Đáp án Địa lí cánh diều bài 28: Địa lí giao thông vẫn tải và bưu chính viễn thông phần 2

File Đáp án Địa lí 10 cánh diều bài 28: Địa lí giao thông vẫn tải và bưu chính viễn thông. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 27. ĐỊA LÍ GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Bưu chính viễn thông

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 27.8, hãy nêu vai trò của ngành bưu chính viễn thông. Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

* Vai trò của ngành bưu chính viễn thông:

- Tạo ra những điều kiện cần thiết cho các hoạt động kinh tế phát triển; tác động đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thay đổi cách thức tố chức nền kinh tế.

=> Ví dụ: Dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, giữa nước ta với thế giới, nhờ sự phát triển tân tiến của ngành bưu chính viễn thông mở những cơ hội to lớn cho các nhà đầu tư, cho các doanh nghiệp vào Việt Nam.

- Góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế.

=> Ví dụ: Cung cấp những phương tiện thông tin nhanh chóng và chuẩn xác giúp trao đổi thông tin, giao lưu giữa các vùng nhanh chóng, cơ sở hạ tầng nước ta đang phát triển với độ phủ rộng khắp, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả trong nước và với thế giới.

- Tác động tích cực đến phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần và đảm bảo an ninh quốc gia.

=> Ví dụ: Ngành bưu chính viễn thông đảm bảo chuyển thư từ, bưu phẩm, điện báo và nhiều dịch vụ khác; đảm bảo thông suốt thông tin trong cứu hộ, cứu nạn, ứng phó vs thiên tai,… việc phát triển cũng mang lại những tiềm năng, những ngành nghề mới giải quyết việc làm và nâng cao trình độ dân trí.

Câu 2: Quan sát hình 27.9, hãy nêu đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông.

Trả lời:

Đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông:

  • Tạo ra mạng lưới bưu chính và mạng lưới truyền thông tin đến mọi nơi trong nước và các địa điểm cách xa nhau trên Trái Đất, phục vụ nhu cầu sản xuất và xã hội.
  • Nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính.
  • Sử dụng các thiết bị kết hợp với vệ tinh và internet cung ứng dịch vụ từ xa không cần sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ.
  • Sử dụng dịch vụ của nhiều ngành, trong đó quan trọng nhất là công nghiệp điện tử - tin học, giao thông vận tải, nghiên cứu và phát triển (R&D), dịch vụ thiết kế,...

Câu 3: Đọc thông tin, hãy lựa chọn, phân tích một hoặc hai nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông.

Trả lời:

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông:

- Trình độ phát triển kinh tế: kinh tế càng phát triển, nhu cầu dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng nhiều, quy mô của ngành ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh.

=> Ví dụ: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel trở thành doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin số 1 Việt Nam, đặt mục tiêu chuyển dịch thành một doanh nghiệp viễn thông số, có dịch vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng số 1 tại Việt Nam; tiên phong về công nghệ 5G, IoT, hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số, đưa tỷ trọng doanh thu dịch vụ số tương đương với các nhà mạng trong khu vực và trên thế giới.

- Khoa học — công nghệ: tạo ra nhiều cách thức chuyển phát và các dịch vụ bưu chính mới, thay đổi và xuất hiện nhiều thiết bị viễn thông hiện đại với tốc độ cao, các phương tiện và phương thức truyền thông tin tới khắp mọi nơi trên thế giới.

=> Ví dụ: Ở Việt Nam thời gian qua, các doanh nghiệp đã đầu tư hạ tầng mạng viễn thông với mạng cáp quang phủ đến 100% xã, phường; phủ sóng mạng di động (2G, 3G, 4G) tới 99,8% dân số, thử nghiệm 5G tại 16 tỉnh, thành phố. => Cả nước có khoảng 71 triệu người dùng internet, chiếm hơn 2/3 dân số. Tốc độ dịch vụ internet băng rộng cố định đạt 68,50Mbps, đứng thứ 42/181 quốc gia, vùng lãnh thổ (tăng 14 bậc so với năm 2020), tốc độ dịch vụ băng rộng di động (3G, 4G) đạt 35,14Mbps, đứng thứ 48/141 (tăng 9 bậc so với 2020). Đây được coi là những điều kiện cần thiết, sẵn sàng cho chuyển đổi số quốc gia.

- Vốn đầu tư: mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông.

=> Ví dụ: Trên địa bàn các tỉnh thành nước ta đang tăng cường đầu tư, nâng cấp hạ tầng, mở rộng dung lượng băng thông kết nối; tăng vùng phủ băng thông tới cấp tỉnh, huyện, xã để đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ trực tuyến của các cấp, chính quyền và người dân.

- Mức sống dân cư, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ sở hạ tầng,…

=> Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật giúp phát triển các ngành cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 4: Đọc thông tin, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành bưu chính.

Trả lời:

- Tình hình phát triển:

  • Nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới đã xuất hiện.
  • Mạng bưu cục không ngừng mở rộng và nâng cấp.
  • Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời (chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, điện hoa, tiết kiệm qua bưu điện,...).

- Phân bố ngành bưu chính:

  • Mọi quốc gia và người dân đều sử dụng dịch vụ bưu chính.
  • Toàn thế giới: khoảng 1,5 tỷ người đang sử dụng dịch vụ tài chính bưu chính.

Câu 5: Đọc thông tin, hãy nêu tình hình phát triển và phân bố của ngành viễn thông.

Trả lời:

* Tình hình phát triển:

- Đa dạng, phong phú, diễn ra với tốc độ nhanh.

- Công nghệ ngày càng hiện đại (công nghệ số, thực tế ảo,…)

- Dịch vụ viễn thông đóng góp tới 1/5 GDP toàn cầu.

 Cụ thể:

  • Điện thoại: Năm 2000, bình quân máy điện thoại trên 100 dân là 11,9, đến năm 2019 con số này đã tăng lên 107,7, riêng điện thoại thông minh là 68,9.
  • Máy tính cá nhân: Năm 2019, toàn thế giới có 1 100 triệu chiếc máy tính cá nhân được sử dụng, bình quân số máy tính cá nhân trên 100 dân là 14,3 máy. -> trở thành phương tiện thiết yếu trong đời sống kinh tế - xã hội.
  • Internet: Năm 2019, có 4 333 triệu người trên toàn thế giới sử dụng, trong đó 80% truy cập bằng thiết bị di động, riêng bằng điện thoại thông minh chiếm tới 52,7%.

* Phân bố ngành viễn thông: rộng khắp toàn thế giới.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy lập bảng theo mẫu sau để thấy được đặc điểm của các loại hình giao thông vận tải.

Trả lời:

Loại hình giao thông vận tải

Đặc điểm

Đường ô tô

- Ưu: Cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình, khí hậu, có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình, đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng.

- Nhược: Tốn nhiên liệu vận chuyển, gây nhiều tai nạn, ô nhiễm môi trường, dễ gây tai nạn giao thông đường ô tô.

Đường sắt

- Ưu: Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa, tốc độ nhanh, ổn định, mức đô an toàn và tiện nghi cao giúp tiết kiệm thời gian.

- Nhược: Không linh hoạt -> chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn.

Đường biển

- Ưu: Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của thế giới, có thể vận chuyển trên những tuyến đường quốc tế khá dài, thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế giữa các khu vực trên thế giới.

- Nhược: Luôn đe dọa gây ô nhiễm biển và đại dương.

Đường hàng không

- Ưu: Tốc độ vận chuyển nhanh, thời gian vận chuyển ngắn.

- Nhược: Cước phí vận tải cao, quy trình quản lí khắt khe, vốn đầu tư lớn, vận chuyển hạn chế ở một số mặt hàng và khối lượng.

Câu 2: Phân biệt hoạt động bưu chính và viễn thông.

Trả lời:

* Phân biệt hoạt động bưu chính và viễn thông

  1. Bưu chính:

Dịch vụ hoạt động thông tin liên lạc, thực hiện việc nhân, vận chuyển, trao đổi thư tín, bưu kiện, bưu phẩm, chuyển tiền từ người gửi đến người nhận.

-> Là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế.

  1. Viễn thông:

Là loại hình liên lạc bằng các tuyến truyền tín hiệu qua cáp liên lạc hoặc bằng sóng điện tử (dải sóng vô tuyến điện và các dải sóng quang) giữa các điểm cách xa nhau.

Trên các tuyến viễn thông, có thể truyền di các loại tín hiệu âm thanh, hình ảnh hoặc số liệu

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy thu thập thông tin tìm hiểu về một loại hình giao thông vận tải hoặc dịch vụ bưu chính viễn thông ở địa phương em.

Trả lời:

* Ví dụ: Cảng biển ở Thành phố Hồ Chí Minh

- Với đặc điểm nhiều sông, kênh rạch, tiếp biển, trong quá trình phát triển, thành phố Hồ Chí Minh luôn gắn liền với thương mại quốc tế thông qua hệ thống cảng biển.

- Theo thống kê của Sở Giao thông - Vận tải thành phố Hồ Chí Minh:

  • Trung bình hằng ngày có khoảng 19.000 đến 20.000 lượt xe ô tô, đặc biệt, có ngày lên đến 26.000 lượt xe ra vào Cảng Cát Lái.
  • Cảng biển thành phố Hồ Chí Minh là cảng biển tổng hợp đầu mối khu vực loại 1 với sản lượng hàng hóa lưu thông cao nhất cả nước.
  • Chỉ riêng Cảng Cát Lái đảm nhận 33% khối lượng hàng container xuất nhập khẩu của cả nước.
  • Theo dự báo, lượng hàng hóa thông qua cảng biển thành phố đến năm 2030 đạt 236,9 triệu tấn, trong đó, riêng lượng hàng container khoảng 9,14 triệu teus (đơn vị đo sức chứa của tàu hoặc bến container).

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay