Đáp án Hóa học 9 chân trời Bài 26: Lipid và chất béo

File đáp án Hóa học 9 chân trời sáng tạo Bài 26. Lipid và chất béo. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

BÀI 26. LIPID VÀ CHẤT BÉO

Mở đầu: Lipid có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Hình bên giới thiệu một số thực phẩm cung cấp lipid cho cơ thể.

Chất béo có cấu tạo và tính chất gì? Lipid có phải là chất béo không?

Đáp án:

Cấu tạo của chất béo: chất béo là ester của glycerol với các acid béo. Công thức chung của chất béo tạo bởi glycerol với acid béo (RCOOH) có dạng (RCOO)3C3H5; với R là ký hiệu các gốc hydrocarbon như C17H35-, C15H31-,C17H31-,...

Tính chất của chất béo:

  • Tính chất vật lý: Ở điều kiện thường, chất béo có thể ở thể rắn (mỡ động vật, bơ) hoặc thể lỏng (dầu thực vật). Chất béo không tan trong nước, tan trong một số dung môi hữu cơ (xăng, chloroform,...).
  • Tính chất hóa học: Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH hoặc dung dịch KOH, ta thu được glycerol và muối sodium hoặc potassium của acid béo (dùng để sản xuất xà phòng). Phản ứng này được gọi là phản ứng xà phòng hóa. Phương trình hóa học của phản ứng xà phòng hóa có dạng tổng quát như sau:

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH —> 3RCOONa + C3H5(OH)3 (có nhiệt độ)

Lipid là những hợp chất hữu cơ phức tạp có trong tế bào sống (như chất béo, sáp ong…) không tan trong nước nhưng tan trong một số dung môi hữu cơ (xăng, chloroform,...). Khái niệm lipid rộng hơn chất béo, vì vậy chất béo là lipid, nhưng lipid có thể không phải là chất béo.

1. KHÁI NIỆM VỀ LIPID – CHẤT BÉO

Câu 1: Hãy liệt kê một số thực phẩm cung cấp lipid cho con người

Đáp án:

Một số thực phẩm cung cấp lipid cho con người: dầu mè, dầu dừa, mỡ động vật, bơ…

Câu 2: Hãy cho biết một số chất béo thường gặp trong tự nhiên

Đáp án:

Một số chất béo thường gặp trong tự nhiên: dầu mè, dầu dừa, mỡ động vật, bơ…

2. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT BÉO

Câu 3: Quan sát Hình 26.2, hãy so sánh khả năng tan trong nước và trong xăng của dầu ăn

Đáp án:

Dầu ăn tan trong xăng, không tan trong nước.

Câu 4: Theo em, khi đun nóng (C15H31COO)3C3H5 (tripalmitin) với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp sẽ thu được những sản phẩm gì?

Đáp án:

Khi đun nóng (C15H31COO)3C3H5 (tripalmitin) với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp sẽ thu được những sản phẩm: glycerol C3H5(OH)3 và palmitic acid C15H31COOH.

3. VAI TRÒ CỦA LIPID

Câu 5: Vì sao cần phải đảm bảo đủ lượng lipid cho cơ thể?

Đáp án:

Cần phải đảm bảo đủ lượng lipid cho cơ thể vì lipid giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người như tham gia cấu tạo màng tế bào, cung cấp năng lượng, giúp ổn định thân nhiệt cơ thể, tăng hoạt động trí não,... Ngoài ra lipid hòa tan được vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E,... giúp cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng.

4. ỨNG DỤNG CỦA CHẤT BÉO

Câu 6: Chất béo được sử dụng như thế nào trong đời sống, sản xuất?

Đáp án:

Trong đời sống, sản xuất, chất béo được sử dụng để sản xuất xà phòng, chế biến thực phẩm. Một số quốc gia (Hoa Kỳ, Canada, Úc,...) tái chế dầu thực vật đã qua sử dụng để làm nhiên liệu cho động cơ diesel

 

Luyện tập: Em hãy liệt kê thêm một số sản phẩm trong đời sống được chế biến từ chất béo

Đáp án:

Một số sản phẩm trong đời sống được chế biến từ chất béo: xà phòng, glycerol, bánh kẹo, dược phẩm…

 

Câu 7: Theo em, nên sử dụng chất béo như thế nào cho phù hợp trong việc ăn uống hằng ngày để có cơ thể khỏe mạnh, tránh được bệnh béo phì

Đáp án:

Trong việc ăn uống hằng ngày, để có cơ thể khỏe mạnh, tránh được bệnh béo phì, chúng ta cần phải sử dụng lượng chất béo cung cấp cho cơ thể một cách hợp lý. Cần ăn đủ lượng chất béo, kết hợp vận động (thể dục, thể thao) một cách phù hợp.

 

Vận dụng: Em hãy tìm hiểu và trình bày cách làm xà phòng từ chất béo có sẵn ở nhà

Đáp án:

Cách làm xà phòng tại nhà:

Nguyên liệu: dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH với nước); chất béo sẵn có (như dầu, bơ…), hương liệu, chất tạo màu, các nguyên liệu bổ sung khác (như cánh hoa, vỏ bưởi…)

Các bước làm như sau

  • Cho nước (lạnh, hoặc cho 1 ít đá) vào bình hoặc cốc chịu nhiệt. Cho từ từ bột NaOH vào nước (không được làm ngược lại nó phản ứng tỏa nhiệt nên có nguy cơ bị văng tung tóe), sau khi bỏ NaOH ta khuấy đều cho đến khi tan hết. Đậy nắp bình hoặc lại, lúc này bình sẽ khá nóng, bạn nên lưu ý để giữ an toàn.
  • Đun chảy chất béo vừa đủ, không đun sôi.
  • Để cho kiềm (dd NaOH) và chất béo nguội (khoảng 27- 32 độ C); đổ từ từ kiềm vào hỗn hợp chất béo bằng que khuấy bằng silicon hoặc thủy tinh, khuấy từ từ để hòa kiềm vào hỗn hợp chất béo. Rồi tăng dần tốc độ, khuấy nhanh hết mức nếu khuấy bằng tay (tốc độ trung bình nếu khuấy bằng mixer).
  • Cho hương liệu vào, khuấy nhanh đến khi đạt độ đặc mà bạn mong muốn thì đổ vào khuôn.
  • Bọc khuôn lại bằng một lớp khăn dày để giữ ấm. Tháo khuôn sau 18-24 giờ. Cắt xà phòng thành từng miếng (nếu để lâu, xà phòng sẽ cứng lại, khó cắt hơn).
  • Cho các bánh xà phòng đã cắt vào hộp giấy, bảo quản ở nơi thoáng mát.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Hóa học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay