Giáo án Khoa học 5 cánh diều Bài 1: Đất và bảo vệ môi trường đất

Giáo án Bài 1: Đất và bảo vệ môi trường đất sách Khoa học 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1: CHẤT

BÀI 1: ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT 

(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:

  • Một số thành phần của đất.

  • Vai trò của đất đối với cây trồng. 

  • Nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.

  • Việc làm giúp bảo vệ môi trường đất. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực, chủ động tìm thông tin thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu bài học.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, quan sát và phân tích hình ảnh, nội dung để phát hiện ra thành phần, vai trò của đất.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được việc làm cho đất tơi xốp của người trồng cây trong thực tế; Đề xuất, thực hiện được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất. 

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nêu được một số thành phần của đất.

  • Trình bày được vai trò của đất đối với cây trồng. 

  • Nêu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.

  • Nêu được một số việc làm góp phần phòng chống ô nhiễm đất ở gia đình và địa phương. 

3. Phẩm chất:

  • Trung thực: Trung thực trong tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả thảo luận. 

  • Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về thành phần, vai trò của đất và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

  • Trách nhiệm: Thực hiện nhiệm vụ của nhóm, thực hiện bảo vệ môi trường đất. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên:

  • Giáo án, máy tính, máy chiếu.

  • Hình ảnh, video liên quan đến bài học. 

  • Đồ dùng thí nghiệm.

  • Phiếu học tập. 

2. Đối với học sinh:

  • SHS.

  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS hứng thú bắt đầu bài học mới thông qua trò chơi.

b. Cách tiến hành: 

- GV tổ chức cho HS chơi trò “Ô chữ”:

+ GV đưa ra bảng ô chữ và yêu cầu HS tìm ra các từ có nghĩa trong bảng. 

+ Có tất cả 4 từ có nghĩa. Ai tìm được đúng và nhanh nhất sẽ được nhận thưởng. 

X

S

K

L

I

Y

O

N

H

I

E

M

I

E

O

Đ

S

F

M

T

A

X

C

Z

O

J

N

U

O

C

N

Y

G

V

M

T

- GV nhận xét, khen ngợi HS tham gia. 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Khoáng và nước đều là những thành phần trong đất giúp cây trồng phát triển. Vậy trong đất còn có những thành phần nào? Ô nhiễm, xói mòn đất là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở Bài 1 – Đất và bảo vệ môi trường đất. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng 

a. Mục tiêu: Nêu được một số thành phần của đất và vai trò của đất đối với cây trồng.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu thông tin trong hình 2. 

- GV nêu câu hỏi: Em hãy nêu một số thành phần của đất.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét, cung cấp thêm thông tin về các thành phần của đất:

+ Mùn: màu nâu sẫm, tồn tại chủ yếu ở lớp đất mặt (lớp trên cùng), có nguồn gốc từ xác sinh vật bị phân hủy. Mùn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần cho cây.

+ Khoáng: có nguồn gốc từ đá. Trong khoáng có chứa chất dinh dưỡng cần cho cây.

+ Nước, không khí ở trong các khe hở của đất. 

- GV yêu cầu HS từ những thông tin được cung cấp và kiến thức thực tế, cho biết: Đất có vai trò như thế nào đối với cây trồng? 

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng. 

- GV tổ chức cho HS luyện tập kiến thức đã học để giải quyết câu 1, Bài 1 ở VBT: Điền vào ô trống dưới đây về vai trò của đất đối với cây trồng.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng. 

Hoạt động 2: Quan sát thí nghiệm chứng minh một số thành phần của đất 

a. Mục tiêu: Biết cách làm thí nghiệm chứng minh trong đất chứa nước và không khí thông qua quan sát. 

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 3.

- GV tổ chức cho HS mô tả thí nghiệm trong hình. 

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm mô tả thí nghiệm. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng.

- GV nêu câu hỏi mở rộng: Vì sao sau khi phơi nắng, khối lượng đất lại giảm? Thí nghiệm này chứng minh trong đất có thành phần nào? 

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

 

 

- GV nhận xét chung, chốt lại đáp án đúng, tuyên dương các nhóm trả lời đúng. 

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4. 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành câu 3 Bài 1 ở VBT: Với mẫu đất và dụng cụ được chuẩn bị ở hình 4, trang 6 SGK, hãy đề xuất cách làm để chứng minh trong đất có chứa không khí và hoàn thành bảng sau.

Cách làm

Hiện tượng xảy ra

Giải thích hiện tượng

……

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm trả lời đúng.

Hoạt động 3: Liên hệ thực tế vai trò của đất đối với cây trồng

a. Mục tiêu: Giải thích được việc làm cho đất tơi xốp của người trồng cây trong thực tế. 

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Vì sao trong trồng trọt cần làm cho đất tơi xốp? 

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng: Cần làm cho đất tơi xốp để đất có nhiều khe hở, do đó dự trữ được nhiều không khí và nước cung cấp cho cây.

- GV mời đại diện một HS đọc mục chìa khóa SGK trang 6 để tóm tắt những kiến thức đã học.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về ô nhiễm đất 

a. Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm đất và cách phòng chống, tác hại của đất bị ô nhiễm.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc mục Con ong SGK trang 7 để hiểu về đất bị ô nhiễm. 

- GV nêu câu hỏi: Khi nào nói đất bị ô nhiễm?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng.

- GV tổ chức cho HS quan sát hình 5.

- GV yêu cầu HS dựa vào hình, cho biết: Đất bị ô nhiễm thường có những biểu hiện gì?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng. 

- GV tổ chức cho HS quan sát hình 6.

- GV nêu câu hỏi liên hệ: Nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm đất được thể hiện trong hình.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm đất. 

- GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu thông tin trong hình 7.

- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong hình 6, 7, suy nghĩ để trả lời câu hỏi: Lựa chọn biện pháp phòng chống ô nhiễm đất trong hình 7 phù hợp với mỗi nguyên nhân ở hình 6.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi mở rộng: Kể thêm một số nguyên nhân và biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV đánh giá, nhận xét, chốt đáp án.

- GV chia lớp thành các nhóm 4.

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau.

Đất bạc màu

Đất bị nhiễm mặn

- GV yêu cầu HS từ hình ảnh được cung cấp kết hợp tìm hiểu thông tin qua Internet, thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ trong mục Thực hành: Tìm hiểu tác hại của đất bị ô nhiễm.

- GV mời 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương các nhóm có phần trình bày đúng, đủ yêu cầu, sáng tạo.

Hoạt động 5: Liên hệ thực tế địa phương và gia đình về việc phòng chống ô nhiễm đất 

a. Mục tiêu: Nêu được một số việc làm góp phần phòng chống ô nhiễm đất ở gia đình và địa phương. 

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn cách chơi và tham gia tìm từ có nghĩa trong bảng: 

4 từ có nghĩa là: Xói mòn, ô nhiễm, khoáng, nước. 

X

S

K

L

I

Y

O

N

H

I

E

M

I

E

O

Đ

S

F

M

T

A

X

C

Z

O

J

N

U

O

C

N

Y

G

V

M

T

 

 

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và ghi tên bài mới.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và nghiên cứu thông tin trong hình. 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời: Một số thành phần của đất gồm mùn, khoáng, nước, không khí.  

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

 

 

- HS trả lời: Đất có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, nước, không khí,... cho cây và giữ cho cây đứng vững.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Vai trò của đất: cung cấp chất dinh dưỡng, nước, không khí, giúp cây đứng vững. 

- HS chữa bài.

 

 

 

 

 

 

- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

- HS mô tả: Cân khối lượng nước ban đầu → phơi đất ngoài nắng trong 8 giờ → Cân khối lượng đất sau khi phơi, thấy khối lượng đất giảm đi. 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời:

Thí nghiệm ở hình 3 chứng minh trong đất có chứa nước. Sau khi phơi nắng, nước trong đất bay hơi, vì vậy, khối lượng đất giảm. 

- HS lắng nghe, chữa bài. 

 

- HS quan sát hình. 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả: 

Cách làm

Hiện tượng xảy ra

Giải thích hiện tượng

Đeo găng tay, dìm đất khô vào trong bình nước

Có bóng khí nổi lên

Không khí có ở những phần rỗng trong đất. Khi cho đất khô vào nước, nước đã chiếm chỗ của không khí; không khí thoát ra ngoài tạo thành các bong bóng nước.

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

 

 

 

- HS đọc bài.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin trong SGK

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời: Đất bị ô nhiễm khi chứa các loại chất thải, hóa chất độc hại hoặc bị ô nhiễm nước mặn,…

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

- HS trả lời: Đất bị ô nhiễm thường khô cằn, ít chất dinh dưỡng, nước trong đất cũng bị ô nhiễm.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời: Một số nguyên nhân gây ô nhiễm đất:

+ Đất chứa nhiều rác thải sinh hoạt khó phân hủy như rác thải nhựa,…

+ Đất chứa chất thải không được xử lí trong sản xuất công nghiệp.

+ Đất nhiễm chất độc hại do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp.

+ Đất nhiễm mặn do nước biển dâng cao.

- HS lắng nghe, chữa bài. 

 

- HS quan sát và nghiên cứu thông tin trong hình.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

- HS trả lời: Biện pháp phòng chống ô nhiễm đất:

+ Đất chứa nhiều rác thải sinh hoạt khó phân hủy như rác thải nhựa,… → Phân loại rác thải, xử lí rác thải đúng cách, giảm thiểu sử dụng đồ nhựa dùng một lần,…

+ Đất chứa chất thải không được xử lí trong sản xuất công nghiệp → Xử lí chất thải công nghiệp đúng cách trước khi thải ra môi trường.

+ Đất nhiễm chất độc hại do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp → Sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ sinh học; hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học trong nông nghiệp.

+ Đất nhiễm mặn do nước biển dâng cao → Làm đập ngăn nước mặn.

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời:

+ Nguyên nhân:

  • Đất bị ô nhiễm do nhiễm chất phóng xạ.

  • Đất bị ô nhiễm do các tác nhân sinh học (vi khuẩn, giun sán, kí sinh trùng,…).

+ Biện pháp phòng chống ô nhiễm đất:

  • Làm sạch hóa đồng ruộng: Dùng vôi và muối phosphate kiềm để khử chua, chuyển phần lớn nguyên tố kim loại sang hợp chất khó tan từ đó làm giảm nồng độ của chúng trong dung dịch.

  • Tiêu nước vùng trũng, điều tiết đất làm cho một số nguyên tố kim loại nặng chuyển sang dạng khó tan.

  •  Luân canh lúa màu để xúc tiến phân hủy.

  • Cải thiện thành phần cơ giới đất, tăng cường bón phân hữu cơ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu của GV. 

 

 

- HS trình bày: Tác hại của đất bị ô nhiễm:

+ Thực vật: Cây không có chất dinh dưỡng để hấp thu; đất bị xói mòn, lở còn khiến cây trồng bị lật gốc.

+ Con người và động vật:

  • Con người: có thể mắc các bệnh như nhiễm độc gan, ung thư, bạch cầu,…; tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, rối loạn hô hấp, mắc các bệnh ngoài da,… ở trẻ em.

  • Động vật: phải rời nơi ở hiện tại để đến nơi khác sinh sống. 

+ Nước: Đất bị ô nhiễm sẽ khiến mạch nước ngầm bị ô nhiễm theo (cơ chế thẩm thấu) → ảnh hưởng đến các loài động vật thủy sinh; khiến con người gặp nguy hiểm vì nguồn nước được sử dụng trong sinh hoạt hiện nay vẫn đến từ nguồn nước ngầm.

- HS lắng nghe, phát huy.

 

 

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Xem chi tiết

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay