Đáp án Công nghệ 8 cánh diều Bài 11: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cách sơ cứu người bị tai nạn điện
File đáp án Công nghệ 8 cánh diều Bài 11: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cách sơ cứu người bị tai nạn điện. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án công nghệ 8 cánh diều
BÀI 11. DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN VÀ CÁCH SƠ CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN
Câu hỏi: Hãy kể tên một số dụng cụ trong gia đình có bộ phận cách điện.
Trả lời:
Tua vít, kìm, ủng, găng tay cao su, vỏ dây điện, vỏ ổ cắm điện, vỏ nồi cơm điện...
I. DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN
- Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện
Câu hỏi: Hãy chỉ ra bộ phận cách điện của dụng cụ bảo vệ an toàn điện ở Hình 11.1.
Trả lời:
a), b), c) Tay cầm của dụng cụ.
d), e), g) toàn bộ dụng cụ.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Quan sát Hình 11.2 và cho biết người thợ trong tình huống này đã sử dụng những dụng cụ bảo vệ an toàn điện nào? Hãy nêu cách sử dụng những dụng cụ này sao cho đúng cách và đảm bảo an toàn.
Trả lời:
Người thợ sử dụng tua vít có bộ phận cách điện và găng tay.
Cách sử dụng:
- Cầm vào thân tua vít - bộ phận cách điện.
- Đeo găng tay cách điện bao toàn bộ tay.
- Bút thử điện
Câu hỏi 1: Hãy mô tả cấu tạo của bút thử điện.
Trả lời:
Cấu tạo bút thử điện như hình vẽ sau:
Câu hỏi 2: Vì sao dòng điện qua bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho người sử dụng?
Trả lời:
Nguyên nhân bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho người sử dụng là bởi trong bút thử điện có điện trở có trị số khoảng 106 Ω làm giảm dòng điện chạy qua người, dòng điện qua người nhỏ không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
II. CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN
- Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
Câu hỏi 1: Hãy kể tên các dụng cụ an toàn điện được sử dụng trong Hình 11.6 để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Trả lời:
Sử dụng ván gỗ để đứng (cách điện với mặt đường) và que gỗ đẩy dây điện ra xa để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Câu hỏi 2: Hãy xác định thứ tự các thao tác để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện sao cho hợp lí và an toàn dựa vào các gợi ý dưới đây:
- Tìm các dụng cụ, đồ dùng có thể dùng để tách nạn nhân một cách an toàn.
- Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Quan sát đường điện dẫn đến chỗ có tai nạn để tìm cầu dao, cầu chì, công tắc, aptomat,...
Trả lời:
Quan sát đường điện dẫn đến chỗ có tai nạn để tìm cầu dao, cầu chì, công tắc, aptomat,...
Tìm các dụng cụ, đồ dùng có thể dùng để tách nạn nhân một cách an toàn.
Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Câu hỏi 3: Hãy chọn cách xử lí phù hợp cho từng tình huống sau đây:
- Nạn nhân chạm vào dây điện bị hở cách điện.
- Nạn nhân chạm vào dây điện bị đứt ở ngoài đường.
Trả lời:
- Nạn nhân chạm vào dây điện bị hở cách điện: Ngắt nguồn điện (cầu dao điện, aptomat hoặc rút phích cắm điện...).
- Nạn nhân chạm vào dây điện bị đứt ở ngoài đường: Dùng vật cách điện như thanh gỗ, thanh tre khô, thanh nhựa, ... để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân.
- Sơ cứu nạn nhân
Câu hỏi: Dựa vào Hình 11.7, em hãy nêu cách sơ cứu nạn nhân bị điện giật.
Trả lời:
(1) Đẩy đầu nạn nhân về phía sau, nâng cằm lên cho 2 hàm răng gần như chạm nhau, quan sát và lắng nghe hơi thở nạn nhân.
(2) Nếu nạn nhân không còn thờ, bịt mũi nạn nhân, dùng miệng lấy đầy hơi, ngậm kín miệng nạn nhân, thổi 2 hơi liên tiếp (hơi đầy phổi).
(3) Đặt tay lên vùng giữa ngực nạn nhân, đặt 1 tay lên bàn tay kia, ấn xuống 30 lần.
(4) Tiếp tục hà hơi thổi ngạt 2 lần liên tiếp và ấn tay 30 lần cho đến khi có trợ giúp của nhân viên y tế hoặc nạn nhân tự cử động được.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Kể tên và nêu cách sử dụng một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện mà gia đình em có.
Trả lời:
Găng tay cách điện
Tay áo cách điện
Quần áo chống hồ quang điện
Giày/ủng cách điện
Bút thử điện: Để tay vào kẹp kim loại và chạm đầu bút thử điện vào chỗ cần thử của ổ cắm. Nếu đèn báo sáng thì điểm đó có điện.
Kìm, tua vít, ...