Đáp án Công dân 7 kết nối tri thức Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

File Đáp án câu hỏi và bài tập trong sách Công dân 7 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa. Phần này giúp kiểm tra nhanh đáp án trong các bài học. Có file word để tải về, rất thuận tiện trong việc dạy và học. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, ghi nhớ. Tránh trường hợp, học vẹt môn Công dân 7 KNTT

BÀI 5. BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA

 

  1. MỞ ĐẦU

Câu 1: Em hãy tìm và hát những làn điệu mang đậm bản sắc văn hóa quê hương, dân tộc: quan họ, chèo, hát ru... Theo em, những làn điệu trên có phải là di sản văn hóa của Việt Nam không?

Trả lời:

Những làn điệu dân ca mang đậm bản sắc văn hóa quê hương, dân tộc chính là di sản văn hóa của Việt Nam.

Bởi vì di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

1 Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam

Câu 1: Em hãy đọc thông tin, quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:: (trang 24, 25 phần 1 SGK)

  1. a) Trong những bức ảnh trên, hình ảnh nào là di sản văn hóa? Hình ảnh nào không phải là di sản văn hóa? Hình ảnh nào là di sản văn hóa vật thể? Hình ảnh nào là di sản văn hóa phi vật thể?
  2. b) Theo em, di sản văn hóa là gì?
  3. c) Kể thêm những di sản văn hóa khác ở Việt Nam mà em biết?

Trả lời:

  1. a) Bức ảnh 1: Hồ Gươm, Hà Nội
  • Đây là di sản văn hóa vật thể của Việt Nam.
  • Hồ Hoàn Kiếm, tức hồ Gươm - dấu tích của một khúc sông Nhị Hà xưa, là thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô.
  • Tên hồ gắn với truyền thuyết về Lê Lợi - Sau khi cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân Minh giành thắng lợi, một hôm, vua Lê Thái Tổ chơi thuyền trên hồ, bỗng thấy một con rùa lớn nổi lên mặt nước đòi lại gươm báu. Ngài rút gươm trả và rùa thần ngậm lấy gươm lặn xuống nước.
  • Từ đó, hồ có tên gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Bức ảnh 2: Cầu Cần Thơ, thành phố Cần Thơ

  • Đây không phải là di sản văn hóa.

Bức ảnh 3: Nhã nhạc cung đình Huế, Huế

  • Đây là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
  • Nhã nhạc là âm nhạc cung đình thời phong kiến, được trình diễn trong các dịp triều hội, tế lễ hoặc các sự kiện trọng đại (lễ đăng quang của nhà vua, tiếp đón sứ thần…).
  • Được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam, đến thời nhà Nguyễn, nhã nhạc cung đình Huế phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất.
  • Ngày 7/11/2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
  • Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia.

Bức ảnh 4: Tháp Chăm, Ninh Thuận

  • Đây không phải là di sản văn hóa.
  • Tháp Chăm ở Ninh Thuận mới chỉ được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt.

Bức ảnh 5: Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

  • Đây là di sản văn hóa vật thể của Việt Nam.
  • Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.
  • Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.

Bức ảnh 6: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

  • Đây là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
  • Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng trên địa bàn năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
  • Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các bộ phận cấu thành như: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó…
  • Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, lễ mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà Rông mới…
  • Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
  1. b) Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hoá gồm di sản văn hoá vật thể (Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Rừng ngập mặn Cần Giờ,..) và di sản văn hoá phi vật thể (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc bàn Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài từ Nam Bộ,...).
  2. c) Các di sản văn hóa ở Việt Nam:

Di sản văn hóa vật thể:

  • Quần thể di tích Cố đô Huế
  • Phố cổ Hội An
  • Hoàng thành Thăng Long

Di sản văn hóa phi vật thể:

  • Dân ca Quan họ
  • Ca trù
  • Hội Gióng
  • Hát xoan Phú Thọ
  1. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

(Trang 26 mục 2 sgk)

  1. a) Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Quảng Nam và cả nước?
  2. b) Lễ Tịch điền có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Hà Nam và cả nước?
  3. c) Từ việc tìm hiểu ý nghĩa của các di sản văn hóa trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội?

Trả lời:

  1. a) Phố cổ Hội An là một điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế. Du lịch, dịch vụ phát triển đã góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và nguồn thu ngân sách địa phương. Hơn nữa, Hội An được xem như một “bảo tàng sống - bảo tàng về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị”, là niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
  2. b) Lễ Tịch điền mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Việc tổ chức Lễ hội Tịch điền chứa đựng nhiều phong tục đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, khơi dậy và giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc cho các thế hệ con cháu, nhắc lại truyền thống tốt đẹp của cha ông, từ vua đến người nông dân đều yêu lao động, cần cù lao động trên mảnh đất thân yêu của mình.
  3. c) Trong nước:
  • Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
  • Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Thế giới:

  • Tô đậm bản sắc riêng của dân tộc VN.
  • Làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa thế giới.
  1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

(Trang 27 mục 3 sgk)

  1. a) Chính quyền và nhân dân xã V đã thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa như thế nào?
  2. b) Hãy nêu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa.

Trả lời:

  1. a) Chính quyền và nhân dân xã V đã luôn tôn trọng và bảo vệ di tích theo đúng như quy định của pháp luật. Các hành vi phá hoại, làm ảnh hưởng đến ngôi chùa cổ đều được xử lí nghiêm ngặt và kịp thời. Ngoài ra người dân còn bảo vệ, chăm lo, giữ gìn cho ngôi chùa.
  2. b) Điều 14 Luật Di sản văn hoá năm 2001 quy định: tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
  3. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;
  4. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;
  5. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
  6. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
  7. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
  1. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp, quan sát các tranh dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 28 mục 4 sgk)

  1. a) Em hãy nêu những việc làm góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong trường hợp và các bức tranh trên.
  2. b) Theo em, học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát triển di sản văn hóa ở Việt Nam?

Trả lời:

  1. a) Trường hợp: Hồng đã góp phần bảo tồn di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh bằng cách biểu diễn điệu dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong các ngày lễ của trường và từ chối lời đề nghị biểu diễn các bài hát hiện đại của bạn cùng lớp.

- Bức tranh 1: Bạn nhỏ đã góp phần bảo tồn di sản văn hóa bằng cách giới thiệu di sản văn hóa của địa phương mình cho những người đến tham quan.

- Bức tranh 2: Các bạn nhỏ đã góp phần bảo tồn di sản văn hóa bằng cách thông báo cho chú công an về hành vi vẽ bậy lên bức tường ở đình làng của một số thanh niên để chú công an kịp thời xử lý được những hành vi phá hoại di sản văn hóa.

- Bức tranh 3: Bạn nhỏ đã góp phần bảo tồn di sản văn hóa bằng cách vẽ những bức tranh về hồ Gươm và giới thiệu với những vị du khách nước ngoài về di sản văn hóa của đất nước mình.

- Bức tranh 4: Mọi người dân từ trẻ nhỏ đến người lớn đều góp phần bảo tồn di sản văn hóa bằng cách thường xuyên quét dọn, vệ sinh khu di tích để giữ khu di tích luôn luôn sạch sẽ.

  1. b) Những việc học sinh có thể làm để góp phần bảo tồn di sản văn hóa:
  • Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa ở địa phương mình.
  • Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa.
  • Không vứt rác bừa bãi.
  • Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật, di vật.
  • Lên án các hành vi cố ý phá hoại, làm ảnh hưởng đến di sản văn hóa.
  • Tham gia các lễ hội truyền thống.

BÀI 5. BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. a) Danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của đất nước được UNESCO công nhận được gọi là di sản văn hóa.
  2. b) Phải bảo tồn cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
  3. c) Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể bảo vệ được các di sản văn hóa.
  4. d) Việc giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  5. e) Chỉ bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.

Trả lời:

  1. a) Đồng tình.

Bởi vì một danh lam, thắng cảnh được UNESCO công nhận là một sản phẩm vật chất hoặc tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác, có giá trị nổi bật toàn cầu, có tầm ảnh hưởng vượt qua phạm vi quốc gia, và ảnh hưởng đến toàn thế giới, chứa đựng những nét riêng biệt, cho nên nó là di sản văn hóa của đất nước.

  1. b) Đồng tình.

Bởi vì cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể đều quan trọng như nhau.

Mỗi một di sản văn hóa đều có giá trị riêng của nó, đều đem lại giá trị và có ý nghĩa đối với con người và xã hội. Vì vậy mọi di sản văn hóa đều cần được bảo tồn.

  1. c) Không đồng tình.

Bởi mỗi di sản văn hóa đều thuộc sở hữu của tất cả mọi người.

Vậy nên mọi người đều có trách nhiệm phải bảo vệ di sản văn hóa, thực hiện những việc làm phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân để góp phần bảo tồn di sản văn hóa.

  1. d) Đồng tình.

Bởi các di sản văn hóa chứa đựng những nét tinh hoa và bản sắc dân tộc riêng của Việt Nam từ xa xưa đến nay.

Phải bảo tồn và giữ gìn những nét tinh hoa ấy mới có thể gìn giữ được nét đặc trưng của Việt Nam, từ đó nâng tầm giá trị nền văn hóa.

  1. e) Không đồng tình.

Bởi vì mỗi một di tích lịch sử - văn hóa đều chứa đựng những câu chuyện riêng, những ý nghĩa lịch sử và văn hóa riêng, mang bản sắc dân tộc Việt Nam.

Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ mọi di tích lịch sử - văn hóa, cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ công sức và tâm huyết của ông cha từ xa xưa, gìn giữ nét đẹp lich sử - văn hóa Việt Nam.

Câu 2: Em hãy nhận xét các hành vi dưới đây:

  1. a) Mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử, H thường khắc tên mình lên tượng đài, bức tượng, thân cây... để đánh dấu những nơi mình đã tới.
  2. b) T nhắc nhở các bạn trong xóm không nên chăn thả gia súc trong khu di tích lịch sử.
  3. c) Cuối tuần, M thường rủ các bạn tới nhà bác K - một nghệ nhân hát chèo - để học hát.
  4. d) N tích cực học ngoại ngữ để có thể giới thiệu về những danh lam thắng cảnh của quê hương mình với du khách nước ngoài.

Trả lời:

  1. a) H không nên làm như vậy. Hành vi của H đang góp phần phá hoại các khu di tích lịch sử. Nếu như ai cũng làm giống H thì khu di tích lịch sử sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các bức tượng sẽ bị xây xát và không còn giữ được nguyên hình. Vì vậy cần phải lên án những hành động giống như của H.
  2. b) Hành động của T rất đáng tuyên dương. Bởi vì T biết ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến khu di tích lịch sử và T đã góp phần bảo vệ, giữ gìn khu di tích lịch sử được nguyên vẹn, sạch sẽ.
  3. c) Hành động của M đã góp phần bảo vệ di sản văn hóa. Bởi vì M và các bạn còn nhỏ tuổi nhưng đã biết gìn giữ và phát triển di sản văn hóa hát chèo bằng cách chăm chỉ đến nhà bác K để học, như vậy điệu hát chèo sẽ được tiếp tục lưu truyền đến những đời sau.
  4. d) Hành động của N đã góp phần bảo vệ di sản văn hóa. N vì muốn các danh lam thắng cảnh của quê hương mình được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới nên đã cố gắng học tốt ngoại ngữ để giới thiệu những danh lam thắng cảnh đó với người nước ngoài.

Câu 3: Xử lý tình huống:

  1. a) Trên đường đi học về, Q và H phát hiện mấy thanh niên lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. Q rủ H đi báo công an nhưng H từ chối và nói: "Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy!". Nếu em là Q, em sẽ làm gì?
  2. b) Khi vào chùa cùng bà, C thấy một số bạn gõ chuông, xoa tay lên các bức tượng Phật để cầu may. Nếu là C, em sẽ làm gì?

Trả lời:

  1. a) Nếu là Q, em sẽ thuyết phục H rằng việc ăn trộm của những thanh niên kia là hành động sai trái, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến di tích văn hóa của địa phương.

Vì vậy Q và H cần có trách nhiệm ngăn chặn việc này lại. Hơn nữa, công an sẽ đảm bảo không tiết lộ danh tính người tố giác, cho nên Q và H sẽ không bị những thanh niên kia trả thù.

  1. b) Nếu là C, em sẽ đến nhắc nhở và khuyên nhủ các bạn rằng không nên gõ chuông và xoa tay lên tượng Phật.

Bởi vì thứ nhất, chuông ở trong chùa không thể tùy tiện gõ, sẽ làm ảnh hưởng đến những người đi lễ chùa và gõ không đúng cách có thể làm hỏng chuông. Thứ hai, nếu như xoa tay lên tượng Phật thì về sau những bức tượng đó sẽ bị mòn đi, gây mất mỹ quan, làm ảnh hưởng xấu đến ngôi chùa.

Câu 4: Địa phương nơi em sinh sống có di sản văn hóa nào? Em đã làm gì để bảo vệ di sản văn hóa đó?

Trả lời:

Địa phương nơi em sinh sống có di tích văn hóa Gò Đống Đa (còn gọi là Công viên Văn hóa Đống Đa).

Gò Đống Đa xưa kia nằm tại khu vực gần phía ngoài Kinh đô Thăng Long, thuộc đất làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Đây cũng là một trong các bãi chiến trường diễn ra trận đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).

Di tích Gò Đống Đa nguyên xưa là một trong những quả gò thuộc xứ Đống Đa. Trải qua năm tháng, trên các gò đống đó, cây cối mọc um tùm, nhiều nhất là cây đa nên nhân dân thường gọi những gò đống đó là gò Đống Đa.

Năm 2010, nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, di tích Gò Đống Đa đã được tu bổ, tôn tạo và xây mới một số hạng mục công trình với tổng diện tích hơn 22.120,8 m2.

Hiện tại, Gò Đống Đa bao gồm các hạng mục: Cổng, Gò Đống Đa, nghi môn, tượng đài Quang Trung, đền thờ Hoàng đế Quang Trung và các công trình phụ trợ.

VẬN DỤNG

Câu 1: Em cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh tư liệu về các di sản văn hóa của địa phương… sau đó thiết kế thành một tờ báo tường và thuyết trình về ý nghĩa của di sản văn hóa đó.

Tham khảo:

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây

- Di sản: Dân ca quan họ Bắc Ninh

- Bài mẫu thuyết trình:

+ Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan họ gốc thuộc xứ Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay), dù ở bất cứ nơi đâu cũng trở về quê hương để trẩy hội đình, hội chùa, những lễ hội hết sức độc đáo bởi đã gắn liền với trình diễn Quan họ tự bao đời nay.

+ Mặc dầu còn có những ý kiến khác nhau về thời điểm ra đời của Quan họ, có ý kiến cho là Quan họ có từ thế kỷ XI, số khác cho là từ thế kỷ XVII, song, các công trình khảo sát, nghiên cứu từ trước tới nay đều đã khẳng định giá trị to lớn của di sản "Văn hóa Quan họ", đặc biệt là dân ca Quan họ, loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa xứ Kinh Bắc.

+ Dân ca Quan họ là một hình thức hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bảy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người Quan họ.

+ Theo quan niệm của người Quan họ, nghệ nhân là những người có kỹ năng hát “vang, rền, nền, nẩy” điêu luyện, thuộc nhiều bài, nhiều "giọng" Quan họ. Họ chính là những bậc thầy dân gian thực hành việc sáng tạo, lưu giữ và trao truyền vốn di sản quý báu đó cho các thế hệ mai sau nên rất xứng đáng được tôn vinh.

+ Ngày nay, trước sức ép của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, quốc tế hóa về văn hóa và sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng, nhiều ưu thế của các loại hình văn hóa, nghệ thuật, cũng như nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác, Quan họ cổ cũng phải đối mặt với một thách thức lớn là nguy cơ bị mai một, thậm chí có thể bị mất hẳn nếu không kịp thời có biện pháp bảo vệ lâu dài cho thế hệ trẻ. Bởi vậy, lề lối sinh hoạt ca hát Quan họ cổ, những giọng hát cổ với kỹ thuật "vang, rền, nền, nẩy" vốn đã làm nên giá trị đặc sắc của dân ca Quan họ hiện đang lưu tồn trong trí óc và trái tim say nghề của các cụ "Liền anh, Liền chị" nay đã trạc tuổi 70 đến 90 rất cần được trao truyền và tiếp nối.

+ Tháng 2009, Dân ca Quan họ chính thức được tổ chức UNESCO công nhận là: Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Mẫu báo tường:

Câu 2: Em hãy lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ một di sản ở địa phương em theo bảng gợi ý sau:

Tham khảo:

Tên di sản: Vịnh Hạ Long

Biện pháp bảo vệ:

  • Không vứt rác bừa bãi khi tham quan vịnh
  • Giới thiệu về vịnh Hạ Long tới với mọi du khách
  • Học tốt môn Tiếng Anh để có thể viết những bài viết về vịnh Hạ Long bằng Tiếng Anh cho người nước ngoài đọc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word Đáp án Công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay