Đáp án hoạt động trải nghiệm 8 chân trời bản 1 Chủ đề 9: Xây dựng kế hoạch học tập theo hứng thú nghề nghiệp
File đáp án hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 1 Chủ đề 9: Xây dựng kế hoạch học tập theo hứng thú nghề nghiệp. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1
CHỦ ĐỀ 9: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỌC TẬP THEO
HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP
KHÁM PHÁ - KẾT NỐI KINH NGHIỆM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các môn học ở trung học phổ thông liên quan đến hướng nghiệp
Câu 1: Chia sẻ về hứng thú với các môn học của em.
Trả lời:
- Mình thích học nhất là môn Tiếng Anh.
- Mình thích học nhất là môn Toán
Câu 2: Xác định những môn học liên quan đến hướng nghiệp
Trả lời:
- Muốn trở thành phiên dịch viên thì cậu cần học tốt môn Tiếng Anh
- Muốn trở thành Bác sĩ cậu cần học tốt các môn Toán, Hóa học, Sinh học
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Nhiệm vụ 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp
Câu 1: Lập kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường em
Trả lời:
- Kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp
- Mục tiêu: Xác định xem học sinh hứng thú với nghề nghiệp nào
- Phương tiện: Phiếu khảo sát
Những hoạt động cần thực hiện | Thời gian | Người thực hiện |
1. Xây dựng phiếu khảo sát hứng thú nghề nghiệp | 10/5 | Thành, Trang |
2. Tiến hành khảo sát | 10/5 - 15/5 | Quỳnh, Thắng, Bảo, My, Ngọc |
3. Phân tích và báo cáo kết quả khảo sát | 16/5 | Cả nhóm |
Câu 2: Xây dựng câu hỏi cho phiếu khảo sát hứng thú nghề nghiệp
Trả lời:
- Bạn có hứng thú với nghề nghiệp nào? Vì sao?
- Bạn làm những gì để thể hiện hứng thú đối với nghề nghiệp bạn thích?
- Trong các môn học, bạn thích hoặc học tốt nhất môn nào?
- Bạn thường hào hứng, say mê với những hoạt động hoặc công việc nào?
- Bạn thấy nét tính cách nào của mình phù hợp với nghề nghiệp bạn hứng thú?
Câu 3: Thực hiện khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường em
Phương tiện: Phiếu khảo sát
Trả lời:
Học sinh tiến hành khảo sát
Câu 4: Chia sẻ kết quả khảo sát
Nhiệm vụ 3: Xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp cho bản thân
Câu 1: Xây dựng kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.
Trả lời:
- Xác định định hướng nghề nghiệp mình mong muốn: Lĩnh vực kĩ thuật.
- Lựa chọn nội dung học tập: Các môn Toán, Tin học, Công nghệ,...
- Tìm các hình thức học tập phù hợp: Bên cạnh học trên lớp, tham gia câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ STEM, tham gia các khóa học trực tuyến, tham gia vào các diễn đàn của lĩnh vực kĩ thuật,...
Câu 2: Chia sẻ kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp đã lập.
Trả lời:
Chia sẻ kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp đã lập.
Nhiệm vụ 4: Rèn luyện sức khỏe, độ bền trong công việc
Câu 1: Thảo luận về các biện pháp rèn luyện sức khỏe, độ bền trong công việc
Trả lời:
- Tập thể dục buổi sáng để cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai
- Kiểm soát căng thẳng để bình tĩnh giải quyết các vấn đề
- Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý
- Hạn chế thời gian ngồi
Câu 2: Đóng vai để giúp bạn đạt được mục đích rèn luyện sức khỏe, độ bền trong công việc ở những tình huống sau:
Tình huống 1: N rủ M dậy sớm để đánh cầu lông. M thực hiện được hai buổi rồi bảo N: “Vì dậy sớm nên khi vào giờ học tớ buồn ngủ lắm, tớ không đi cùng cậu nữa đâu”.
Trả lời:
M khuyên N cần cố gắng tập thể dục để cơ thể khỏe khoắn hơn, đi tập nhiều sẽ thành thói quen và không buồn ngủ nữa.
Tình huống 2: L và H đang cùng nhau thực hiện nhiệm vụ nhóm giao đòi hỏi sự tập trung và cẩn thận. Nhưng cứ làm được một lúc, H lại mất tập trung, kêu mệt và dễ nổi cáu khi nhiệm vụ chưa đạt yêu cầu.
Trả lời:
L sẽ khuyên bạn nên tập trung làm cẩn thận để xong sớm và nghỉ ngơi
Nhiệm vụ 5: Rèn luyện tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc
Câu 1: Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.
Trả lời:
- Xác định mục tiêu: hình thành thói quen đọc sách.
- Xác định việc cần làm để hình thành thói quen đọc sách.
- Dành thời gian đọc sách hằng ngày.
- Tìm đọc những cuốn sách hay, phù hợp và chia sẻ nội dung thú vị đã đọc được cho bạn bè, người thân.
- Tự thưởng cho bản thân khi đọc xong một cuốn sách.
Câu 2: Đề xuất các biện pháp rèn luyện tính kiên trì, sự chăm chỉ trong những tình huống sau:
Tình huống 1: A đặt mục tiêu cải thiện kĩ năng nghe tiếng Anh của bản thân. A lập kế hoạch mỗi ngày dành 30 phút để luyện nghe tiếng Anh trên mạng xã hội. Tuy nhiên, thực hiện được mấy ngày thì A thấy nản vì hằng ngày còn phải làm bài tập của các môn học khác,... A cảm thấy không có đủ thời gian để thực hiện mục tiêu đề ra.
Trả lời:
A cần phải lên kế hoạch chi tiết những việc cần làm trong ngày và phân bổ thời gian sao cho hợp lí.
Tình huống 2: Hằng ngày, B thường ít tham gia vào những công việc gia đình, B lấy lí do còn phải làm bài tập và làm việc nhóm với bạn. Chị của B nhắc nhở em cần dành thời gian dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vườn cây chứ không chỉ có mỗi học. B thấy không vui vì nghĩ rằng chị bắt mình thường xuyên làm việc nhà.
Trả lời:
Làm việc nhà là nhiệm vụ của tất cả thành viên, B cần phải dành thời gian mỗi ngày để dọn dẹp nhà cửa giúp đỡ các thành viên khác trong gia đình, bởi ai cũng bận không chỉ riêng B.
Câu 3: Chia sẻ các biện pháp mà em đã rèn luyện tính kiên trì, sự chăm chỉ để đạt được mục tiêu đề ra
Trả lời:
- Lập kế hoạch và xác định mục tiêu rõ ràng
- Luôn đặt mục tiêu cao hơn so với khả năng hiện tại của mình và cố gắng để đạt được chúng
- Luôn kiên trì và không bỏ cuộc.
Nhiệm vụ 6: Thể hiện thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp
Câu 1: Thảo luận về cách thể hiện thái độ tôn trọng mọi lao động nghề nghiệp trong thực tiễn cuộc sống
Trả lời:
- Hiểu biết về giá trị của các nghề
- Sẵn sàng hỗ trợ, làm cùng với người lao động khi cần thiết
- Ghi nhận, ca ngợi những đóng góp của lao động nghề nghiệp
- Cởi mở, chan hòa với người lao động ở mọi ngành nghề
- Trân trọng sản phẩm lao động
Câu 2: Chia sẻ những tình huống em đã thể hiện thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp
Trả lời:
Tình huống: Em rất trân trọng các sản phẩm thủ công như gốm, nón lá, trang phục thổ cẩm,...
VẬN DỤNG - MỞ RỘNG
Nhiệm vụ 7: Giới thiệu một sản phẩm về nghề mà em hứng thú
Câu 1: Lựa chọn và thực hiện loại sản phẩm giới thiệu nghề mà em hứng thú
Trả lời:
Sản phẩm: Gốm Bát Tràng
Câu 2: Chia sẻ về sản phẩm đã làm
Trả lời:
Nghề làm gốm sứ ở Việt Nam đã có một lịch sử phát triển từ rất sớm. Các nhà khảo cổ Việt Nam từng phát hiện những dấu vết đồ gốm thô có niên đại 6000 năm trước với dáng vẻ thô sơ, hoa văn tô điểm hết sức đơn giản. Theo thời gian, các người thợ làm gốm đã có sự chau chuốt, bắt đầu quan tâm đến cái đẹp trong từng sản phẩm.
Trong các làng nghề gốm sứ Việt Nam thì gốm Bát Tràng gắn liền quá trình lập làng Bồ Bát vào khoảng cuối thời Trần (thế kỉ 14) và nhiều người coi đây là thời điểm mở đầu của làng gốm. Người dân Bát Tràng không thờ tổ nghề như các làng nghề thủ công khác mà chỉ có vào những dịp lễ hội hàng năm các dòng họ được rước tổ của mình ra phối lễ.
Sản phẩm gốm Bát Tràng có sự đa dạng về chủng loại cũng như màu sắc, kích cỡ. Xét về mặt tổng thể có thể chia các dòng sản phẩm của Bát Tràng thành các loại chủ yếu như: Đồ dân dụng, đồ thờ, đồ trang trí nội thất và vườn.
TỰ ĐÁNH GIÁ
=> Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) chủ đề 9 tuần 34: Nhiệm vụ 7,8