Đáp án Hóa học 9 chân trời Bài 27: Glucose và saccharose

File đáp án Hóa học 9 chân trời sáng tạo Bài 27. Glucose và saccharose. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo

BÀI 27. GLUCOSE VÀ SACCHAROSE

Mở đầu: Các loại ngũ cốc, mật ong, mía, nho,… đều có thành phần chủ yếu là carbonhydrate

Carbonhydrate là gì? Hợp chất náy gồm những nguyên tố nào, công thức hóa học là gì? Tính chất và ứng dụng của nó trong đời sống?

Đáp án:

Carbonhydrate là những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố chỉ gồm C, H, O và thường có công thức chung là Cn(H2O)m. Carbonhydrate có nhiều tính chất và ứng dụng quan trọng trong đời sống.

1. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỐ, CÔNG THỨC CHUNG, CÔNG THỨC PHÂN TỬ CỦA CARBONHYDRATE

Câu 1: Hãy nêu nhận xét về công thức của các hợp chất phổ biến trong nhóm carbonhydrate (glucose, saccharose, tinh bột,…)

Đáp án:

Công thức của các hợp chất phổ biến trong nhóm carbonhydrate (glucose, saccharose, tinh bột,…) đều có dạng Cn(H2O)m

2. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA GLUCOSE VÀ SACCHAROSE

Câu 2: Vì sao đường tinh luyện được sản xuất từ nước ép của củ cải đường, cây mía?

Đáp án:

Trong nước ép của củ cải đường và cây mía chứa hàm lượng đường rất cao, đây là những loại cây, củ dễ trồng, cho hiệu quả kinh tế tốt, chi phí canh tác thấp…

Luyện tập: Hãy liệt kê một số loại củ, quả có chứa nhiều glucose hoặc saccharose

Đáp án:

Một số loại củ, quả có chứa nhiều glucose: nho, chuối, vải thiều…

Một số loại củ, quả có chứa nhiều saccharose: mía, củ cải đường, thốt nốt…

Câu 3: Chỉ dựa vào tính chất vật lý, em có phân biệt được glucose và saccharose không? Giải thích

Đáp án:

Chỉ dựa vào tính chất vật lý, khó có thể phân biệt được glucose và saccharose. Vì lý do cả hai chất đều là chất rắn, dạng tinh thể không màu, không mùi, vị ngọt, tan tốt trong nước. Khối lượng riêng của cả hai chất cũng tương đương nhau (glucose là 1,56 g/,  saccharose là 1,587 g/).

Vận dụng: Glucose có nhiều trong các loại trái cây chín ngọt. Theo em, người mắc bệnh tiểu đường có nên ăn nhiều trái cây chín ngọt không? Giải thích

Đáp án:

Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều trái cây chín ngọt không. Việc làm này sẽ làm tăng lượng glucose trong cơ thể người bệnh, làm tình trạng tiểu đường càng thêm nghiêm trọng.

3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA GLUCOSE VÀ SACCHAROSE

Câu 4: Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra ở Thí nghiệm bên

Đáp án:

Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm,

Câu 5: Viết phương trình hóa học xảy ra của quá trình lên men glucose tạo thành ethylic alcohol

Đáp án:

C6H12O6 (glucose) —> 2C2H5OH + 2CO2 (phản ứng có xúc tác enzyme)

Câu 6: Viết phương trình hóa học của phản ứng thủy phân saccharose. Theo em, có thể dùng thêm phản ứng hóa học nào để xác định được phản ứng thủy phân saccharose đã xảy ra?

Đáp án:

Phương trình hóa học của phản ứng thủy phân saccharose:

C12H22O11 + H2O —> C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose)

Phản ứng có xúc tác acid hoặc enzyme.

Để xác định được phản ứng thủy phân saccharose đã xảy ra, ta có thể dùng thêm phản ứng hóa học tráng gương (khi đó sẽ có phản ứng tráng gương xảy ra, chứng tỏ trong dung dịch sau phản ứng có glucose, đồng nghĩa với việc saccharose đã bị thủy phân).

4. VAI TRÒ, ỨNG DỤNG CỦA GLUCOSE VÀ SACCHAROSE

Câu 7: Em hãy cho biết vai trò của glucose đối với con người và động vật

Đáp án:

Vai trò của glucose đối với con người và động vật: glucose cung cấp năng lượng cho con người và động vật. Hầu hết các tế bào trong cơ thể đều cần có glucose để hoạt động.

 

Luyện tập: Hãy cho biết một số ứng dụng của glucose trong đời sống

Đáp án:

Một số ứng dụng của glucose trong đời sống: pha chế dịch truyền, tráng bạc, sản xuất vitamin C…

 

Câu 8: Em hãy cho biết thêm một số ứng dụng của saccharose

Đáp án:

Một số ứng dụng khác của saccharose:

Công nghiệp thực phẩm: saccharose là chất phụ gia tạo ngọt hoặc nguyên liệu đường chính trong bánh, kẹo, siro, mứt,…

Y tế: saccharose được dùng như thành phần của thuốc điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện hội chứng bỏng rát lưỡi, ho,...

Khoa học - công nghệ: saccharose được dùng để sản xuất isomaltulose nhờ vi khuẩn Enterobacter sp. Isb-25.

Câu 9: Hãy nêu một số tác hại của việc sử dụng quá nhiều đường. Theo em, bổ sung đường cho cơ thể như thế nào là hợp lí?

Đáp án:

Một số tác hại của việc sử dụng quá nhiều đường: Gây ra tình trạng glucozo trong máu, làm cơ thể suy nhược và mệt mỏi, Làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim, Cản trở chức năng miễn dịch của cơ thể, Gây thiếu chất crôm, Đẩy nhanh quá trình lão hoá, Ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng, Gây lo âu, trầm cảm…

Bổ sung đường một cách hợp lí bằng cách:

Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, socola, nước giải khát…

Bổ sung hoa quả tươi thay vì nước ép trái cây đóng hộp...

Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên; uống nhiều nước; ăn nhiều chất xơ; ngủ đủ giấc; kiểm soát khẩu phần ăn.... là những cách giúp bạn cải thiện sức khỏe và giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

Vận dụng: Con người và một số động vật luôn cần một lượng đường nhất định để duy trì hoạt động của cơ thể. Nhưng nếu chúng ta đưa vào cơ thể quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh.

Em hãy cho biết một số bệnh do sử dụng đường không hợp lí gây ra

Đáp án:

Một số bệnh do sử dụng đường không hợp lí gây ra: các bệnh về tim mạch, béo phì, tiểu đường… dễ gây nên các bệnh ung thư.

=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 27: Glucose và saccharose

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Hóa học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay