Đáp án Công dân 7 kết nối tri thức Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

File Đáp án câu hỏi và bài tập trong sách Công dân 7 Kết nối tri thức Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Phần này giúp kiểm tra nhanh đáp án trong các bài học. Có file word để tải về, rất thuận tiện trong việc dạy và học. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, ghi nhớ. Tránh trường hợp, học vẹt môn Công dân 7 KNTT

BÀI 10. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH

 

  1. Khái niệm và vai trò của gia đình

Câu 1: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (trang 56, 67 phần 1 SGK)

  1. a) Hãy cho biết mối quan hệ của các thành viên trong hai trường hợp trên.
  2. b) Em hiểu thế nào là gia đình?

Trả lời:

  1. a) Trong hai trường hợp trên, các thành viên có mối quan hệ gia đình.

- Trường hợp 1 là mối quan hệ gia đình có con là máu mủ ruột thịt.

- Trường hợp 2 là mối quan hệ gia đình không có máu mủ ruột thịt,

  1. b) Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống; quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Câu 2: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (trang 67 phần 1 SGK)

  1. a) Em hãy cho biết vai trò của gia đình qua các trường hợp trên.
  2. b) Kể thêm các vai trò khác của gia đình mà em biết.

Trả lời:

  1. a) Gia đình cùng với những mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ là trường học đầu tiên giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất.

- Bố và mẹ, các anh chị, ông và bà là những người giáo dục đầu tiên của trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường và họ vẫn là những người tiếp tục giáo dục khi con cháu họ đã đi học.

- Gia đình là nơi gắn bó, liên kết các thành viên thường xuyên, lâu dài và bền vững; là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.

  1. b) Gia đình có các vai trò cơ bản: duy trì nòi giống, kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng, giáo dục con, cháu và góp phần phát triển xã hội.
  1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình

Câu 1: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 58 mục 2 sgk)

  1. a) Hai trường hợp trên liên quan đến quyền và nghĩa vụ gì giữa vợ và chồng? Anh Nam và anh Kha thực hiện đúng quy định của pháp luật không?
  2. b) Kể thêm các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng mà em biết.

Trả lời:

  1. a) Hai trường hợp trên liên quan đến quyền và nghĩa vụ bình đẳng giữa vợ và chồng.

- Anh Nam đã thực hiện đúng quy định của pháp luật khi cùng vợ chia sẻ mọi việc trong nhà, tôn trọng vợ và cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi việc lớn nhỏ trong nhà.

- Anh Kha chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật, vì anh cho rằng phụ nữ không có quyền quyết định việc lớn trong nhà nên đã không tôn trọng ý kiến của vợ.

  1. b) Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình;...

Câu 2: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 59 mục 2 sgk)

  1. a) Việc làm của bố mẹ K, bố mẹ Mai và H trong các trường hợp trên nói đến quyền và nghĩa vụ gì giữa cha mẹ và con? Những ai đã thực hiện đúng/không đúng các quyền, nghĩa vụ đó? Vì sao?
  2. b) Kể thêm các quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con mà em biết.

Trả lời:

  1. a) Trường hợp 1:

- Nói về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức,...

- Bố mẹ K đã thực hiện đúng khi dù hoàn cảnh có khó khăn cũng vẫn cố gắng lo cho con được đi học.

Trường hợp 2:

- Nói về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

- Bố mẹ Mai đã thực hiện đúng khi cổ vũ và tạo điều kiện cho Mai được phát triển sở thích và năng khiếu.

Trường hợp 3:

- Nói về quyền và nghĩa vụ của con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

- H đã không thực hiện đúng do không san sẻ gánh nặng với bố mẹ mà lại một mình chi tiêu riêng.

  1. b) Một số quyền, nghĩa vụ khác giữa cha mẹ và con

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.

  • Không phân biệt đối xử giữa các con; không ngược đãi, ép buộc con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức,.

- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.

  • Có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ và tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi.
  • Giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình...

Câu 3: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 60 mục 2 sgk)

  1. a) Em hãy nhận xét việc làm của Hưng và P trong các trường hợp trên.
  2. b) Theo em, giữa anh chị em trong gia đình có quyền, nghĩa vụ gì?

Trả lời:

  1. a) Nhận xét:

- Hưng đã thực hiện rất tốt quyền và nghĩa vụ của một người anh trong gia đình, biết yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ các em.

- P chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình, thường xuyên bắt nạt em.

  1. b) Quyền và nghĩa vụ giữa anh chị em:

- Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

- Có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Câu 4: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 60, 61 mục 2 sgk)

  1. a) Em hãy nhận xét về tình cảm và việc làm của ông bà Bình, H trong các trường hợp trên và cho biết ai thực hiện đúng/không đúng quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và cháu.
  2. b) Kể thêm quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu mà em biết.

Trả lời:

  1. a) Nhận xét:

- Bình và ông bà đã thực hiện đúng  quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu. Ông bà yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng cháu và cháu kính trọng, yêu thương, biết ơn ông bà.

- H chưa thực hiện quyền và nghĩa vụ của một người cháu đối với ông bà. H chưa yêu thương bà, không kính trọng và chăm sóc cho bà.

  1. b) Một số quyền, nghĩa vụ khác giữa ông bà và các cháu:

- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.

  • Trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

- Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.

  • Trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. a) Nếp sống của gia đình có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
  2. b) Cha mẹ có quyền phân biệt đối xử giữa các con.
  3. c) Giáo dục trẻ em là công việc của nhà trường.

Trả lời

  1. a) Đồng tình. Bởi vì gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của con người.

- Ý nghĩa cơ bản và mục đích của cuộc sống gia đình – đó là giáo dục con cái.

- Gia đình cùng với những mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ là trường học đầu tiên giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất.

- Bố và mẹ, các anh chị, ông và bà là những người giáo dục đầu tiên của trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường và họ vẫn là những người tiếp tục giáo dục khi con cháu họ đã đi học.

  1. b) Không đồng tình. Vì như vậy là vi phạm quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái trong việc đối xử bình đẳng giữa tất cả các con.
  2. c) Không đồng tình. Bởi vì chức năng cơ bản của một gia đình là giáo dục, nuôi dưỡng con người cho xã hội.

- Gia đình là một sự nghiệp to lớn và đầy trách nhiệm, bố mẹ lãnh đạo sự nghiệp đó và chịu trách nhiệm về nó trước xã hội, trước hạnh phúc của mình và cuộc sống của con cái.

- Nhà trường chỉ có thể góp một phần vào sự nghiệp giáo dục con trẻ.

Câu 2: Trong những trường hợp dưới đây, ai thực hiện đúng, ai không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình? Vì sao?

  1. a) N thích học đàn, bạn được bố mua đàn và tìm thầy dạy. Bố khuyến khích N học đàn nhưng luôn nhắc nhở N không được lơ là việc học các môn văn hoá.
  2. b) Được ông bà chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu nên M không nghe lời bố mẹ, lười học, ham chơi. Khi bố mẹ mắng, M tỏ ra không nghe lời vì được ông bà bênh.
  3. c) Bố mẹ H luôn khuyến khích H tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp.
  4. d) Ở nhà, bố thường trao đổi, tham khảo ý kiến A về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Trả lời:

  1. a) Bố N đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Bố N tôn trọng và ủng hộ sở thích của con. Bên cạnh đó không quên giúp đỡ, nhắc nhở con không được lơ là việc học.
  2. b) M không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con đối với bố mẹ, không tôn trọng, lễ phép, nghe lời bố mẹ.
  3. c) Bố mẹ H thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bố mẹ đối với con, lo lắng quan tâm đến việc học hành của con.
  4. d) Bố A thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bố mẹ với con cái, tôn trọng và lắng nghe ý kiến, quan điểm của A.

Câu 3: Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:

  1. a) L và em trai học cùng trường. Nhà trường tố chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hai chị em đều muốn tham gia nhưng bố chỉ cho L đi, còn em trai phải ở nhà vì còn nhỏ.

Nếu là L, em sẽ ứng xử thế nào?

  1. b) S rất thích vẽ và vẽ rất đẹp nên được các bạn bầu làm nhóm trưởng tờ báo tường của lớp. S xin mẹ cho đi học lớp vẽ ở Cung thiếu nhi nhưng mẹ không đồng ý vì sợ học vẽ sẽ ảnh hưởng đến việc học ở trường của S.

Nếu là S, em sẽ ứng xử thế nào?

  1. c) Nhà D có hai anh em, D luôn tranh giành, bắt nạt em. Bố mẹ đi làm giao cho D ở nhà nấu cơm, dọn dẹp, trông em, D luôn nhận việc nhưng khi bố mẹ vừa đi, D liền đi chơi và bắt em làm những việc bố mẹ giao.

Nếu là bạn của D, em có lời khuyên gì cho D?

  1. d) Bà ốm, bố mẹ bận việc nên dặn C ở nhà chăm sóc bà. C từ chối với lý do đã có hẹn đi xem phim cùng các bạn.

Nếu là C, khi được bố mẹ giao việc đó, em sẽ ứng xử thế nào? Vì sao?

Trả lời:

  1. a) Nếu là L, em sẽ thuyết phục bố mẹ đồng ý cho cả em trai cùng đi. Bởi vì chuyến tham quan này là một hoạt động rất bổ ích và học hỏi được nhiều điều, vì vậy xin bố mẹ đồng ý cho em trai đi để được khám phá điều mới và em hứa với bố mẹ sẽ chăm sóc em trai cẩn thận.
  2. b) Nếu là S, em sẽ thuyết phục mẹ rằng em rất thích học vẽ, đi học vẽ ở Cung thiếu nhi không chỉ giúp em nâng cao khả năng vẽ đẹp mà còn giúp em được giải tỏa căng thẳng sau buổi học, và em sẽ cam kết với mẹ rằng sẽ không để ảnh hưởng đến việc học ở trường.
  3. c) Nếu là bạn của D, em sẽ nói với bạn rằng hành vi của D là sai và vi phạm quy định của pháp luật. D không được đối xử với em của mình như thế.
  4. d) Nếu là C, em sẽ đồng ý chăm sóc bà và hẹn với các bạn sẽ đi xem phim vào một hôm khác. Bởi vì việc chăm sóc bà quan trọng hơn việc đi chơi cùng bạn rất nhiều.

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy viết thư cho người thân bày tỏ mong muốn về việc được thực hiện quyền tham gia của em.

Trả lời

Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây

Hà Nội, ngày….. tháng…. năm….

Gửi bà kính yêu của cháu!

Cháu là Vân Anh, đứa cháu gái bé bỏng của bà đây ạ. Đã lâu cháu chưa về quê nên cháu rất nhớ bà và mọi người ở quê. Bà vẫn khỏe chứ ạ? Gia đình cháu trên Hà Nội vẫn tốt bà ạ. Em Bon ngày càng kháu khỉnh và hiếu động, bây giờ em ấy đã biết thêm rất nhiều điều về thế giới xung quanh.

Bà ơi, cháu buồn nhiều lắm! Bố mẹ đăng kí rất nhiều lớp học thêm cho cháu. Cháu biết, bố mẹ rất quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng vào mình, nhưng: bố mẹ chưa từng hỏi cháu có thích những môn học ấy không? Đi học có vui không? Mỗi ngày đi học về, bố mẹ chỉ hỏi cháu: hôm nay được mấy điểm? khiến cháu áp lực vô cùng. Điều làm cháu buồn và tủi thân hơn nữa là việc bố mẹ luôn coi cháu còn quá bẻ bỏng, không hiểu chuyện, nên bố mẹ không cho phép cháu tham gia, phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề trong gia đình. Cháu chỉ mong ước rằng bố mẹ sẽ hiểu mình hơn, sẽ tôn trọng cháu và để cháu tham gia đóng góp ý kiến vào các công việc trong gia đình. Bà ơi, bà giúp cháu tâm sự thêm với bố mẹ cháu với ạ! Chứ cháu thật sự khó mở lời với bố mẹ bà ạ!

Cháu rất nhớ bà, kỳ nghỉ hè sắp tới, cháu sắp được về quê thăm bà rồi! Thư đã dài, cháu xin phép được dừng bút ạ. Cháu chúc bà luôn mạnh khỏe, vui vẻ và yêu đời ạ.

Cháu ngoan của bà

Vân Anh

Nguyễn Thị Vân Anh

Câu 2: Em hãy lập và thực hiện bản kế hoạch điều chỉnh những việc làm của mình cho đúng với nghĩa vụ công dân trong gia đình theo gợi ý dưới đây:

Trả lời

Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây

Các quyền, nghĩa vụ chưa thực hiện

Nguyên nhân chưa thực hiện được

Mong muốn cần đạt

Phương thức điều chỉnh

Thời gian điều chỉnh

- Chưa giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà

- Do mải chơi, lười biếng

- Trở nên chăm chỉ hơn, giúp đỡ bố mẹ chăm sóc em trai và làm việc nhà

- Siêng năng, chăm chỉ

- Ngay hôm nay

- Không được phát biểu, đóng góp ý kiến đối với các công việc trong gia đình

- Bố mẹ cho rằng em còn nhỏ, nên không hiểu chuyện.

- Được phát biểu, đóng góp ý kiến đối với các công việc trong gia đình.

- Tâm sự để bố mẹ hiểu.

- Nhờ ông bà, người thân giúp đỡ nói chuyện với bố mẹ.

- Ngay hôm nay

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word Đáp án Công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay