Đáp án công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 14. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí
File đáp án công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 14 An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều
BÀI 14 - AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ
KHỞI ĐỘNG
- Vì sao phải tuân thủ nội quy an toàn lao động trong sản xuất cơ khí? Vì sao phải bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí?
Trả lời:
Phải tuân thủ nội quy an toàn lao động trong sản xuất cơ khí vì an toàn lao động trong sản xuất cơ khí nhằm phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại gây ra thương tật, tử vong, bệnh tật, làm suy giảm sức khoẻ của con người khi làm việc trong các xưởng và nhà máy cơ khí.
Phải bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí vì môi trường phục vụ nhu cầu tồn tại và sinh hoạt của con người. Hiện nay do các hoạt động sản xuất mà môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tính mạng con người.
I. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SARN XUẤT CƠ KHÍ
- An toàn lao động và nguyên nhân gây mất an toàn
- Người công nhân ở hình 14.1 đã dùng biện pháp gì để đảm bảo an toàn? Vì sao?
Trả lời:
Người công nhân ở hình 14.1 đã trang bị đồ bảo hộ lao động.
- Nguyên nhân gây ra tai nạn trong sản xuất cơ khí là gì?
Trả lời:
Một số nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí là:
- Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động.
- Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm.
- Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy an toàn của xưởng.
- Điều kiện an toàn, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo.
- Quan sát hình 14.2, 14.3 và phân tích nguyên nhân gây ra tai nạn đối với người công nhân.
Trả lời:
Khi làm việc với các máy móc cơ khí, thiếu kính bảo hộ khiển người công nhân có thể bị mảnh vỡ bắn vào mắt (hình 14.2).
Công nhân không tuân thủ nội quy về trang phục khi làm việc với máy khiến áo bị cuốn vào máy (hình 14.3).
- Một số biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí
- Nêu các biện pháp chính để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí.
Trả lời:
Để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khi cần thực hiện đúng những biện pháp sau:
- Mỗi thiết bị sản xuất phải có hồ sơ hướng dẫn về cấu tạo, hoạt động và cách thức lập ráp, vận hành, sửa chữa, bảo quản. Tại nơi lắp đặt thiết bị phải có bản quy tắc làm việc với thiết bị đó.
- Cảnh bảo vùng nguy hiểm có nguy cơ gây ra tai nạn lao động để người lao động biết và đề phòng
- Nhà xưởng phải có cửa sổ hoặc cửa trời (bằng kính và có lưới bảo vệ) để thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Bố trí sắp xếp nhà xưởng, đường vận chuyển hợp lí, thuận tiện.
- Trang bị đầy đủ các đồ dùng bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về an toàn lao động cho công nhân, đồng thời xây dựng phương án dự phòng khi có sự cổ bất thường.
- Người lao động thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu, quy định về an toàn lao động trong sản xuất cơ khí
- Quan sát hình 14.5 và cho biết các biển cảnh bảo này được đặt ở các vùng nguy hiểm nào?
Trả lời:
Khu vực có nguồn điện hoặc rò rỉ điện gây nguy hiểm; khu vực hồ quang điện; khu vực máy móc có nguy cơ gây đứt tay, kẹt tay; khu vực ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí.
II. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ
- Một số nguồn gây ô nhiễm từ quá trình sản xuất cơ khí
- Biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí
- Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất cơ khí.
Trả lời:
Một số nguồn gây ô nhiễm từ quá trình sản xuất cơ khí:
- Khí thải và bụi:
- Ô nhiễm không khí trong quá trình hàn, cắt kim loại,...
- Bụi kim loại và hạt mài sinh ra trong quá trình cắt gọt kim loại, mài....
- Bụi sơn phát sinh trong quá trình sơn sản phẩm.
- Nước thải: dung dịch bôi trơn, làm mát sử dụng khi gia công cắt gọt.
- Tiếng ồn: tiếng ồn sinh ra chủ yếu từ các máy gia công.
- Chất thải rắn: mảnh vụn kim loại, giẻ lau, bao bì, cặn dầu nhớt, thùng chứa hoá chất, thiết bị hư hỏng...
- Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.
Trả lời:
Muốn bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khi, cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Thay đổi công nghệ sản xuất với các nguyên nhiên liệu sạch, trang bị những dây chuyển, thiết bị sản xuất không làm ô nhiễm môi trường,..
- Xử lí các chất thải trong quá trình sản xuất trước khi thải ra môi trường.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu để bảo vệ môi trường.
LUYỆN TẬP
- Trình bày nguyên nhân gây ra các tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí dưới đây.
a, Bỏng khi cắt bình nhiên liệu của xe cũ
b, Dây xích của bộ truyền xích văng ra đập vào người
c, Điện giật khi chạm vào phần kim loại của máy
Trả lời:
- Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động.
- Máy móc thiếu thiết bị bảo hiểm.
- Máy móc không đảm bảo cách điện
- Trình bày nguyên nhân gây ra các bệnh nghề nghiệp trong sản xuất cơ khí dưới đây.
a, Bệnh về hô hấp
b, Suy giảm thính lực
Trả lời:
- Do ô nhiễm khí thải và bụi
- Do ô nhiễm tiếng ồn.
VẬN DỤNG
- Tìm hiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường trong một cơ sở sản xuất cơ khi đang hoạt động ở địa phương em.
Trả lời:
- Các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ một cơ sở sản xuất nội thất:
- Khí thải và bụi: Bụi kim loại, bụi sơn, quá trình hàn cắt,...
- Nước thải: Nước tẩy rửa, sơn, chất chống mối mọt,..
- Tiếng ồn từ máy cắt, tiện,...
- Chất thải rắn: vụn kim loại, bao bì,...
- Biện pháp:
- Xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường.
- Thay đổi một số nguyên vật liệu thân thiện mới môi trường.
- Nâng cao ý thức giữ gìn môi trường trong sản xuất.
- Nâng cấp công nghệ sản xuất.