Đáp án Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội (P1)

File đáp án Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 11: BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Hãy kể tên một số văn bản quy phạm pháp luật đề cập đến bình đẳng giới mà em biết.

Trả lời:

Điều thứ 9: Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện.

Hiến pháp năm 1959

Điều 22: Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều bình đẳng trước pháp luật.

Điều 23: Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ hai mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử, trừ những người mất trí và những người bị Toà án hoặc pháp luật tước quyền bầu cử và ứng cử.

KHÁM PHÁ

  1. Ý nghĩa của bình đăng giới.

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin (Trang 73, 74 SGK) và trả lời câu hỏi

  1. Theo em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong thông tin 1 đưa lại quyền gì cho cá nhân và xã hội? 
  2. Tình trạng bất bình đẳng giới trong thông tin 1 được giải quyết sẽ mang lại lợi ích gì cho các quốc gia trên thế giới và Việt Nam?
  3. Em hãy xác định biểu hiện và ý nghĩa của bình đẳng giới trong trường hợp trên.

Trả lời:

  1. Theo em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong thông tin 1 đưa lại quyền bình đẳng giới cho cá nhân và xã hội
  2. Tình trạng bất bình đẳng giới trong thông tin 1 được giải quyết sẽ mang lại lợi ích là nam và nữ cùng phát triển kinh tế xã hội và phát triển nguồn lực, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình cho các quốc gia trên thế giới và Việt Nam
  3. Biểu hiện và ý nghĩa của bình đẳng giới trong trường hợp trên là việc nam và nữ có vị trí và vai trò ngang nhau trên mọi phương diện của đời sống xã hội.

 

  1. Pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực 
  2. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp (Trang 74, 75 SGK) và trả lời câu hỏi:

  1. Dựa vào quy định của pháp luật trong thông tin 1, em hãy xác định biểu hiện của bình đẳng giới trong thông tin 2 và trường hợp trên??
  2. Theo em, thúc đẩy bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong thông tin 2?
  3. Hãy nêu thêm những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Trả lời:

  1. Biểu hiện của bình đẳng giới: 

- Nam nữ bình đẳng trong công việc và vai trò công việc.

- Nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ cơ quan, tổ chức,

- Trong quốc hội, phụ nữ có vị thế trong tổ chức Quốc hội.

.....

  1. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong thông tin 2: Nhà nước xây dựng và ban hành khung pháp lí để đảm bảo quyền của phụ nữ trong các lĩnh vực, đặc biệt là trong tổ chức Quốc hội.
  2. Những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
  3. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
  4. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
  5. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
  6. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

 

  1. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động.

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp (Trang 76, 77 SGK) và trả lời câu hỏi

  1. Em hãy xác định nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động ở thông tin 1.
  2. Nếu là cán bộ thuế, em sẽ giải thích như thế nào để ông T hiểu về trường hợp chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân B sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được ưu đãi về thuế?
  3. Em hãy sử dụng quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lao động để nhận xét hành vi của Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu X.

Trả lời:

  1. Nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động ở thông tin 1: 

- Nam nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, kinh doanh,...

- Nam , nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng....

  1. Nếu là cán bộ thuế, em sẽ giải thích như thế nào để ông T hiểu về trường hợp chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân B sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được ưu đãi về thuế, em sẽ giải thích về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tếm lao động giúp cho tất cả mọi người đều có cơ hội làm việc theo đúng năng lực của bản thân và được hưởng lợi ích xứng đáng với công việc bản thân đã làm.
  2. Hành vi của Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu X là sai vì trong quy định cảu pháp luật quy định rất rõ nam và nữ đều bình đẳng về chuyên môn, công việc,... nên việc làm của giám đốc là bất bình đẳng.

 

  1. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học công nghệ.

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp (Trang 77, 78 SGK) và trả lời câu hỏi

  1. Căn cứ vào quy định của pháp luật trong thông tin, em hãy xác định nội dung của bình đẳng giới trong trường hợp trên. 
  2. Em hãy nêu thêm ví dụ về bình đẳng giới trong những lĩnh vực của đời sống.

Trả lời:

  1. Em hãy xác định nội dung của bình đẳng giới trong trường hợp trên:

- Nam nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, hưởng thụ chính sách giáo dục,..

- Bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học công nghệ

- Tham gia hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao....

- Xin việc

  1. Ví dụ về bình đẳng giới trong những lĩnh vực của đời sống:

- Bóng đá

- Công việc

- Học tập

 

  1. Pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình.

Câu hỏi: Em hãy sử dụng các quy định của pháp luật trong thông tin (Trang 79, 80 SGK) để nhận xét suy nghĩ và hành động của các nhân vật trong câu chuyện trên.

Trả lời:

Suy nghĩ và hành động chị M sau khi tìm hiểu thì đã hiểu về bình đẳng giới đỡ đần công việc cho chị M và hai vợ chồng bình đẳng trong tất cả công việc, hành động

 

  1. Thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới.

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, tình huống (Trang 80, 81 SGK) và trả lời câu hỏi

  1. Vận dụng thông tin 1 trong phần bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị em hãy nhận xét về việc thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong thông tin trên? Theo em tại sao việc bảo đảm tỉ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khóa XV không bị coi là bất bình đẳng giới?
  2. Hãy sử dụng những quy định của pháp luật để nhận xét ý kiến của các nhân vật trong hai tình huống trên. Theo em Giám đốc Công ty A và bạn Dương nên làm như thế nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về bình đẳng giới?
  3. Hãy chia sẻ với các bạn về một việc em đã thực hiện tốt quy định của pháp luật về bình đẳng giới.

Trả lời:

  1. Vận dụng thông tin 1 trong phần bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị việc thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong thông tin trên hoàn toàn bình đẳng giới.

Việc đảm bảo tỉ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khóa XV không bị coi là bất bình đẳng giới.

  1. Theo em Giám đốc Công ty A và bạn Dương nên tuyên truyền và giải thích cho mọi người hiểu rõ về luật pháp quy định về bình đẳng giới trong công việc cũng như trong mọi lĩnh vực đời 
  2. Trong lúc bầu ban cán sự em đã dựa vào thành tích học tập và kỹ năng quản lí của các bạn bình chọn ra lớp phó học tập mà không phân biệt nam hay nữ.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định dưới đây? Vì sao?

  1. Bình đẳng giới được hiểu là mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
  2. Vợ, chồng và các thành viên trong gia đình tôn trọng nhau không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình.
  3. Nam và nữ có cơ hội như nhau, làm mọi công việc không phân biệt điều kiện làm việc
  4. Phụ nữ là đồng bào dân tộc ít người khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ là bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
  5. Bình đẳng giới là luôn ưu tiên cho phụ nữ để họ phát huy được hết năng lực của mình mong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Trả lời:

- Nhận định a. Đồng ý. Bình đẳng giới được hiểu là mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

- Nhận định b. Đồng ý, vì: Để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, pháp luật nước ta quy định: Vợ, chồng và các thành viên trong gia đình tôn trọng nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình.

- Nhận định c. Không đồng ý, vì: do đặc điểm về thể chất, sức khỏe, sinh lý, nên pháp luật còn có một số quy định riêng đối với lao động nữ, ví dụ: Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại; lao động nữ được hưởng chế độ thai sản,,..

- Nhận định d. Đồng ý, vì: Khoản 3 điều 17 luật bình đẳng giới năm 2006 quy định: Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

- Nhận định e. Không đồng ý, vì: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (khoản 3 điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006).

 

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay