Đáp án Hóa học 9 chân trời Bài 16: Tính chất chung của kim loại
File đáp án Hóa học 9 chân trời sáng tạo Bài 16. Tính chất chung của kim loại. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo
BÀI 16. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI
Mở đầu: Xung quanh ta có nhiều đồ vật, máy móc, thiết bị làm bằng kim loại. Mỗi kim loại có thể được dùng để sản xuất ra nhiều sản phẩm dựa vào tính chất của kim loại, chẳng hạn dây điện có lõi bằng đồng, dụng cụ đun nấu làm bằng nhôm,… Các kim loại có những tính chất gì giống và khác nhau?
Đáp án:
Các kim loại có những tính chất giống nhau như sau: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, và ánh kim.
Những tính chất khác nhau giữa các kim loại: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt…
1. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI
Câu 1: Vì sao người ta có thể cán mỏng hoặc uốn cong các vật liệu làm từ nhôm một cách dễ dàng?
Đáp án:
Người ta có thể cán mỏng hoặc uốn cong các vật liệu làm từ nhôm một cách dễ dàng bởi vì nhôm là kim loại có tính dẻo cao.
Câu 2: Trong thực tế, dây dẫn điện thường được làm từ kim loại nào? Vì sao bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất nhưng không được sử dụng để làm dây dẫn điện?
Đáp án:
Trong thực tế, dây dẫn điện thường được làm từ đồng. Bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất nhưng không được sử dụng để làm dây dẫn điện bởi vì bạc là kim loại quý, giá thành rất cao.
Câu 3: Trước khi bóng đèn LED ra đời, bóng đèn sợi đốt với dây tóc được làm từ kim loại Tungsten (W) được sử dụng rất phổ biến. Dựa vào tính chất vật lý nào mà kim loại tungsten được sử dụng làm dây tóc bóng đèn?
Đáp án:
Kim loại Tungsten (W) có nhiệt độ nóng chảy rất cao, lên đến 3410 độ C, vì thế kim loại này được sử dụng làm dây tóc bóng đèn.
Luyện tập: Hãy giải thích vì sao thủy ngân được sử dụng làm chất lỏng trong nhiệt kế để đo nhiệt độ
Đáp án:
Thủy ngân được sử dụng làm chất lỏng trong nhiệt kế để đo nhiệt độ theo nguyên lý sự giãn nở của thuỷ ngân theo nhiệt độ: Thủy ngân sẽ nở ra (cột nhiệt độ chạy lên) hay co lại (nhiệt độ kéo tụt xuống dưới ống) tùy thuộc vào nhiệt độ cần đo nóng hay lạnh, từ đó thang đo nhiệt độ sẽ thể hiện số tương ứng với nhiệt độ hiện tại.
2. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA KIM LOẠI
Câu 4: Vì sao một số kim loại như magnesium, kẽm để lâu ngoài không khí sẽ mất đi ánh kim ban đầu?
Đáp án:
Một số kim loại như magnesium, kẽm để lâu ngoài không khí sẽ có phản ứng với oxygen tạo thành oxide kim loại, vì thế mà mất đi ánh kim của kim loại ban đầu.
Câu 5: Phản ứng giữa kim loại với các phi kim khác nhau có tạo thành sản phẩm giống nhau không? Giải thích
Đáp án:
Phản ứng giữa kim loại với các phi kim khác nhau không tạo thành sản phẩm giống nhau. Mỗi nguyên tố phi kim khác nhau khi phản ứng với kim loại lại cho một sản phẩm chứa phi kim tương ứng, nên sản phẩm thu được sẽ không giống nhau.
Luyện tập: Viết phương trình hóa học của các phản ứng:
- Zn + O2 ?
- Na + Cl2 ?
- K + S ?
Đáp án:
Zn + O2 ZnO (có điều kiện nhiệt độ)
2Na + Cl2 2NaCl
K + S K2S
Câu 6: Theo em, khi cho mẩu sodium vào nước thì sẽ diễn ra sự biến đổi vật lí hay hóa học? Vì sao dung dịch trong chậu thủy tinh lại chuyển sang màu hồng?
Đáp án:
Khi cho mẩu sodium vào nước thì sẽ diễn ra sự biến đổi hóa học.
Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra:
2Na + 2H20 2NaOH + H2
Dung dịch trong chậu thủy tinh (có pha thêm vài giọt phenolphthalein) chuyển sang màu hồng, lí do vì NaOH là kiềm, khiến cho môi trường sinh ra có pH>7, làm phenolphthalein chuyển hồng.
Luyện tập: Viết phương trình hóa học của phản ứng sau:
K + H20 ?
Đáp án:
2K + 2H20 2KOH + H2
Câu 7: Hãy cho biết sản phẩm tạo thành khi cho kim loại aluminium vào dung dịch hydrochloric acid. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra
Đáp án:
Mảnh kim loại aluminium tan dần, có bọt khí thoát ra.
Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra:
2Al + 6HCl —> 2AlCl3 + 3H2
Câu 8: Hãy dự đoán và viết phương trình hóa học của phản ứng khi cho kim loại đồng vào dung dịch silver nitrate (AgNO3)
Đáp án:
Đồng đứng trước bạc trong dãy hoạt động hóa học vì vậy đồng có thể đẩy được bạc ra khỏi dung dịch muối silver nitrate (AgNO3)
Phương trình hóa học:
Cu + 2AgNO3 —> Cu(NO3)2 + 2Ag
Luyện tập: Em hãy thiết kế sơ đồ tư duy để hệ thống lại tính chất hóa học chung của kim loại
Đáp án:
Vận dụng: Vì sao các đồ dùng (cửa, bàn ghế, …) làm từ vật liệu kim loại thường phải sơn phủ một lớp trên bề mặt?
Đáp án:
Các đồ dùng (cửa, bàn ghế, …) làm từ vật liệu kim loại thường phải sơn phủ một lớp trên bề mặt để hạn chế quá trình kim loại phản ứng với oxygen trong không khí (quá trình oxy hóa) - tác nhân gây nên hiện tượng gỉ sét.
3. MỘT SỐ KHÁC BIỆT VỀ TÍNH CHẤT GIỮA CÁC KIM LOẠI THÔNG DỤNNG
Vận dụng: Vì sao các nhà khảo cổ khi khám phá thấy những đồ vật bằng vàng thường vẫn còn nguyên vẹn, không bị hoen gỉ?
Đáp án:
Vàng là kim loại không phản ứng với oxygen, không bị oxy hóa, do đó những đồ vật bằng vàng vẫn còn nguyên vẹn, không bị hoen gỉ sau nhiều năm.
=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 16: Tính chất chung của kim loại