Đáp án công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 8. Phương pháp gia công cắt gọt
File đáp án công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 8 Phương pháp gia công cắt gọt Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều
BÀI 8 - PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CẮT GỌT
KHỞI ĐỘNG
- Hãy cho biết vị trí của quá trình cắt gọt trong quá trình chế tạo cơ khí.
Trả lời:
Quá trình cắt gọt trong quá trình chế tạo cơ khí thường được thực hiện ở nhiều vị trí khác nhau, phụ thuộc vào loại cơ khí cần chế tạo và công đoạn chế tạo cụ thể. Dưới đây là một số vị trí phổ biến của quá trình cắt gọt trong quá trình chế tạo cơ khí:
- Trạm gia công chính: Đây là nơi thực hiện nhiều phương pháp cắt gọt khác nhau như tiện, phay, mài, khoan, và làm xẻ. Trạm gia công chính thường có các máy công cụ CNC và thiết bị gia công khác để tiến hành chế tạo các chi tiết cơ khí.
- Trạm cắt gọt tiên tiến: Đây là nơi sử dụng các phương pháp cắt gọt cao cấp như cắt laser, cắt EDM (Electrical Discharge Machining), hoặc cắt nước để chế tạo các chi tiết phức tạp hoặc đòi hỏi độ chính xác cao.
- Trạm gia công phụ: Ngoài trạm gia công chính, có thể có các trạm gia công phụ để hoàn thiện các chi tiết cơ khí sau khi gia công chính. Các phương pháp cắt gọt như mài nhám, lĩnh vực, hoặc khắc có thể được thực hiện ở trạm này.
- Trạm gia công bề mặt: Quá trình gia công bề mặt, bao gồm mạ kẽm, mạ điện ly, mạ crom hoặc mạ niken, thường được thực hiện ở một trạm gia công riêng biệt. Đây là nơi để cải thiện tính chất bề mặt của các chi tiết cơ khí.
- Trạm kiểm tra chất lượng: Sau khi quá trình cắt gọt hoàn tất, các chi tiết cơ khí thường được kiểm tra chất lượng ở một trạm riêng để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật yêu cầu.
Cần lưu ý rằng, những vị trí này chỉ là một số ví dụ phổ biến và có thể thay đổi tùy thuộc vào quy trình chế tạo cụ thể và yêu cầu của từng dự án cơ khí.
I. PHƯƠNG PHÁP TIỆN
- Khái quát chung
- Quan sát hình 8.1, cho biết các chuyển động của dụng cụ cắt và phôi trong phương pháp tiện.
Trả lời:
(I) Phôi chuyển động quay tròn
(II) Dụng cụ cắt chuyển động tịnh tiến.
- Kể tên những thiết bị và dụng cụ cắt thường được sử dụng trong phương pháp tiện.
Trả lời:
Những thiết bị và dụng cụ cắt thường được sử dụng trong phương pháp tiện là máy tiện và dao tiện.
- Nêu những ưu, nhược điểm của phương pháp tiện.
Trả lời:
- Ưu điểm: Thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và độ chính tác gia công cao
- Nhược điểm: Quá trình mòn của dụng cụ cắt diễn ra nhanh, khả năng tiết kiệm vật liệu thấp, khả năng tạo hình bị hạn chế,...
- Một số khả năng tạo hình của phương pháp tiện
- Kể tên một số dạng bề mặt có thể được tạo hình bằng phương pháp tiện. Đặc điểm chung của các dạng bề mặt này là gì?
Trả lời:
- Phương pháp tiện được sử dụng để gia công một số dạng bề mặt như: mặt đầu, mặt trụ, mặt trụ, mặt côn, mặt ren, mặt tròn xoay,...
- Đặc điểm chung của các dạng bề mặt này là có bề mặt định hình tròn xoay.
- Quan sát hình 8.5 và chỉ ra một số bề mặt thường gia công bằng phương pháp tiện.
Trả lời:
Một số bề mặt thường gia công bằng phương pháp tiện trong hình 8.5: mặt đầu, mặt trụ, mặt ren,...
II. PHƯƠNG PHÁP PHAY
- Khái quát chung
- Phương pháp phay là gì? Để thực hiện cắt gọt thì dụng cụ cắt và phôi phải chuyển động như thế nào?
Trả lời:
- Phay là phương pháp gia công cắt gọt trong đó có dụng cụ cắt quay tròn tạo ra chuyển động cắt.
- Để thực hiện cắt gọt thì dụng cụ cắt phải chuyển động xoay tròn và phôi phải chuyển động tịnh tiến.
- Quan sát hình 8.7, 8.8 và cho biết thiết bị và dụng cụ cắt thường dùng trong phương pháp phay.
Trả lời:
Thiết bị và dụng cụ cắt thường sử dụng là máy phay và dao phay.
- Nêu những ưu, nhược điểm cơ bản của phương pháp phay.
Trả lời:
- Ưu điểm: lưỡi cắt ít bị mòn hơn, tuổi thọ của dao phay cao hơn so với dao tiện
- Nhược điểm: năng suất thấp, tạo rung động mạnh, khó gia công chi tiết mỏng,...
- Một số khả năng tạo hình của phương pháp phay
- Hãy kể tên một số dạng bề mặt có thể tạo hình được bằng phương pháp phay ở hình 8.9.
Trả lời:
Một số dạng bề mặt có thể tạo hình được bằng phương pháp phay ở hình 8.9: mặt phẳng, mặt rãnh,...
- Vì sao các bề mặt có thể tạo hình bằng phương pháp phay đa dạng hơn so với phương pháp tiện?
Trả lời:
Nhờ vào sự đa dạng của dụng cụ gia công và chuyển động tạo hình mà phương pháp phay có thể gia công được nhiều hình dạng bề mặt hơn.
- Quan sát hình 8.10 và chỉ ra một số bề mặt thường gia công bằng phương pháp phay.
Trả lời:
Một số bề mặt thường gia công bằng phương pháp phay: mặt phẳng, mặt rãnh.
III. PHƯƠNG PHÁP KHOAN
- Khái quát chung
- Phương pháp khoan là gì?
Trả lời:
Phương pháp khoan là phương pháp gia công cắt gọt được sử dụng để gia công lỗ trên các sản phẩm.
- Kể tên những thiết bị và dụng cụ cắt thường được sử dụng trong phương pháp khoan.
Trả lời:
Phương pháp khoan có thể thực hiện trên nhiều máy công cụ như: máy tiện, máy phay,... với dụng cụ cắt là mũi khoan.
- Nêu những ưu, nhược điểm của phương pháp khoan.
Trả lời:
- Ưu điểm: năng suất cao và gia công được lỗ trên phôi đặc mà mà các phương pháp gia công cắt gọt khác bị hạn chế
- Nhược điểm: thường dùng cho những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật không cao, thường tạo ra khá nhiều bụi của sản phẩm gia công gây hại đến sức khỏe người lao động và ảnh hưởng môi trường.
- Một số khả năng tạo hình của phương pháp khoan
- Quan sát hình 8.14 và cho biết phương pháp khoan có thể gia công những loại lỗ như thế nào?
Trả lời:
Phương pháp khoan có thể gia công những loại lỗ: lỗ thông suốt, lỗ không thông suốt.
- Quan sát hình 8.15 và chỉ ra một số lỗ có thể gia công bằng phương pháp khoan?
Trả lời:
Một số lỗ có thể gia công bằng phương pháp khoan: lỗ thông suốt, lỗ không thông suốt.
LUYỆN TẬP
- So sánh các phương pháp gia công tiện, phay và khoan.
Trả lời:
- Giống: Đều là phương pháp gia công cắt gọt
- Khác:
Tiêu chí | Tiện | Phay | Khoan |
Khái niệm | Tiện là phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện nhờ chuyển động chính của phôi và bàn dao | Là phương pháp gia công cắt gọt trong đó có dụng cụ cắt quay tròn tạo ra chuyển động cắt | Là phương pháp gia công cắt gọt được sử dụng để gia công lỗ trên các sản phẩm |
Thiết bị và dụng cụ cắt | Máy tiện và dao tiện | Máy phay và dao phay | Thiết bị: máy tiện, máy phay,... với dụng cụ cắt là mũi khoan |
Chuyển động của dụng cụ cắt và phôi | Phôi chuyển động quay tròn Dụng cụ cắt chuyển động tịnh tiến | Dụng cụ cắt chuyển động xoay tròn và phôi chuyển động tịnh tiến | |
Gia công trên bề mặt | Mặt đầu, mặt trụ, mặt trụ, mặt côn, mặt ren, mặt tròn xoay,... | Mặt phẳng, mặt rãnh,... | Lỗ thông suốt, lỗ không thông suốt |
Ưu, nhược điểm | Ưu điểm: Thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và độ chính tác gia công cao Nhược điểm: Quá trình mòn của dụng cụ cắt diễn ra nhanh, khả năng tiết kiệm vật liệu thấp, khả năng tạo hình bị hạn chế,... | Ưu điểm: lưỡi cắt ít bị mòn hơn, tuổi thọ của dao phay cao hơn so với dao tiện Nhược điểm: năng suất thấp, tạo rung động mạnh, khó gia công chi tiết mỏng,... | Ưu điểm: năng suất cao, gia công được lỗ trên phôi đặc Nhược điểm: dùng cho những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật không cao, thường tạo ra khá nhiều bụi của sản phẩm gia công |
VẬN DỤNG
- Tìm hiểu một số sản phẩm cơ khí có sử dụng phương pháp phay, tiện và khoan trong sản xuất.
Trả lời:
- Phương pháp phay: cháu kẹp, khớp nối, trục then hoa,...
- Phương pháp tiện: trục vít, trục bậc, bạc lót,...
- Phương pháp khoan: mặt bích, đĩa phanh xe máy, vỏ máy,...
=> Giáo án Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 8: Phương pháp gia công cắt gọt