát tranh và cho biết nguyên nhân, hậu quả của những trường hợp sau.

(Trang 33 SGK)

Trả lời:

Trường hợp 1:

  • Nguyên nhân: Bạn H bị các bạn khác tẩy chay, không chơi cùng.
  • Hậu quả: bạn H sẽ cảm thấy buồn bã, chán nản, bị bạn bè xa lánh khiến bạn có thể khiến bạn không tập trung vào việc học.

Trường hợp 2:

  • Nguyên nhân: mặt bạn gái bị nổi mụn.
  • Hậu quả: bạn H sẽ cảm thấy lo lắng, tự ti về bản thân, tránh né, ít tiếp xúc với người khác.

Luyện tập

Câu 1: Em hãy liệt kê các tình huống gây căng thẳng mà học sinh thường gặp.

Trả lời:

Các tình huống gây căng thẳng mà học sinh thường gặp:

- Khi chưa học bài cũ trước khi đến lớp.

- Khi cô giáo gọi em lên bảng kiểm tra bài cũ.

- Không biết làm một bài tập khó.

- Khi bị bạn bè trong lớp xa lánh, không chơi cùng.

- Khi đi học về bị một người lạ đi theo sau.

- Buổi tối khi học bài, cô chú hàng xóm ăn nhậu và hát karaoke khiến cho bạn không thể tập trung.

Câu 2: Em hãy đọc tình huống sau và nêu nguyên nhân gây căng thẳng.

(Tình huống trang 34 sgk)

Trả lời:

Nguyên nhân gây căng thẳng cho bạn H:

- Bố bạn bị tai nạn nên mẹ bạn vào viện chăm sóc bố mỗi ngày => Mẹ phải gánh vác mọi thứ trong gia đình nên bạn thương mẹ.

- Vì không dám xin tiền học nên H đã cảm thấy rất mặc cảm và tự ti về bản thân và bạn có ý định bỏ học để phụ giúp mẹ.

Câu 3: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.

(Tình huống trang 35 sgk)

Theo em, điều gì làm cho K trở nên nóng tính và dễ tức giận?

Sự căng thẳng ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của K?

Trả lời:

Điều làm cho K trở nên nóng tính và dễ tức giận là: cạnh nhà bạn K có một bạn trẻ đánh trống làm ồn ào, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn.

Sự căng thẳng ảnh hưởng đến cuộc sống của K là:

- Khiến cho bạn K khó ngủ, không tập trung được làm bất cứ việc gì.

- Bạn K ngày càng khó chịu, tức giận và nóng tính hơn.

Vận dụng

Câu 1: Vận dụng hiểu biết về nguyên nhân, biểu hiện của căng thẳng để phân tích một tình huống mà em từng gặp và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

- Tình huống mà em từng gặp: trên đường đi học về, em gặp một người lạ đi xe máy cứ chạy theo sau lưng em.

- Nguyên nhân: em sợ người lạ đó muốn hành động bất chính với em nên em đã lo sợ và hoang mang rất nhiều.

- Cách xử lí: Đầu tiên, em cố hít thở thật sâu, bình tĩnh tìm kiếm người giúp đỡ. Sau đó, em gặp được bác Hồng là bạn của mẹ em, em chạy lại chỗ bác báo cáo sự việc và nhờ bác giúp đỡ dẫn về nhà an toàn.

Câu 2: Thiết kế một sơ đồ tư duy về ảnh hưởng của căng thẳng đối với bản thân.

Trả lời:

Sơ đồ tư duy về ảnh hưởng của căng thẳng đối với bản thân:

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word Đáp án Công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay