Đáp án Địa lí cánh diều bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí

File Đáp án Địa lí 10 cánh diều bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 7. KHÍ QUYỂN. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ

 

Khái niệm khí quyển

Câu 1: Đọc thông tin, hãy nêu khái niệm khí quyển.

Trả lời:

Khái niệm khí quyển:

- Khí quyền là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời. Bao gồm các thành phần: khi ni-tơ (78 %), khí ô-xy (21 %), hơi nước, khí cac-bo-mic và các khí khác (1 %). Cấu tạo gồm một số tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt và tầng ngoài cùng.

Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Câu 1: Đọc thông tin và dựa vào bảng 7, hãy trình bày sự phân bố nhiệt độ, không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí.

Trả lời:

- Sự phân bố nhiệt độ, không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí được thể hiện:

  • Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ờ khu vực chí tuyến. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao (xích đạo đến cực).
  • Biên độ nhiệt năm thấp nhất ở xích đạo. Biên độ nhiệt lại tăng dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao (xích đạo đến cực).

- Nguyên nhân: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt nhận được giảm.

Câu 2: Đọc thông tin và quan sát hình 7.1, hãy:

- Nhận xét sự thay đổi của nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và biên độ nhiệt độ năm ở các địa điểm nằm từ tây sang đông trên khoảng vĩ tuyến 48oB.

- Trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo lục địa, đại dương.

Trả lời:

- Sự thay đổi của nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và biên độ nhiệt năm ở các địa điểm trên cùng khoảng vĩ tuyến 48oB:

  • Tháng 1: nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ tây sang đông.
  • Tháng 7: nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ đông sang tây.
  • Biên độ nhiệt năm tăng dần từ tây sang đông.

* Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo lục địa, đại dương:

  • Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.
  • Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.
  • Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng.

- Nguyên nhân: Do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau và càng xa đại dương tính chất lục địa càng tăng dần.

Câu 3: Đọc thông tin và quan sát hình 7.2, hãy:

- So sánh nhiệt độ tại bốn điểm A, B, C và D. Tại sao có sự khác nhau về nhiệt độ ở các địa điểm đó?

- Trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí theo địa hình.

Trả lời:

- So sánh nhiệt độ tại bốn điểm A, B, C và D:

  • Nhiệt độ tại điểm A < Nhiệt độ tại điểm B < Nhiệt độ tại điểm C < Nhiệt độ tại điểm D.

=> Giải thích: nhiệt độ thay đổi theo độ cao địa hình, càng lên cao nhiệt độ càng giảm nên nhiệt độ tại điểm A cao thấp và nhiệt độ tại điểm D cao nhất.

- Sự phân bố nhiệt độ không khí theo địa hình:

  • Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình cứ 100m giảm 0,60C.
  • Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi (sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng.

 => Nguyên nhân hình thành: Góc nhập xạ khác nhau, tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật và các hoạt động sản xuất của con người,…

LUYỆN TẬP

Câu 1: Sự thay đổi bức xạ mặt trời có tác động như thế nào đến sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí?

Trả lời:

Nhiệt độ của lớp không khí này vừa chịu ảnh hưởng của bức xạ Mặt Trời vừa chịu ảnh hưởng rất lớn của bức xạ mặt đất do mặt đất tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rồi lại tỏa vào không khí. Sự khác nhau được thể hiện:

- Ban ngày: Mặt Trời càng lên cao thì cường độ bức xạ Mặt Trời càng lớn, nhiệt độ không khí gần mặt đất lên cao.

- Ban đêm" khi bức xạ Mặt Trời không có thì bức xạ mặt đất cũng yếu dần nên nhiệt độ của lớp không khí gần sát mặt đất cũng xuống thấp.

VẬN DỤNG

Câu 1: Tại sao vào mùa hè, mọi người thường đi du lịch ở các vùng ven biển hoặc vùng núi?

Trả lời:

Vào mùa hè: Mọi người thường đi du lịch ở các vùng ven biển hoặc vùng núi.

=> Giải thích: hai nơi này có không khí mát mẻ, nhiệt độ ôn hòa:

  • Nước biển ở vùng ven biển giúp điều hòa khí hậu, giúp cho mùa hè mát hơn, mùa đông ấm hơn.
  • Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (lên cao 100m giảm 0,6 độ C), vì vậy người ta lên vùng núi cao nhiệt độ sẽ giảm, khí hậu mát mẻ quanh năm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay